3 lý do giải thích vì sao việc cha mẹ kèm con làm bài tập về nhà là sai lầm
Nhiều phụ huynh cho rằng nếu họ không kiểm soát quá trình làm bài tập về nhà, con của họ sẽ học kém. Nhưng sự thật lại ngược lại.
Các nhà nghiên cứu từ Đại học Texas ở Austin và Đại học Duke (Mỹ) đã chứng minh điều ngược lại. Họ đã thu thập dữ liệu về sự tham gia của phụ huynh trong quá trình dạy học ảnh hưởng đến điểm số như thế nào và nhận thấy rằng sự giúp đỡ của phụ huynh với học sinh tiểu học là vô ích và cho kết quả tiêu cực với học sinh trường trung học và phổ thông trung học.
Các nhà nghiên cứu đưa ra lý do tại sao một đứa trẻ phải chịu tự trách nhiệm về bài tập về nhà của mình, thay vì cha mẹ phải kèm con làm bài tập về nhà cùng.
1. Trẻ sẽ mất động lực để học tập
Theo kết quả của nghiên cứu này, phụ huynh càng tham gia vào quá trình làm bài tập về nhà cùng con thì đứa trẻ càng ít muốn học.
Trẻ có cha mẹ ngồi cạnh và nói cho chúng biết phải làm gì, kiểm soát từng bước và thậm chí làm bài tập về nhà cho chúng thì thường là những đứa trẻ có động cơ học thấp nhất.
Những đứa trẻ không bị cha mẹ “thúc” học thì lại có khát khao học và mong muốn khám phá những điều mới mẻ nhiều hơn.
Làm cha mẹ, hãy cố gắng nới lỏng dây cương và chỉ giúp nếu con hỏi. Trong trường hợp con hỏi, cha mẹ nên giải thích cho đứa trẻ những gì chúng không hiểu nhưng không nên làm thay cho chúng. Nếu trẻ không thể làm bài tập về nhà, một nhà tâm lý học Lyudmila Petranovskaya khuyến cáo hãy đánh vào cảm xúc của chúng: thừa nhận rằng chúng có quyền không muốn viết lại đoạn nhàm chán đó hoặc viết cùng một chữ 10 dòng liên tiếp. Sau đó, dạy cho chúng “nuốt một con ếch” (có nghĩa là để đối phó với những tình huống khó khăn và khó chịu) bằng cách chia sẻ phương pháp của riêng cha mẹ để hoàn thành các nhiệm vụ không mong muốn.
2. Trẻ không học cách chịu trách nhiệm
Video đang HOT
Bằng cách làm bài tập về nhà cho con và cùng con, kiểm soát quá trình và trừng phạt chúng vì những dấu hiệu xấu, cha mẹ tự nhiên phải chịu trách nhiệm về việc học hành. Điều đó có nghĩa là cha mẹ loại bỏ trách nhiệm học hành khỏi con. Vì vậy, cha mẹ càng kiểm soát con thì những đứa trẻ sẽ càng không chịu trách nhiệm về việc học của chính mình.
Theo Lyudmila Petranovskaya, nuôi một đứa trẻ bằng cách sử dụng phương pháp “một củ cà rốt trên một cây gậy”. Có nghĩa là không làm cho chúng bất kỳ ưu đãi nào vì nó có thể ảnh hưởng đến nhận thức của chúng về những thứ trong cuộc sống khi chúng trưởng thành.
Sự trừng phạt và khen ngợi nên để song song để trẻ biết nên phải chọn gì. Hãy để cho trẻ thấy những hậu quả xảy ra: “ Con quên rằng thầy/ cô giáo yêu cầu vẽ một bức tranh hả? Điều đó có nghĩa là con sẽ phải làm điều đó thay vì chơi trò chơi trên máy tính. Con không làm bài tập ở nhà? Hãy tự giải thích với thầy/ cô giáo của con“.
Khả năng chịu trách nhiệm cho hành động của mình và phân bổ thời gian làm việc một cách thích hợp quan trọng hơn khả năng thực hiện công việc đó.
