3 loại rau ‘trường thọ’ người Nhật rất thích: Chợ Việt bán vừa nhiều vừa rẻ, nên tranh thủ ăn
Những loại rau này có giá trị dinh dưỡng cao, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe nên được người Nhật yêu thích.
Nhật Bản là quốc gia có tuổi thọ trung bình thuộc nhóm cao hàng đầu thế giới. Cứ mỗi 25 năm, tuổi thọ trung bình của người Nhật lại tăng ít nhất 4 tuổi với tỷ lệ bệnh tật rất thấp. Năm 2020, tuổi thọ trung bình của người Nhật là 87,74 tuổi với nữ giới và 81,64 tuổi với nam giới.
Bí mật sống khỏe, sống thọ của người Nhật nằm ở chính chế độ ăn uống của họ.
Người Nhật thường theo đuổi chế độ ăn uống lành mạnh, ưu tiên các thực phẩm tốt cho sức khỏe. Lượng thực phẩm nạp vào cơ thể cũng chỉ ở mức vừa phải, không ăn quá no.
Đặc biệt, người Nhật thích ăn 3 loại rau và coi đó là món ăn “trường sinh”. Hãy cùng tìm hiểu đó là rau gì nhé.
Lá hẹ
Ảnh minh họa
Đối với người Nhật, lá hẹ là một loại rau lành mạnh, tốt cho sức khỏe.
Trong Đông y, rau hẹ có vị cay, hơi chua, tính ấm. Đây là loại rau tốt cho thận. Nhờ có đặc tính chống viêm mạnh mà rau hẹ được dùng làm thực phẩm hàng ngày để hỗ trợ điều trị các bệnh viêm nhiễm.
Lá hẹ cũng chứa nhiều vitamin, chất xơ thô có tác dụng cải thiện nhu động ruột, trị táo bón, ngăn ngừa sự phát triển của các tế bào K ở ruột. Ngoài ra, lá hẹ còn có khả năng làm tan huyết ứ, thúc đẩy tuần hoàn máu, giải độc.
Sử dụng lá hẹ vào mùa đông sẽ giúp xua tan cảm giác lạnh, tăng cường thể lực, thúc đẩy tuần hoàn máu, tránh tình trạng thiếu dương khí.
Khi sử dụng lá hẹ, bạn nên cắt nhỏ, xào lửa lớn với thời gian ngắn. Xào quá lâu sẽ khiến lá hẹ bị nát và làm mất giá trị dinh dưỡng. Lá hẹ tốt nhưng không nên ăn quá nhiều, khoảng 100-200 gram/bữa là đủ.
Rau khoai lang có nguồn dinh dưỡng quý giá. Loại rau này chứa nhiều vitamin B2 (cao gấp 10 lần so với củ khoai lang). Ngoài ra, nó còn chứa nhiều chất xơ, vitamin B6, vitamin C, chất chống oxy hóa…
Theo Đông y, rau khoai lang có vị ngọt, tính bình, tác dụng trị tỳ hư, kém ăn, thanh nhiệt, giải độc…
Chất xơ trong khoai lang tốt cho hệ tiêu hóa, trị táo bón, giúp đào thải các cặn bã ra khỏi đường ruột.
Ngoài ra, rau khoai lang còn tốt cho thị lực, giúp ngăn ngừ bệnh tim mạch, hạ huyết áp, ổn định đường huyết, tăng cường miễn dịch…
Nhờ chứa nhiều vitamin K mà khoai lang còn có tác dụng ngăn ngừa sự hình thành của các tế bào u ác tính.
Lưu ý, người bị tiêu chảy hay tiêu hóa kém nên cẩn trọng khi sử dụng loại rau này.
Video đang HOT
Rau khoai lang tốt cho sức khỏe nhưng chỉ nên sử dụng 2 lần/tuần.
Rau dền có hàm lượng sắt cao, giúp gia tăng lượng hemoglobin trong máu, ngăn ngừa thiếu máu do thiếu sắt.
Ngoài ra, loại rau này còn chứa nhiều canxi – nhóm canxi thuộc loại cơ thể dễ hấp thụ, giúp xương và răng chắc khỏe, hỗ trợ hoạt động của tim, ngăn ngừa chuột rút.
Rau dền còn chứa lượng carotene cao gấp 2 lần so với các loại quả hạt, có thể cung cấp các chất dinh dưỡng tốt cho cơ thể, bồi bổ thể chất, tăng sức đề kháng.
