3 lý do tại sao smartphone 2019 lại có giá cao đến vậy
Những chiếc điện thoại đang ngày càng trở nên đắt đỏ hơn bao giờ hết. Đặc biệt là những mẫu máy đầu bảng đến từ các “ông lớn” như Apple, Samsung, Google và một số nhà sản xuất lớn khác đã tăng giá thêm hàng trăm USD so với vài năm trước.
Thậm chí giờ đây, với sự xuất hiện của những chiếc điện thoại gập, được định giá ở mức trên 2000 USD, có vẻ như mức giá trần của sản phẩm điện thoại thông minh vẫn đang được các nhà sản xuất đua nhau đẩy xa hơn nữa.
Thực tế, có một số lý do dẫn đến việc giá thành của những chiếc điện thoại tăng vọt trong một vài năm gần đây. Lý do đầu tiên khá đơn giản: ở Hoa Kỳ và nhiều quốc gia khác, những chiếc smartphone đầu bảng trước kia chỉ có giá khoảng 200 USD là bởi vì nó đi kèm với hợp đồng sử dụng dịch vụ di động của nhà mạng. Mức giá thật của những chiếc điện thoại “ẩn giấu” trong mức phí dịch vụ hàng tháng mà khách hàng buộc phải cam kết sử dụng. Hiện tại, mô hình kinh doanh điện thoại đi kèm với hợp đồng viễn thông đang dần biến mất, giá thành thực sự của những chiếc điện thoại đã trở lại. Điều này giải thích tại sao vài năm trước, nhiều người bất ngờ khi mức giá khởi điểm của iPhone đột nhiên tăng vọt lên đến 649 USD (mặc dù trước đây, bạn vẫn phải trả ngần ấy tiền, chỉ có điều số tiền đó được chia ra thành nhiều tháng, tương tự mô hình trả góp vậy).
Song câu chuyện không chỉ có vậy. Sau mốc thời gian trên, giá thành của những chiếc điện thoại thông minh đầu bảng vẫn tiếp tục tăng thêm vài trăm USD. Năm 2016, Samsung tính giá mỗi chiếc Galaxy S7 mới “cứng” là 670 USD. Còn một chiếc flagship Galaxy S10 của năm 2019 có mức giá khởi điểm lên tới 900 USD
Theo phân tích của The Verge, nguyên nhân chính đằng sau việc này đó là điện thoại đang ngày càng khó bán. Ở thời điểm hiện tại, số người sở hữu cho mình một chiếc smartphone đã nhiều hơn đáng kể so với thời điểm vài năm trước, và mọi người có xu hướng sử dụng những chiếc điện thoại của họ trong thời gian lâu hơn (chu kì nâng cấp smartphone của người dùng dài ra). Có thể đó là vì chất lượng điện thoại của các nhà sản xuất quá tốt, hoặc bởi vì mô hình điện thoại kèm hợp đồng không còn đã khiến người dùng không mấy mặn mà nữa. Điều này buộc các nhà sản xuất phải đưa ra quyết định nếu không muốn thấy doanh số của mình đi xuống: hoặc là cố tìm cách bán thêm nhiều điện thoại hơn, hoặc là tăng giá sản phẩm. Dĩ nhiên, họ sẽ chọn cách thứ hai.
Chúng ta đã chứng kiến một số mẫu điện thoại cung cấp các tuỳ chọn cao cấp, chẳng hạn như kích thước màn hình hoặc bộ nhớ lưu trữ lớn hơn với mức giá đạt tới 1500 USD. Ngay cả giá khởi điểm của nhiều mẫu flagship của năm nay cũng đã tiệm cận mốc 1000 USD (so với 649 USD) của một vài năm trước đó.
Bên cạnh đó, chi phí để sản xuất một chiếc điện thoại với nhiều công nghệ hiện đại cũng đang ngày một tăng cao: chẳng hạn, giá toàn bộ các linh kiện bên trong một chiếc iPhone 4 của năm 2010 chỉ có 190 USD; nhưng giá thành linh kiện để làm nên một chiếc iPhone XS Max của năm ngoái đã tăng lên 390 USD, theo số liệu từ IHS Markit. Một yếu tố không thể bỏ qua đó là lạm phát. Theo công cụ tính toán trực tuyến của Bộ Lao động Hoa Kỳ, 649 USD của năm 2010 tương đương với 750 USD của năm 2019, khá tương đồng với mức giá của một chiếc iPhone XR.
