3 máy bay độc nhất vô nhị của Nga nhưng lại ‘chết yểu’
Những chiếc máy bay này từng thay đổi ngành hàng không của Nga, nhưng đã rơi vào quên lãng vì chiến tranh và khủng hoảng kinh tế.
Máy bay của Liên Xô cũ, hay nước Nga ngày nay, được coi là một trong những máy bay tốt nhất trên thế giới, bên cạnh sản phẩm của Mỹ và Pháp. Trong suốt thế kỷ 20, các kỹ sư Nga đã phát triển nhiều dự án tiềm năng có thể thay đổi bộ mặt của ngành hàng không trên thế giới, cũng như hứa hẹn gặt hái thành công về mặt thương mại.
Tuy nhiên, vì nhiều lý do, chúng không bao giờ được đưa vào sản xuất hàng loạt. Đó có thể là do chiến tranh hoặc tình hình kinh tế trì trệ mà Nga phải gánh chịu vào thời điểm đó.
Dưới đây là ba dự án máy bay thú vị song không gặp may mắn mà bạn có thể chưa bao giờ nghe đến:
Máy bay chiến đấu này xuất hiện vào cuối những năm 1990 và có tiềm năng thay thế máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm Su-57 của Nga.
Nó được coi là một trong những chiếc máy bay khác thường nhất trên thế giớiv với đôi cánh cụp ngược. Sở dĩ, Su-47 có thiết kế như vậy là để cải thiện khả năng điều khiển ở tốc độ thấp, các đặc tính cất cánh – hạ cánh làm giảm tầm nhìn của radar, cũng như tăng hiệu quả khí động học.
Tuy vậy, chính sự độc đáo đó đã trở thành lý do tại sao chiếc máy bay này không được quân đội chấp nhận.
“Nó quá đắt và không đủ phù hợp để sản xuất hàng loạt. Để tạo ra những chiếc cánh cụp ngược này, nhà sản xuất cần sử dụng vật liệu composite sợi carbon đắt tiền. Vì vậy, quân đội đã quyết định hoãn dự án này do cạn kiệt ngân sách vào cuối những năm 1990. Và sau đó, Sukhoi đã đưa ra dự án Su-57 và mọi người đều quên mất chiếc chiến đấu cơ trước đó”, ông Viktor Murahovsky, Tổng biên tập tạp chí Homeland Arsenal nói.
Tuy nhiên, chiếc máy bay này đã được sử dụng để thử nghiệm các công nghệ sau này được triển khai trên máy bay chiến đấu Su-57.
Video đang HOT
“Sukhoi đã thử nghiệm các công nghệ tàng hình của tàu lượn cũng như vị trí đặt vũ khí bên trong thân máy bay để giảm hơn nữa khả năng hiển thị của máy bay trên radar. Cả hai đều đã được hiện đại hóa và hiện được sử dụng trong máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm Su-57 “, chuyên gia trên lưu ý.
Máy bay phản lực thương mại S-21
Máy bay phản lực siêu thanh Sukhoi S-21 là dấu ấn đột phá về tiến bộ kỹ thuật trong những năm 1980. Chiếc máy bay này gây chú ý ở mọi khía cạnh đủ để giành được chỗ đứng trên thị trường. Tuy nhiên, siêu phẩm này không bao giờ đi vào sản xuất, mặc dù nó được tài trợ bởi các nhà đầu tư tư nhân.
Tổng biên tập tạp chí Homeland Arsenal nhận xét: “Ngày trước, nó là một trong những nguyên mẫu máy bay phản lực siêu thanh thương mại đầu tiên trên thị trường. Sukhoi có thể đã giành được phân khúc này từ nhiều năm trước”.
Theo ông Murahovsky, lý do khiến nó “chết yểu” cũng tương tự điều xảy ra với Su-47: thiếu tiền.