Thương nhớ một thời các loại rau miền Tây dân dã
Các loại rau miền Tây luôn được ưu ái như một món quà trời ban cho người dân nơi đây. Những loại rau dân dã, mộc mạc nhưng lại gây thương nhớ thực khách một thời.
Thương nhớ một thời các loại rau miền Tây dân dã
Ảnh minh họa: Miền Tây nổi tiếng với các loại rau dân dã.
Rau dệu
Nhắc đến các loại rau miền Tây không thể nào bỏ qua món rau dệu, đây là một loại rau thuộc họ dền, còn có tên là "diếp không cuốn", "rau diếp bò". Rau có màu xanh đậm, trên thân được tô điểm thêm những bông hoa trắng, mọc hoang tại bờ ruộng, ao có nước, ven đường, nơi ẩm thấp,...
Rau vừa ngon, cung cấp dinh dưỡng lại có nhiều công dụng tuyệt vời trong chữa bệnh như: chữa vô sinh, ngăn ngừa ung thư, trị quáng gà, giúp ngủ ngon, chữa bệnh trĩ, chữa bệnh vàng da,... Được biết, rau khá mềm, thường được nấu cùng tép sẽ giúp tăng thêm hương vị thơm ngon và đặc biệt cho món ăn.
Rau trai
Rau trai cũng là một loại rau quen thuộc của miền Tây, rau trai hay còn được gọi với tên khác là "rau trai thường" thuộc họ thài lài. Thân rau thường ngã xuống, lá hình ngọn giáo hoặc lá thuôn. Ở gốc không cuốn, có bẹ rộng 1- 2cm, dài khoảng 2 - 10cm.
Rau trai có tính hơi lạnh, vị ngọt nhẹ, có tác dụng chống viêm, giải nhiệt, tiêu sưng, lợi tiểu. Toàn cây thường được sử dụng để làm thuốc. Rau khô hay tươi đều được sử dụng để điều trị viêm họng, nhiễm khuẩn đường hô hấp, nhiễm trùng đường tiết niệu,...
Rau trai xào tỏi. Ảnh: songmoi.vn.
Rau trai thường được chế biến thành nhiều món ăn cho gia đình chẳng hạn như: rau trai xào tỏi, rau trai luộc chấm tương, rau trai nấu canh,... Mỗi món sẽ có một hương vị khác nhau nhưng nhìn chung đều mang đến một món ăn thơm ngon thanh lọc cơ thể và tốt cho sức khỏe.
Rau muống
Rau muống đồng cọng đỏ. Ảnh: Fb Shop Thuận Food.
Rau muống là một loại rau phổ biến và có mặt ở hầu khắp các chợ miền Tây. Rau muống cũng có nhiều ở nhà người dân, đặc biệt là những ao nước. Theo kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học, trong rau muống có chứa khoáng chất và vitamin có lợi cho sức khỏe. Rau được chế biến thành nhiều món ăn rất ngon trong mâm cơm của người dân miền Tây như: rau muống ngâm chua ngọt, rau muống xào, rau muống nấu canh chua hay ăn với lẩu, thậm chí có thể ăn sống rau muống cũng rất ngon,...
Dưa rau muống. Ảnh: ngoisao.vnexpress.net.
Rau ngổ
Đây là một loại rau được trồng phổ biến ở miền Tây, ưa nước, có thân mảnh, sống nhờ phù sa trên sông mà không cần bùn đất. Thường bắt gặp rau mọc theo bờ ruộng, đìa, ao,... Mặc dù không cần phải chăm sóc hay bón phân nhưng có thể thấy rau phát triển khá nhanh và thích nghi rất tốt với môi trường sống.
Rau ngổ thường chế biến thành rất nhiều món chẳng hạn như: rau ngổ xào tỏi, rau ngổ nấu canh chua, rau ngổ luộc,... Mặc dù rau có chút vị đắng nhưng không đáng kể nên vẫn được mọi người ở nhiều độ tuổi yêu thích.
Rau ngổ xào thịt bò. Ảnh: Thanh Hà/Báo Người Lao Động.
Rau càng cua
Rau càng cua khá ngon và được nhiều người yêu thích. Là một loại rau bình dị, mộc mạc, thường xuất hiện vào mùa mưa do nó khá yêu thích môi trường ẩm ướt.
Rau càng cua. Ảnh: Báo Thanh Niên.