Trong nhiều trường hợp, những chiếc điện thoại “giá khủng” này chỉ là một trong số nhiều tuỳ chọn mà các hãng cung cấp cho người dùng. Apple, bên cạnh iPhone XS và XS Max, cũng đã tung ra thị trường mẫu iPhone XR có mức giá khởi điểm thấp hơn khá nhiều. Samsung cũng tương tự như vậy: trong khi chiếc Galaxy S10 có giá bán thấp nhất là 900 USD, thì hãng cũng không quên đưa ra thị trường mẫu máy S10E có giá “mềm” hơn, chỉ bắt đầu ở mức 750 USD, và bạn cũng không phải hi sinh quá nhiều tính năng để đổi lấy mức giá tốt như vậy.
Mặt trái của điều này nằm ở chỗ, đúng là giờ đây bạn sẽ phải “móc hầu bao” một số tiền lớn hơn so với vài năm trước để có được một chiếc điện thoại thông minh sở hữu những công nghệ hiện đại nhất ở thời điểm hiện tại. Nhưng điều tích cực là có lẽ những chiếc điện thoại bạn mua sẽ có chất lượng tốt hơn, mang đến những trải nghiệm tuyệt vời hơn và quan trọng nhất là sẽ có độ bền lâu hơn. Do đó, trừ phi bạn là một người có thói quen thay điện thoại hai năm một lần, thì bạn cũng sẽ không thực sự tiêu xài nhiều cho những món đồ công nghệ di động như bạn nghĩ đâu!
Video đang HOT
Theo VnReview
Sony trở lại làng smartphone 2019 - Đổi mới hay chỉ thêm thất vọng?
Mảng kinh doanh di động là một trong những viễn cảnh đáng buồn của Sony trong những năm gần đây.
Mới đây, tại MWC 2019, hãng đã quay trở lại làng smartphone với hy vọng có thể cứu vãn tình hình bằng hàng loạt sản phẩm mới. Liệu những chiếc điện thoại này có đủ sức để cứu Sony khỏi bờ vực sụp đổ?
Thất lại liên tục trong thời gian gần đây, Sony mất hút trên bản đồ smartphone
Sony đã có một khá khứ huy hoàng mà bất cứ nhà sản xuất smartphone nào cũng phải ao ước ở thời điểm đó, cái thời kì hoàng kim khi mà công ty này liên tục lọt top những hãng smartphone hàng đầu thế giới, số lượng điện thoại được xuất xưởng mỗi năm lên đến hàng trăm triệu chiếc. Tuy nhiên, tất cả đã trở thành dĩ vãng.
Sự tuột dốc cả về doanh số, thị phần lẫn chất lượng sản phẩm khiến người dùng đặt ra nhiều hoài nghi liệu rằng công ty này có thể vực dậy và quay trở lại làng di động. Từ năm 2016 đến 2018, hãng smartphone Nhật Bản liên tục chứng kiến sự sụt giảm doanh số, từ 14.6 triệu chiếc trong năm 2016 xuống còn trên dưới 7 triệu chiếc trong năm 2018.
Trong Q3/2018, công ty này chỉ xuất xưởng được 1.6 triệu chiếc điện thoại và ghi nhận khoản lỗ lên đến 265 triệu USD. Đồng thời Sony còn phải liên tục điều chỉnh mục tiêu doanh số trong năm vì mức tiêu thụ trì trệ. Thương hiệu Xperia cũng không còn là cái tên được nhiều người ưa chuộng và có tiếng vang như trước nữa. Thậm chí có tin đồn rằng Sony sẽ từ bỏ mảng kinh doanh di động.
Sở dĩ viễn cảnh này xảy ra cũng là có nguyên do của nó. Đầu tiên và cũng quan trọng nhất chính là sự chủ quan và bảo thủ của Sony trong thiết kế. Lọt thỏm giữa hàng nghìn sản phẩm trên thị trường, các smartphone mang thương hiệu Sony đã không thể tạo được sự ấn tượng cho mình với thiết kế nhàm chán, chậm đổi mới nhưng lại định giá bán quá cao.
Bên cạnh đó, Sony cũng chưa biết tận dụng được những lợi thế sẵn có của mình. Là một trong những nhà sản xuất sở hữu công nghệ camera hàng đầu thế giới, thế nhưng chất lượng và khả năng chụp ảnh trên điện thoại Sony thời gian gần đây lại không thể so sánh với các thương hiệu khác như Google, Huawei hay Samsung.
Ngoài ra, sự thất bại của Sony ở thời điểm hiện tại còn đến từ những lí do khách quan khác mà nổi bật nhất chính là sự vùng lên của các nhà sản xuất Trung Quốc. Trong khi Sony còn đang loay hoay và chưa tìm được lối đi để thích ứng thì các OEM Trung Quốc đã liên tục tung ra những "cú đánh" hiểm hóc, hàng loạt "vũ khí" lợi hại, khiến công ty này không thể ứng phó kịp thời.
