3 lý do lựa chọn đào tạo sau đại học tại Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM
Đã chứng tỏ được sức hút mạnh mẽ với các thạc sĩ và tiến sĩ tương lai, năm 2020, Trường đại học Công nghiệp TP.HCM tiếp tục thu hút thế hệ học viên mới với 3 thế mạnh được xây dựng suốt 10 năm.
Nghiên cứu ứng dụng – Hướng đào tạo sát thực tế làm việc
Trường đại học Công nghiệp TP.HCM chủ trương mang lại kiến thức thiết thực, có thể được áp dụng trực tiếp vào công việc chuyên môn. Điều này nhận được đánh giá rất cao từ các học viên đã và đang theo học hệ thạc sĩ, tiến sĩ, những người đa phần “học” và “hành” song song trong suốt quá trình đào tạo tại trường.
Để phát triển lộ trình đào tạo như vậy, trường đã kết nối với hơn 2.000 doanh nghiệp, trong đó có hơn 500 doanh nghiệp nước ngoài và liên doanh. Đồng thời, Nhà trường không ngừng nghiên cứu nhu cầu doanh nghiệp, liên tục cập nhập những yêu cầu nghề nghiệp thức thời với khối kỹ thuật, khối kinh tế và đặc biệt là lĩnh vực quản lý. Thậm chí, nhiều môn học mới hoàn toàn đã được xây dựng giáo trình chỉn chu và đưa vào giảng dạy với khởi nguồn từ chính sự góp ý của các doanh nghiệp đối tác.
Lễ tốt nghiệp và trao bằng thạc sĩ
Chuẩn đào tạo AUN-QA, được công nhận ở quy mô quốc tế
AUN-QA là bộ tiêu chuẩn chất lượng giáo dục của mạng lưới các trường đại học Đông Nam Á, được xây dựng trên cơ sở đảm bảo sự tương thích với bộ tiêu chuẩn Mỹ và châu Âu, được bộ trưởng các nước ASEAN chấp nhận sử dụng thống nhất tại trường đại học của các quốc gia thuộc khu vực. Điều này có nghĩa, khi hoàn thành chương trình đào tạo, cầm bằng trên tay, học viên hay người lao động được công nhận trình độ không chỉ tại Việt Nam mà còn trên phạm vi toàn Đông Nam Á.
Năm 2019, trường hoàn thành mục tiêu nâng số chương trình đào tạo đạt chuẩn AUN-QA từ 4 lên 8 chương trình. Bao gồm: Công nghệ Kỹ thuật Điện tử – Truyền thông, Công nghệ Kỹ thuật Môi trường, Công nghệ Kỹ thuật Điện – Điện tử, Công nghệ Kỹ thuật Hóa học, Công nghệ Kỹ thuật ô tô, Quản trị kinh doanh, Kế toán và Ngôn ngữ Anh.
Video đang HOT
Với tiềm lực giáo dục mạnh mẽ, Trường đại học Công nghiệp TP.HCM được dự đoán sẽ chinh phục thành công mục tiêu mới: Đến cuối 2023 đạt quy chuẩn AUN-QA với hầu hết các chương trình đào tạo.
Hệ sinh thái giáo dục 360 độ chỉn chu, lấy học viên làm trung tâm
Mọi nguồn lực của Trường đại học Công nghiệp TP.HCM đều được sử dụng để hỗ trợ học viên tối đa trên tất cả các phương diện.
Đội ngũ giảng viên “dày” về số lượng lẫn chất lượng với gần 1.000 người, trong đó có 24 giáo sư, phó giáo sư và 174 tiến sĩ. Nhiều giảng viên tham gia các công trình nghiên cứu ứng dụng công nghệ, khoa học kỹ thuật, đạt nhiều chứng nhận quốc gia và quốc tế.
Trung tâm Thông tin thư viện Trường đại học Công nghiệp TP.HCM
Hệ thống cơ sở vật chất quy mô, được đầu tư trên 100 tỉ đồng giai đoạn 2017-2018 cho phòng học, phòng nghiên cứu và các thiết bị học tập tân tiến. Ngoài ra, Ngân hàng Thế giới tài trợ 45 triệu USD để tăng cường cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học, tạo điều kiện học tập thoải mái và chất lượng nhất cho học viên.
Ban giám hiệu trao học bổng cho sinh viên thủ khoa năm 2019
Không thể không nhắc đến nguồn tài liệu khổng lồ tại Trung tâm thông tin – Thư viện chuẩn quốc tế. Bao gồm gần 200.000 tài liệu in ấn, 04 CSDL trực tuyến, hàng triệu tài liệu toàn văn, bộ sưu tập số chuyên đề cùng hơn 20.000 tài liệu điện tử nội sinh (sách, luận văn, luận án, báo cáo, bài báo, tạp chí nghiên cứu), trang thông tin điện tử và mạng lưới liên kết hoạt động với các khoa chuyên ngành, các trung tâm thông tin lớn,….
Hằng năm, trường đều trích ngân sách trao học bổng cho những học viên trúng tuyển nhập học với thành tích xuất sắc. Học bổng sẽ tiếp tục được xét theo mỗi kỳ cho các học viên có điểm trung bình đạt loại giỏi trở lên.
