3 loại trà thảo dược giúp sáng mắt
Để giữ gìn đôi mắt luôn khỏe mạnh, nhìn rõ chúng ta cần có chế độ sinh hoạt nghỉ ngơi và làm việc hợp lý.
Bên cạnh đó, có thể sử dụng một số loại trà thảo dược giúp sáng mắt.
Đôi mắt được ví như “cửa sổ tâm hồn” của mỗi người. Mắt là cơ quan nhìn thấy sự vật, sự việc xung quanh cuộc sống.
Trà cúc hoa có tác dụng sáng mắt.
1. Vai trò và các yếu tố ảnh hưởng của đôi mắt
1.1. Vai trò của đôi mắt
Đôi mắt rất nhạy cảm trước các tác động của môi trường. Chỉ cần tác động nhẹ, thông qua đôi mắt cảm nhận giúp con người có phản ứng phù hợp với diễn biến mọi thứ xung quanh.
Đôi mắt thực hiện chức năng nhìn, quan sát, thu nhận lại hình ảnh của sự vật, sự việc quanh ta, sau đó sẽ chuyển lên cho não bộ để xử lý thông tin và lưu trữ lại.
Bên cạnh đó, mắt cũng là cơ quan giao tiếp phi ngôn ngữ. Thông qua ánh mắt, con người có thể liên hệ, ra hiệu, trao đổi thông tin, biểu hiện cảm xúc với nhau thay cho ngôn ngữ.
1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến đôi mắt
- Tuổi tác: Ở tuổi trẻ có thể nhìn xa kém do thói quen sinh hoạt nhìn gần, học tập, làm việc và nghỉ ngơi chưa phù hợp; ở người lớn tuổi (khoảng ngoài 45 tuổi) mất thị lực gần tiêu điểm, thoái hóa một số bộ phận ở mắt như đục thủy tinh thể, thoái hóa điểm vàng hoặc bong võng mạc,…
- Bệnh tật mắc phải như đục thủy tinh thể, tăng nhãn áp, teo thị giác, viêm dây thần kinh thị giác,… Các bệnh ung thư ở mắt phổ biến như u ác tính nội nhãn và u nguyên bào võng mạc.
- Do nhiễm trùng: Các bệnh nhiễm trùng ở mắt thường thấy như đau mắt đỏ (viêm kết mạc), viêm bờ mi, lẹo mắt, chắp và khô mắt gây đỏ, sưng tấy và khó chịu.
- Bệnh di truyền như viêm võng mạc sắc tố có thể dẫn đến mù lòa.
- Chấn thương: Trầy xước giác mạc và bong võng mạc có thể do chấn thương mắt. Tai nạn có thể gây chảy máu mắt, thâm quầng mắt, bỏng và kích ứng. Vật lạ cũng có thể làm tổn hại đến mắt.
Video đang HOT
- Vấn đề về cơ mắt như mắt lác (mắt lé) hoặc nhược thị có thể gây ra những thay đổi về hình dạng và tầm nhìn của mắt.
- Vấn đề về thị lực: Loạn thị và viễn thị ảnh hưởng đến cách mắt khúc xạ (uốn cong) ánh sáng và đưa hình ảnh vào tiêu cự. Mù màu gây khó khăn hoặc không thể nhìn thấy các màu khác nhau. Quáng gà gây khó nhìn vào ban đêm.
Trà kỷ tử làm sáng mắt, bổ can thận.
2. Trà thảo dược giúp sáng mắt
2.1. Cúc hoa
Cúc hoa họ Cúc. Tên khoa học: Asteraceae hoặc Compositae, còn gọi là họ Hướng dương, họ Cúc tây.
Cúc hoa là hoa phơi khô của cây Cúc. Gồm cúc hoa trắng và cúc hoa vàng.
Hoa cúc được nuôi trồng phổ biến ở nhiều nơi.
Tính vị: Vị ngọt, đắng; tính hơi lạnh.
Qui kinh: Phế, can, đởm.
Tác dụng: Sáng mắt, phát tán phong nhiệt, thanh can nhiệt, giải độc.
Ứng dụng thực tế: Với người mắt kém, nhìn mờ, không nhìn rõ nét hình ảnh; cơ thể nóng trong, hay lên mụn nhọt, đinh độc; cảm mạo phong nhiệt, bệnh truyền nhiễm thời kì đầu (tang cúc âm);…
Dùng pha trà: Lấy 8 – 16g cúc hoa khô, hãm với 200ml – 500ml nước sôi, dùng hàng ngày.
Lưu ý: Không dùng với người mắc bệnh lý về tiêu hóa, tiêu chảy mạn tính; đi ngoài phân lỏng khi ăn đồ sống lạnh; đi phân sống; cảm mạo do nhiễm phong hàn.
2.2. Kỷ tử
Kỷ tử có tên khoa học là Fructus Lycii, là quả chính phơi khô của cây rau khởi, câu Kỷ (Lycium barbarum L.), họ Cà (Solanaceae).
