3 lợi ích khi trẻ vui chơi đúng cách
Vui chơi không chỉ là cách để trẻ giải trí sau những giờ học căng thẳng ở trường. Các bậc phụ huynh có thể sẽ bất ngờ vì 3 lợi ích sau đây mà việc vui chơi đem lại cho trẻ.
1. Trẻ thông minh hơn
Khi được vui chơi, trẻ sẽ tự phát triển khả năng tiếp thu nhờ kết hợp giữa những kiến thức đã có và những điều mới mà trẻ vừa khám phá được qua các trò chơi. Theo nghiên cứu, vui chơi giúp trẻ tăng khả năng tiếp thu, phát triển ngôn ngữ và kiểm soát cảm xúc cá nhân từ 33% lên đến 67%.
Bên cạnh đó, những trò chơi đóng vai đòi hỏi rất nhiều trí tưởng tượng. Ví dụ như, khi trẻ vào vai một người thợ mộc, các bé có thể làm chiếc thuyền từ một khúc gỗ, hay khi em tưởng tượng mình là một tay trống, bé sẽ dùng vài cái nồi và chảo trong nhà để làm một bộ trống riêng cho mình. Bà Marie Hartwell-Walker – Giáo sư phụ trợ về Tâm lý học tại Đại học Massachusetts, Mỹ – nhận định rằng: “Những đứa trẻ được khuyến khích sử dụng trí tưởng tượng càng nhiều thì càng trở nên sáng tạo hơn khi trưởng thành. “
Trò chơi giúp trẻ sáng tạo hơn
2. Trẻ khỏe mạnh hơn
Các trò chơi vận động, hoạt động ngoài trời hay các môn thể thao là những hoạt động giúp nâng cao sức khỏe thể chất, thể lực và sức chịu đựng của cơ thể trẻ. Mỗi hình thức vận động sẽ thúc đẩy sự phát triển thể chất riêng. Ví dụ, nếu như leo trèo giúp trẻ rèn luyện thể lực thì nhảy dây giúp trẻ tập cân bằng trọng lượng cơ thể.
Video đang HOT
Trẻ thường xuyên tham gia các hoạt đông ngoài trời sẽ khỏe mạnh hơn
Theo nghiên cứu của Trung tâm Hỗ trợ Sức khỏe và An toàn Trẻ em Bắc Carolina, Mỹ: “Các hoạt động thể chất giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, huyết áp, béo phì và nhiều bệnh mãn tính khác.”
Không chỉ vậy, các trò chơi vận động cũng giúp các em cũng học cách kiểm soát cảm xúc. Chẳng hạn, khi không tìm được món đồ chơi bé muốn, thay vì bực bội và tỏ ra khó chịu, bé sẽ mày mò để tự làm ra hoặc tìm món đồ chơi thay thế khác. Kiềm chế cảm xúc đúng cách giúp tinh thần của trẻ vững vàng và ổn định hơn.
3. Trẻ hạnh phúc hơn
Một lợi ích khác của việc vui chơi là giúp trẻ sống hạnh phúc và vui vẻ hơn. Thực tế cho thấy, các con không thể mãi chơi một mình mà sẽ phải tham gia những trò chơi mà trẻ phải nói, phải thảo luận và chia sẻ kiến thức với người cùng chơi. Không cần đợi đến tuổi trưởng thành, nếu được hướng dẫn vui chơi một cách khoa học và hợp lí, trẻ cũng sẽ biết cách hợp tác và quan tâm đến người khác. Mang niềm vui và sự quan tâm đến cho người khác cũng là cách trẻ tạo ra niềm vui cho chính bản thân mình.
Thấu hiểu lợi ích và tầm quan trọng của việc vui chơi đối với trẻ, hệ thống Anh văn Hội Việt Mỹ VUS triển khai chương trình tiếng Anh hè mang tên Super Summer English và Super Fun Camps. Chương trình được xây dựng dựa trên phương pháp học thông qua khám phá (Discovery-based learning) của nhà tâm lý học người Mỹ Jerome Bruner. Theo đó, các trò chơi và dự án thực tế sẽ được lồng ghép giúp trẻ học tốt hơn. Học viên khi tham gia chương trình cũng sẽ góp một phần vào quỹ “Vì tương lai tươi sáng” của VUS giúp tài trợ chi phí phẫu thuật hở khe môi và hở hàm ếch do tổ chức Operation Smile thực hiện.
Theo Dân trí
'Khóa chân' con tại các lớp học hè khiến cha mẹ yên tâm?
Cha mẹ có thử nghĩ có nên 'khóa chân' con ở các lớp học hè hay không khi mà con luôn trong trạng thái mệt mỏi, quá tải, bất mãn vì vừa kết thúc năm học lại học hè rồi lại bước vào năm học mới?