Tham khảo thông tin tuyển sinh trình độ thạc sĩ đợt 1 năm 2020 tại Trường đại học Công nghiệp TP.HCM:
- Nộp hồ sơ trực tuyến: đến hết ngày 10.6.2020
- Nộp hồ sơ giấy: đến hết ngày 5.7.2020
- Hoàn thành học bổ sung kiến thức: đến hết ngày 5.7.2020
- Đăng ký học ôn thi: đến hết ngày 10.6.2020
- Học ôn thi: từ ngày 13.6.2020 đến hết ngày 12.7.2020
- Ngày thi dự kiến: ngày 20 và 21.7.2020
Trường Đại học Nguyễn Tất Thành: Dấu ấn 20 năm
Sau 20 năm xây dựng và trưởng thành (1999 -2019), Trường Đại học (ĐH) Nguyễn Tất Thành đã thành công trong việc cung cấp cho thị trường nguồn nhân lực chất lượng cao. Đây chính là nền tảng vững chắc tạo đà cho nhà trường tiếp tục phát triển sự nghiệp giáo dục và hội nhập quốc tế trong tương lai.
Những con số "biết nói"
Từ chưa đầy 100 sinh viên trong những ngày đầu thành lập, sau 20 năm nỗ lực không ngừng, đến nay ĐH Nguyễn Tất Thành đã trở thành hệ thống giáo dục đa ngành chuyên sâu với sự góp mặt của nhiều chuyên ngành đào tạo mới phù hợp xu thế phát triển.
Trường ĐH Nguyễn Tất Thành, trường đạt chuẩn 4 sao do Tổ chức QS Stars chứng nhận
Cụ thể, chỉ từ một trung tâm đào tạo nhân lực cho ngành may, "cú bẻ lái" thành công đã giúp ĐH Nguyễn Tất Thành trở thành thương hiệu giáo dục uy tín trong và ngoài nước, với đội ngũ cán bộ - giảng viên, nhân viên quản lý lên tới 2.000 người. Hiện trường đang đào tạo 20.000 sinh viên, có 48 chương trình đào tạo bậc đại học, 14 chương trình đào tạo bậc cao học thuộc 5 khối ngành đào tạo: Sức khỏe, kinh tế, kỹ thuật, xã hội nhân văn, nghệ thuật.
Về cơ sở vật chất sau 20 năm trường đã có bước phát triển đầy ấn tượng từ 2 phòng học lý thuyết ban đầu đến năm 2002 có 67 phòng học, hiện là 500 phòng học lý thuyết và thực hành được trang bị hiện đại, với tổng số vốn đầu tư lên đến hàng nghìn tỷ đồng.
ĐH Nguyễn Tất Thành cũng đứng thứ 5 cả nước về công trình nghiên cứu công bố quốc tế (xếp hạng của ISI); là 1 trong 20 trường ĐH đầu tiên của Việt Nam được cấp Giấy chứng nhận kiểm định chất lượng quốc gia; 4 ngành đạt chuẩn kiểm định AUN - QA, 2 chương trình đào tạo đạt chuẩn của Bộ Giáo dục & Đào tạo. Đặc biệt, là trường ngoài công lập duy nhất tại Việt Nam đạt chuẩn 4 sao của Tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục - QS Stars (Anh Quốc). 100% sinh viên ra trường tìm được việc làm sau khi tốt nghiệp.
Vươn mình ra biển lớn
So với những ngôi trường có bề dày lịch sử, ĐH Nguyễn Tất Thành chưa thực sự có bề dày về công tác giáo dục, nhưng nhà trường đã biết sử dụng hiệu quả sức mạnh nội lực, là đội ngũ cán bộ quản lý dày dạn kinh nghiệm từ doanh nghiệp chuyển qua; kết hợp với vận dụng sức mạnh ngoại lực bằng cách mời gọi, thu hút các chuyên gia đầu ngành về học thuật và nghiên cứu khoa học, được đào tạo từ các nước tiên tiến trên thế giới. Hàng năm, ĐH Nguyễn Tất Thành cung cấp cho TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam khoảng 5.000 lao động.
Ở tuổi 20, ĐH Nguyễn Tất Thành định hướng trở thành trường đại học ứng dụng thực hành, luôn tiên phong, đổi mới và kiên định thực hiện sứ mệnh cung cấp nguồn nhân lực chất lượng, có sức cạnh tranh cao trên thị trường lao động trong và ngoài nước thông qua đào tạo, nghiên cứu và phục vụ cộng đồng xã hội, dựa trên liên minh chiến lược gắn kết với hàng ngàn doanh nghiệp và các viện nghiên cứu.
Trong thời gian tới, Trường ĐH Nguyễn Tất Thành phấn đấu đạt chuẩn 5 sao của Tổ chức QS Stars, một số chương trình đào tạo đạt chuẩn của AUN - QA và đạt chuẩn của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Tới năm 2022, phấn đấu đạt chuẩn chất lượng cấp cơ sở giáo dục của AUN - QA, năm 2025, lọt vào Top 50 ASEAN, một số ngành, lĩnh vực đạt Top 500 châu Á.
Hoàng Tiến
Theo congthuong.vn
Nên học ngành gì trong khối Kinh tế để có việc tốt? Khối ngành Kinh tế luôn dẫn đầu trong sự lựa chọn ngành học và cơ hội việc làm cao cho thí sinh nhiều năm qua. Tuy nhiên, mỗi chuyên ngành sẽ có đặc thù riêng về công việc và phù hợp với năng lực của từng người. Cơ hội việc làm luôn rộng mở với những thí sinh chọn đúng nghề phù hợp...