3. Mối quan hệ giữa cha mẹ và thói hư của trẻ
“Bài tập về nhà đã xong. Mẹ khản giọng. Con gái bị điếc vì nghe la hét. Hàng xóm học thuộc bài thơ. Và con chó có thể kể lại mọi thứ”, là một trò đùa mà nhiều người trong chúng ta đã nghe trước đây về chuyện kèm con học.
Nhưng khi nói đến làm bài tập về nhà với con, thực sự không phải là điều gì cũng có thể gây cười. Thay vì kiểm soát các việc con làm, các nhà tâm lý học khuyên cha mẹ nên xây dựng mối quan hệ đáng tin cậy với con và dành nhiều thời gian bên nhau nhiều hơn.
Đọc to, thảo luận những điều xảy ra trong khoa học và trên thế giới và tìm những điều thú vị mới để làm cùng nhau.
Nếu cha mẹ không sẵn sàng chấp nhận bất kỳ điểm số nào của con ngoài điểm số cao nhất, hãy tự hỏi tại sao mình lại thích điều đó. Trẻ không cảm thấy được yêu thương nếu cách bố mẹ đối xử khác đi với con cái chỉ vì chúng bị điểm xấu. Các nhà tâm lý học nói rằng học tập là nhiệm vụ cá nhân của mỗi đứa trẻ, trong khi nhiệm vụ cá nhân của cha mẹ là yêu thương con một cách vô điều kiện. Cha mẹ có khi nào tự hỏi tình yêu với con quan trọng hơn hay điểm số?
Theo Helino
Thí sinh miền Bắc duy nhất được 10 Sinh học là Á khoa ĐH Y Hà Nội
Lê Ngọc Trung, cựu sinh trường THPT chuyên Khoa học Tự nhiên Hà Nội, là một trong hai thí sinh cả nước được 10 điểm Sinh thi THPT quốc gia.
Cuối tháng 8, Lê Ngọc Trung - cựu học sinh trường THPT chuyên Khoa học Tự nhiên (Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội) rời quê Hà Nam để trở lại thủ đô trong vai trò mới. "Em chính thức trở thành sinh viên Đại học Y Hà Nội", chàng trai 18 tuổi tự hào nói.
Top 3 thí sinh có điểm thi khối B cao nhất cả nước
Trong danh sách thí sinh đỗ điểm cao vào Đại học Y Hà Nội, Lê Ngọc Trung đứng thứ hai với tổng điểm thi ba môn 29, kém 0,55 điểm so với người đứng đầu. Trung ngoài ra còn là một trong hai thí sinh hiếm hoi trên tổng số hơn 900.000 em tham dự kỳ thi THPT quốc gia năm nay, đạt điểm 10 môn Sinh học. Điểm thi từng môn của Trung là Toán 9, Hóa 10, Sinh 10.
Với 29 điểm, Lê Ngọc Trung đồng thời đứng thứ ba cả nước về tổng điểm khối B. Người ở vị trí thứ nhất và thứ hai chỉ hơn em lần lượt 0,55 và 0,1 điểm.
"Sau khi Bộ Giáo dục công bố đáp án thi THPT quốc gia, em biết điểm của mình nhưng không ngờ lại lọt top 3 thí sinh có điểm thi khối B cao nhất cả nước, đỗ Á khoa Đại học Y Hà Nội. Cảm giác ấy rất vui sướng, tự hào", Trung chia sẻ. Thành viên lớp 12 chuyên Toán trường THPT chuyên Khoa học Tự nhiên này trong 3 lần thi thử của trường đều có điểm số đứng đầu toàn khối.
Lê Ngọc Trung - top 3 thí sinh có điểm thi khối B cao nhất cả nước, Á khoa đầu vào Đại học Y Hà Nội. Ảnh: Quỳnh Trang.
Là người ôn thi môn Sinh học cho Lê Ngọc Trung từ lớp 11, cô Đỗ Thị Thanh Huyền (trường THPT chuyên Khoa học Tự nhiên) không ngạc nhiên trước thành tích của học trò. "Trung có khả năng nhớ kiến thức rất nhanh, thông minh, tư duy logic sắc bén. Em ham học hỏi, có tinh thần cầu tiến và thái độ học tập rất nghiêm túc. Trung luôn hoàn thành xuất sắc bài tập về nhà và luôn được nhận phần thưởng của cô giáo do có điểm kiểm tra cao nhất lớp", cô Huyền nói.