Sau khi Liên Xô sụp đổ, quân đội Nga thực sự không còn tiền để trả lương cho các sĩ quan và binh lính cũng như các kỹ sư của mình, chứ chưa nói đến việc đầu tư hàng triệu USD vào việc phát triển máy bay. Tình hình được cải thiện trong những năm 2000, khi giá dầu mỏ và khí đốt tăng, Moskva bắt đầu các chương trình nhập khẩu và phát triển vũ khí trị giá hàng tỷ USD.
Một trong số những chương trình này vẫn còn được áp dụng cho đến ngày nay. Moskva đã đầu tư khoảng 300 tỷ USD vào phát triển và mua vũ khí cho đến năm 2027. Số tiền này sẽ được sử dụng để tạo ra các hệ thống chiến lược trên không và trên mặt đất mới, cũng như được sử dụng cho việc tái vũ trang toàn quân.
Máy bay có súng trên cánh
Máy bay BB-21 xuất hiện vào cuối những năm 1930. Đây là chiếc máy bay đầu tiên trên thế giới có lắp súng trên cánh.
Theo ông Viktor Murahovsky, trước đây, máy bay chỉ lắp đặt súng máy ở phía trước hoặc phía sau buồng lái. Nhưng vào thập niên 30, các kỹ sư Liên Xô đã trình làng một chiếc monoplane (loại máy bay có một lớp cánh) với súng điều khiển từ xa gắn trên cánh của nó.
Dự án đã được quân đội Liên Xô thông qua, nhưng không thể thành hiện vì ảnh hưởng của chiến tranh. Khi đó, Liên Xô đang bị quân phát xít Đức tấn công vào năm 1941 và tất cả các cơ sở phải chuyển sang sản xuất máy bay Yak-1. Loại máy bay này kém hơn về mặt kỹ thuật và hỏa lực yếu, song Liên Xô không có lựa chọn nào khác.
BB-21 được cho là được trang bị hai khẩu pháo cỡ nòng cao và hai súng máy trên mỗi cánh. Nó cũng có một súng máy ở phần phía sau để bảo vệ máy bay trong các cuộc không chiến cũng như đề phòng trường hợp bị tấn công từ phía sau.
Máy bay này có thể đạt tốc độ lên đến 400 km/h và bay đến độ cao lên tới 6.650 mét. Đó là những thông số ấn tượng tại thời điểm những năm 1930.
Số phận "long đong" của Su-33 trong vai trò tiêm kích trên tàu sân bay Nga
Đầu những năm 2000, Su-33 nổi bật vào với vai trò máy bay chiến đấu trên tàu sân bay uy lực nhất của Nga. Tuy nhiên sau đó, Su-33 bị lu mờ bởi một đối thủ nhỏ hơn và linh hoạt hơn.
Một chiếc Su-33 cất cánh từ tàu Đô đốc Kuznetsov ở biển Địa Trung Hải, ngoài khơi Syria, ngày 10/1/2017 (Ảnh: TASS/Getty Images).
Trong giai đoạn sau của Chiến tranh Lạnh, các chiến lược gia Liên Xô đã lên kế hoạch về một nền tảng uy lực mới để bảo vệ biên giới Á-Âu rộng lớn của Liên Xô, đồng thời cạnh tranh với các nhóm tấn công tàu sân bay của NATO: "tàu tuần dương hàng không hạng nặng", hoặc sự lai tạo giữa tàu sân bay và thiết giáp hạm được trang bị vũ khí hạng nặng.
Ban đầu, các tàu tuần dương hạng nặng này mang theo máy bay chiến đấu Yak-38 VTOL (cất cánh thẳng đứng). Tuy nhiên, Yak-38 đã được cho "nghỉ hưu" ngay lập tức vì hiệu suất kém và có nhiều vấn đề kỹ thuật.
Hải quân Liên Xô đã tìm kiếm một giải pháp mới, có khả năng hoạt động hiệu quả hơn trên tàu sân bay, với tầm hoạt động xa hơn và khả năng chịu tải lớn hơn cho các nhiệm vụ cường độ cao.