Loài cây này được trồng chủ yếu ở Trung Quốc.
Tính vị: Vị ngọt; tính bình.
Qui kinh: Phế, can, thận.
Tác dụng: Sáng mắt, bổ can thận.
Ứng dụng thực tế: Với người cao tuổi, huyết hư có biểu hiện mắt kém, nhìn mờ, quáng gà, thị lực giảm; bồi bổ cho người suy giảm đề kháng; đau lưng, mỏi gối; người bệnh lao, ho khan lâu ngày; rối loạn đường huyết, rối loạn mỡ máu; hỗ trợ gan chuyển hóa, kích thích hồi phục tế bào gan…
Dùng pha trà: Lấy 6 – 12g kỷ tử khô, hãm với nước sôi, uống thay nước lọc hàng ngày.
Lưu ý: Không dùng với người hạ huyết áp, hạ đường huyết.
Tang thầm có tác dụng sáng mắt, bổ huyết.
2.3. Tang thầm
Tang thầm có tên khoa học Fructus Mori. Tang thầm là quả dâu của cây Dâu tằm (Morus alba L.) họ dâu tằm (Moraceae).
Tính vị: Vị ngọt, chua; tính lạnh.
Qui kinh: Can, thận.
Tác dụng: Sáng mắt, bổ huyết, trừ phong.
Ứng dụng thực tế: Với người huyết hư sinh phong có biểu hiện hoa mắt, chóng mặt; mất ngủ; người táo bón lâu ngày; khô khát sau khi sốt cao;…
Dùng pha trà: Lấy 12 – 20g tang thầm dạng sống hoặc siro hoặc cao, pha với nước, uống thay nước lọc hàng ngày.
Lưu ý: Không dùng với người tăng huyết áp.
Dấu hiệu cảnh báo bệnh lao phổi
Bố tôi hay hút thuốc, gần đây có dấu hiệu ho nhiều, đau ngực, có khi ho cả ra máu. Liệu có phải ông bị bệnh lao phổi không?
Bố tôi hay hút thuốc, gần đây có dấu hiệu ho nhiều, đau ngực, có khi ho cả ra máu. Liệu có phải ông bị bệnh lao phổi không?
Bệnh viện Phổi Hà Nội
Lao phổi là bệnh lý viêm nhiễm nhu mô phổi do trực khuẩn lao gây ra. Bệnh có thể lây nhiễm từ người này sang người khác qua đường hô hấp, không phải là bệnh di truyền.
Thủ phạm gây bệnh lao là vi trùng Mycobacterium tuberculosis, hay còn gọi là trực khuẩn Koch. Đây là một loại khuẩn hình que, sinh sản nhanh và bền vững. Nó có thể sống vài tuần trong không khí và nước. Khi bệnh nhân nhổ đờm xuống đất ẩm và nơi tối, trực khuẩn lao lại tồn tại đến 2-3 tháng.
Khuẩn lao xâm nhập cơ thể khi ta hít thở không khí ô nhiễm (do người bệnh khạc nhổ, ho, hắt hơi), nói chuyện trực tiếp với người bệnh, dùng đồ ăn thức uống có lao. Một số trường hợp vi khuẩn này được ruồi mang đến. Người mang khuẩn lao có thể vẫn khỏe mạnh nếu hệ miễn dịch tốt.
Khi hệ miễn dịch suy giảm (như mắc cảm cúm, tiểu đường, bụi silic phổi, HIV/AIDS...) hoặc uống thuốc ức chế miễn dịch như corticoid, bệnh lao sẽ phát triển.
Để nhận biết bệnh lao phổi cần căn cứ vào những đặc điểm như :
Ho khan hoặc khạc đờm kéo dài trên 2 tuần, có thể khạc đờm lẫm máu
Cảm giác mỏi mệt toàn thân, chán ăn, sụt cân trong những tháng đầu
Sốt nhẹ về chiều, ra mồ hôi trộm về đêm
Cảm thấy khó thở, tức ngực, có khi ho ra máu
Nếu thấy ho khạc kéo dài trên 3 tuần, uống thuốc ho thông thường không khỏi, kèm thêm mỏi mệt hoặc sốt nhẹ về chiều, người dân phải đi khám bệnh và làm xét nghiệm đờm tại bệnh viện ngay.
5 bệnh thường gặp bạn phải biết trong mùa mưa và ngập úng Mưa và ngập úng là điều kiện thuận lợi để các loại vi khuẩn sinh sôi và gây bệnh. Đau mắt đỏ là bệnh thường gặp ở cả người lớn lẫn trẻ nhỏ. Ảnh: BVCC. Những ngày qua, nhiều đợt mưa lớn xảy ra ở các tỉnh, thành phố trên cả nước, gây lũ lụt diện rộng. Trong và sau mưa bão, lũ...