Rau càng cua chứa nhiều dưỡng chất, có tác dụng tan máu ứ, giải độc, khu phong, thanh nhiệt, hoạt huyết. Thường được dùng để chữa các bệnh viêm họng, viêm ruột thừa, đau nhức xương khớp,...
Mắm kho ăn cùng với rau càng cua. Ảnh: Báo Thanh Niên.
Đặc biệt, rau càng cua dùng làm gỏi rất ngon, vị chua chua của rau khi được trộn cùng nước mắm chua ngọt giúp mang đến một hương vị mới lạ và rất kích thích vị giác. Ngoài rau càng cua bóp gỏi, rau cũng được chế biến thành nhiều món ngon khác như: càng cua nấu canh cua, rau càng cua xào,... Chính vì hương vị khá dễ ăn, không quá nhiều mùi nồng hay đắng mà rau luôn được mọi lứa tuổi yêu thích.
Rau càng cua trộn.
Rau đọt nhãn lồng
Ảnh: Báo Pháp Luật.
Tại các vùng quê của miền Tây, nhãn lồng được coi như rau mọc hoang, được người dân bẻ về nấu những món ăn thanh đạm, tốt cho sức khỏe như: nấu canh tép, luộc,... Rau có vị nhẫn nhẹ và có hương thơm dễ chịu. Bên cạnh đó, có thể dùng để nấu nước giúp giảm cân, an thần, điều trị viêm da, bệnh lỵ, thần kinh suy nhược,... Với nhiều người không chịu được vị đắng thì sẽ không chuộng lắm loại rau này.
Đọt nhãn lồng luộc.
Rau lang
Cũng giống như rau muống, rau lang là một trong những loại rau được săn đón ở miền Tây. Rau lang dân dã, có vị ngọt thanh rất dễ ăn. Rau này thường được chế biến thành nhiều món ăn như: rau lang xào tỏi, rau lang luộc, rau lang ăn cùng lẩu mắm,... Tuy là loại rau dân dã nhưng lại đóng một vai trò quan trọng trong bữa cơm gia đình, giúp cho bữa cơm trở nên đủ vị, đầy đủ và đẹp mắt với màu xanh mãn nhãn.
Với người miền Tây, rau lang chính là một món quà trời ban, ngày nay rau lang cũng trở thành một loại rau được nhiều người yêu thích và nâng cấp thành món ăn sang trọng trong các nhà hàng cao cấp.
Rau lang luộc.
Rau đắng
Vị đắng của rau đắng sẽ khiến cho người ăn nhớ hoài nhớ mãi. Rau rất dễ sống, hiền hòa và có khả năng phân nhánh nên sẽ dễ tìm thấy ở ruộng trồng khoai, ngô, sắn, nương rẫy, ven đường hoặc ở các bãi sông. Loại rau mộc mạc, giản dị này là thành phần không thể thiếu trong các món lẩu mắm, ăn sống, cháo cá lóc,.. hoặc nấu canh cá, canh tép cũng rất bắt cơm. Để giảm vị đắng, người dân thường luộc để chấm với tương, chao, thịt hoặc cá kho.
Ảnh: GC/Vnexpress.
Canh rau đắng cá lóc.
Rau cải trời
Cải trời thường mọc dại ở bờ ruộng, bãi đất trống, vườn,.. Lá và nhánh có lông hơi dính, hương thơm, mép có khía răng, lá mọc so le. Cải trời được coi là một vị thuốc Nam quý, được sử dụng rộng rãi trong bữa ăn hàng ngày và chữa bệnh rất hiệu quả.
Rau được sử dụng ăn hàng ngày, có tác dụng rất lớn đối với sức khỏe. Các bạn có thể ăn sống cùng với các loại rau khác để chấm với cá, thịt kho. Ngoài ra, có thể luộc rau, xào, ăn với lẩu hoặc nấu canh rất ngon, thanh mát cơ thể.
Canh cải trời. Ảnh: Báo Phụ Nữ.
Bất ngờ loại rau ngừa ung thư Rau dền từng được xếp vào loại cỏ dại nhưng rồi người ta đã phát hiện ra rất nhiều công dụng của nó và xếp nó vào thứ rau siêu thực phẩm với vô số lợi ích cho sức khỏe con người. Giảm cholesterol: Dầu và hoạt chất phytosterol trong rau dền giúp làm giảm mức cholesterol. Chống viêm: Các peptide (tên gọi...