Với 14 năm dạy ở trường chuyên, trong đó có 5 năm hướng dẫn đội tuyển thi học sinh giỏi quốc gia, quốc tế, cô Huyền nhận thấy Trung có đủ tố chất của học sinh không chỉ chinh phục kỳ thi đại học mà còn có thể đạt thành tích suất sắc ở kỳ thi cấp quốc gia, quốc tế. Vì thế, cô thấy tiếc khi trước đây nam sinh này không tham gia đội tuyển dự bị ôn thi học sinh giỏi Sinh học của trường.
Chia sẻ về điều này, Lê Ngọc Trung cho biết đặt mục tiêu là đỗ điểm cao vào Đại học Y Hà Nội nên cần học tốt 3 môn Toán, Hóa, Sinh. Nếu tham đội tuyển thi học sinh giỏi, Trung chỉ có thể tập trung cho duy nhất môn Sinh học.
Lên thủ đô học cấp ba, nam sinh quê Hà Nam tận dụng tối đa thời gian để dành cho việc học. Em nắm chắc kiến thức thầy cô giảng dạy ngay trên lớp, về nhà lại lên mạng tự mày mò đọc tài liệu, vào các nhóm học tập trên Facebook để trao đổi bài, thi thử online... Một tuần 3 buổi, Trung tham gia lớp học thêm các môn Toán, Hóa, Sinh để nâng cao kiến thức.
"Từ đầu kỳ 2 lớp 12 đến trước kỳ thi THPT quốc gia, em đã làm khoảng 400 đề thi môn Sinh học. Môn Toán, Hóa số lượng đề đã giải cũng khoảng 200-300 mỗi môn", Trung nói.
Muốn thành bác sĩ
Quyết định theo học ngành Y của Lê Ngọc Trung đến từ lần bố em phải vào viện mổ cấp cứu ruột thừa năm 2016. Nam sinh khi đó cảm thấy bất lực vì không biết làm gì giúp người thân. Cộng thêm việc được truyền cảm hứng từ những lần chứng kiến bố mình là bác sĩ thú y tận tâm cứu chữa nhiều con vật, sự ngưỡng mộ dành cho những con người tài năng mặc áo blouse trắng chữa trị cho mọi người, Trung xác định phải trở thành sinh viên Đại học Y Hà Nội.
Lựa chọn ngành nghề của Trung được gia đình ủng hộ. Cá nhân em cũng nhận thấy mình phù hợp với công việc bác sĩ bởi tính cách cẩn thận, chỉn chu, biết kìm chế trong giao tiếp...
Xác định vào trường Y sẽ phải đối diện với khối lượng kiến thức khổng lồ, học thi liên tục cả lý thuyết lẫn thực hành tại bệnh viện, Lê Ngọc Trung lần nữa nuôi quyết tâm học tập tốt để trở thành bác sĩ giỏi trong tương lai.
"Ngoài thông minh, có tư duy logic, khả năng nhớ kiến thức tốt, Lê Ngọc Trung còn có niềm đam mê khám phá khoa học, khả năng tự học hỏi, óc sáng tạo. Đặc biệt, em mang một nhân cách tốt, nghiêm túc trong công việc. Với những yếu tố này, tôi tin Trung sẽ trở thành một bác sĩ tài đức vẹn toàn", cô giáo Đỗ Thị Thanh Huyền - người có ảnh hưởng lớn đến Ngọc Trung nhận xét.
Quỳnh Trang
Theo Vnexpress
Top 10 đại học tốt nhất trên đất Mỹ Tạp chí Forbes đã công bố bảng xếp hạng đại học tốt nhất trên đất Mỹ dựa trên các tiêu chí như thu nhập của sinh viên sau khi tốt nghiệp, nợ phát sinh trong quá trình học, kinh nghiệm gặt hái được thành công trong học vấn... Harvard là học viện lâu đời tại Mỹ - AFP Đại học Harvard đứng đầu...