Từ bảo bối trở thành kẻ thất thế
Vào cuối những năm 1970, Liên Xô quyết định phát triển một loại biến thể khác của Su-27 Flanker. Ban đầu được đặt tên là Su-27K, biến thể mới này sau đó được đổi tên thành Su-33 khi chính thức ra mắt vào mùa hè năm 1998.
Mặc dù bề ngoài có những điểm giống nhau, nhưng trên thực tế Su-33 có nhiều thay đổi so với Su-27: gầm được gia cố, thiết bị hạ cánh chắc chắn, cánh gập, sải cánh lớn hơn đáng kể và động cơ AL-31F3 mạnh hơn một chút.
Những đặc điểm thiết kế này phù hợp với không gian và đường băng nhỏ hơn trên tàu sân bay. Dù kho vũ khí cũng khá giống với Su-27, nhưng Su-33 nổi bật hơn ở khả năng tương thích với tên lửa chống hạm Kh-41/Kh-31.
Mặt khác, Su-33 có vẻ hơi lớn để có thể hoạt động linh hoạt trên tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov. Dù được trang bị tên lửa chống hạm, nhưng không ai có thể phủ nhận Su-33 vẫn là một tiêm kích chủ yếu tấn công trên không.
Cũng giống như "người anh em" Su-27, việc không thể thực hiện hiệu quả nhiệm vụ tấn công mặt đất đã làm giảm đáng kể giá trị hoạt động của Su-33 trong vai trò là máy bay chiến đấu chủ lực trên tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov.
Năm 2009, hải quân Nga quyết định thay thế 30-35 chiếc Su-33 hiện đang biên chế bằng MiG-29K cạnh tranh hơn và giá rẻ hơn. Về mặt nào đó, việc chuyển đổi từ Su-33 sang MiG-29K được xem là "hạ cấp", nhất là vì Su-33 có phạm vi hoạt động và khả năng cơ động cao hơn đáng kể so với MiG-29K.
Tuy nhiên, MiG-29K lại hiệu quả hơn trong khả năng cường kích (tấn công mặt đất) và đa nhiệm với khả năng mang cả tên lửa phòng không và bom dẫn đường.
Su-33 (trái) và MiG 29K (phải) trên tàu Đô đốc Kuznetsov ở biển Địa Trung Hải, ngày 8/1/2017 (Ảnh: TASS/Getty Images).
Ngoài ra, MiG-29K được trang bị hệ thống đối kháng điện tử (ECM), công nghệ quan sát thấp và radar đa chức năng Zhuk-M tương đối tinh vi để có khả năng tấn công mặt đất mạnh mẽ hơn đáng kể.
Su-33 có trở lại?
Một số máy bay chiến đấu Su-33 được cho là đang trong quá trình nâng cấp để biến nó trở thành máy bay chiến đấu đa năng hiệu quả hơn.
Hiện vẫn chưa rõ phạm vi và thời hạn của gói nâng cấp này. Tuy nhiên tương lai của Su-33 vẫn gắn bó chặt chẽ với tàu sân bay duy nhất của Nga, tàu Đô đốc Kuznetsov hiện đang được đại tu và tái trang bị sau 2 vụ tai nạn thảm khốc trong vài năm qua.
Theo Business Insider, quá trình tân trang tàu Đô đốc Kuznetsov bao gồm cải tiến sàn đáp hiệu quả và đáng tin cậy hơn, có khả năng triển khai cả các biến thể Su-33 và MiG-29K mới nhất.
Nga sửa đổi tiêm kích Su-57 để xuất khẩu, quốc gia nào cũng có thể mua Theo truyền thông Nga, đây sẽ là loại máy bay chiến đấu hạng nhẹ siêu cơ động với một động cơ phản lực, lý tưởng để sản xuất hàng loạt cũng như xuất khẩu. Theo Russia Beyond, đầu tháng 6 vừa qua, tập đoàn Sukhoi cho biết họ sẽ phát triển một mẫu máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ 5...