Thậm chí ở thời điểm bây giờ, Sony đã không còn được xem là đối thủ của các công ty Trung Quốc, cái tên Sony đã dần trở nên nhạt nhòa. Với các hãng smartphone khác, Sony chỉ là một nhà cung cấp các cảm biến máy ảnh, không hơn không kém.
Trở lại với hàng loạt sản phẩm mới, liệu Sony có thể giành lại hào quang?
Tại MWC 2019, Sony đã ra mắt loạt sản phẩm mới bao gồm Xperia 1, Xperia 10, Xperia 10 Plus và Xperia L3. Sau thời gian vắng bóng và nhạt nhòa trong thị trường, Sony đã đánh dấu sự trở lại bằng nhiều chiến binh mới, liệu công ty này có thể tạo nên điều bất ngờ?
Hãy nhìn vào cách mà Sony đã lột xác những chiếc smartphone mới của mình trước khi đưa ra kết luận. Đầu tiên, Sony đã sử dụng ngôn ngữ thiết kế mới với tỉ lệ màn hình 21:9 trên các mẫu Xperia 1, Xperia 10 và Xperia 10 Plus, tạo nên sự khác biệt ngay khi nhìn vào.
Về tổng thể, những chiếc điện thoại này khá dài, tuy nhiên tỉ lệ màn hình này sẽ mang lại những trải nghiệm xem video hoặc giải trí, chơi game tuyệt vời. Việc đọc báo hay lướt web cũng thuận tiện hơn vì bạn sẽ đỡ phải cuộn trang lên xuống để đọc hết một bài báo.
Bên cạnh đó, các sản phẩm mới của Sony cũng có màu sắc được pha trộn bắt mắt, mức độ hoàn thiện sản phẩm rất tốt, cảm giác cầm rất tự tin. Đồng thời, chạy theo xu hướng đa camera đang thịnh hành, Sony cũng mang lên những chiếc Xperia 1 thiết lập 3 camera sau và camera kép đối với bộ ba Xperia 10, Xperia 10 Plus và Xperia L3.
Về sức mạnh phần cứng, Xperia 1 không hề kém cạnh các flagship khác trên thị trường khi được tích hợp vi xử lí Snapdragon 855 mạnh mẽ và sở hữu nhiều tính năng cao cấp như sạc nhanh và đạt tiêu chuẩn kháng nước IP68.
Trong khi đó, Xperia 10 và Xperia 10 Plus lần lượt được trang bị chipset Snapdragon 636 và Snapdragon 630. Mẫu điện thoại giá rẻ Xperia L3 được trang bị con chip MediaTek MT6762. Giá bán của các thiết bị này được dự đoán cũng không quá cao và hoàn toàn đủ sức cạnh tranh với các dòng điện thoại khác trên thị trường.
Sony đã trở lại và đánh phủ trên cả ba phân khúc, điều này cho thấy nỗ lực của mình trong việc giành lại hào quang. Công ty cũng đã tập trung vào việc đem lại trải nghiệm nội dung nhiều hơn với định nghĩa về một tỷ lệ màn hình mới 21:9 thay vì camera chuyên dụng như trước đây. Sự tính toán khôn ngoan này chắc chắn sẽ giúp Sony bán được nhiều sản phẩm hơn, đặc biệt là các game thủ.
Tạm kết
Bất cứ ai cũng sẽ phải phạm sai lầm, quan trọng là ai biết nhận ra và sửa chữa kịp lúc, Sony vẫn còn cơ hội để sửa sai. Hy vọng rằng những sản phẩm mới của hãng sẽ được người dùng đón nhận và Sony có thể giành lại những thứ từng thuộc về mình, từ đó, cuộc đua trên thị trường smartphone sẽ trở nên hấp dẫn hơn.
Còn bạn, bạn đánh giá như thế nào về màn trở lại này của Sony, theo bạn liệu công ty này có đủ sức để đối đầu với các đối thủ mạnh khác, cùng chia sẻ ý kiến với mình trong phần bình luận dưới bài viết này nhé.
Biên tập bởi Nguyễn Anh Tuấn
Loạt smartphone tại MWC 2019 sẽ chi phối đến iPhone 2019 như thế nào? Apple không tham gia vào sự kiện MWC 2019 vừa rồi nhưng những thiết bị đến từ nhà sản xuất khác vẫn luôn được so sánh với sản phẩm của họ. Vậy với những thiết bị hàng đầu cùng những công nghệ mới vừa được ra mắt thì liệu iPhone sẽ bị ảnh hưởng như thế nào? Sinh trắc học Tính năng quét...