Nghỉ hè, cha mẹ nên cho con được vui chơi, vận động thay vì cứ nhét con vào những lớp học hè - Ảnh: PHẠM QUANG VINH
Mấy hôm nay phòng làm việc của tôi đã râm ran chuyện cho con học hè ở đâu. Có chị khá yên tâm vì tìm được trung tâm có tiếng để gửi con.
Có người thì đau đầu khi chưa ngắm nghía được "chỗ ngồi" lý tưởng trong những ngày hè cho con. Có chị còn sốt ruột lên Facebook, các trang dành cho chị em để xin "chỉ giáo".
Thực tế năm nào cũng vậy, các em còn chưa hết phấn khởi với phần thưởng, danh hiệu năm học vừa xong thì đã bị bố mẹ "nhét" vào các lớp học hè. Anh trưởng phòng nói đùa rằng: "Học thế này khác nào lẩu thập cẩm?".
Nhiều ông bố bà mẹ ngụy biện cho việc học hè của con: không muốn con chây ỳ, xem phim, chơi điện tử. Mỗi người một lý do, nhưng đằng sau mỗi buổi con cắp sách đi học ấy là gì liệu phụ huynh có kiểm soát được?
Như trường hợp cậu con trai học lớp 9 của chị kế toán cơ quan tôi. Hè rồi hai vợ chồng chị đã đầu tư không tiếc tay cho con học ngoại ngữ. Thế nhưng cháu toàn trốn ra ngoài uống nước, "canh me" gần đến giờ mẹ đón lại vào lớp ra vẻ một đứa con ngoan, học hành chăm chỉ.
"Nếu như hôm ấy tôi không đến sớm đón con thì sẽ không phát hiện ra con toàn trốn học đi chơi. Đúng là bỏ ra mấy triệu bạc tưởng con học hành đàng hoàng, ai dè lại tạo cơ hội cho con ra ngoài quán uống nước", chị mếu máo kể.
Vừa sợ con thua kém bạn bè, vừa muốn tạo hành trang vững chắc để con bước vào đời, nhiều phụ huynh đẩy con vào những lớp học hè. Nhưng sau những ngày "học kỳ 3", có phải đứa trẻ nào cũng cóp nhặt, lĩnh hội được kiến thức đâu?
Có cháu đi học hè để tránh sự kiểm soát của bố mẹ. Có cháu thì lẻn đi chơi điện tử, đi tụ tập bạn bè... Phần lớn các cháu đi học để đẹp lòng cha mẹ và vì không thể cãi lời chứ không phải hứng thú.
Con gái tôi - chuẩn bị lên lớp 11, kể trong lớp con, hè nào các bạn cũng phải đi học ngoại ngữ, toán, lý, hóa... nhưng nhiều bạn chỉ ngồi cho có mặt. Thầy cô ở trên giảng cứ giảng, trò ở dưới cứ làm việc riêng: lướt Facebook, đọc báo...
Không thể trách các em được khi mà các em đã thực sự quá tải với chuyện học chính khóa, học thêm trong năm, đến nghỉ hè lẽ ra các em được vui chơi, nghỉ ngơi để tái tạo năng lượng thì lại vẫn phải học.
Trẻ học yếu phải đi học đã đành, trẻ học giỏi cũng phải học. Học hè trở thành cuộc đua của phụ huynh và các em thực sự đang trở thành những "vận động viên".
"Trái chín ép sẽ không ngọt", suy cho cùng cha mẹ đang làm rối rắm tương lai của các con bằng những lớp học bổ túc, học năng khiếu, học nâng cao.
Có nên "khóa chân" con ở các lớp học hè hay không khi mà con luôn trong trạng thái mệt mỏi, quá tải, bất mãn vì vừa kết thúc năm học lại học hè rồi lại bước vào năm học mới?
Đến bao giờ mới chấm dứt cảnh các em "rồng rắn" đi học hè? Chúng ta thử làm một cuộc khảo sát với học sinh xem, có mấy em muốn học hè?
Theo tuoitre.vn
Ngoài Toán, Lý, Hoá... đây là các môn cha mẹ nên bồi dưỡng cho con để thành thiên tài Nhiệm vụ hàng đầu của các bậc cha mẹ là dạy còn cách vui chơi, chứ không phải quá nóng vội vào việc bồi dưỡng chúng trở thành thiên tài. Hãy cho con bạn học cách &'chơi' đi, nếu không 30 năm nữa chúng sẽ không tìm được việc làm đâu Kiến thức có thể học, nhưng trí tuệ thì không. Kiến thức...