3 loại rau quả bị “mang tiếng oan” gây ung thư khiến nhiều người không dám ăn, nhưng thực chất đó chỉ là tin đồn
Khi nghe người ta truyền tai nhau rằng loại thực phẩm này gây ung thư, phản ứng đầu tiên của nhiều người sẽ là “cấm cửa”, không cho chúng xuất hiện trong bữa ăn của họ.
Tuy nhiên, đây là 3 loại rau quả chỉ khi bạn tiêu thụ sai cách mới có thể gây ung thư, bạn đừng nghĩ oan cho chúng.
Ngày nay, ngày càng có nhiều người mắc ung thư, điều này khiến cho mọi người có nỗi sợ nhất định đối với những căn bệnh quái ác này. Một trong những nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến ung thư là thông qua con đường ăn uống, do đó, chúng ta dần có nhận thức sâu sắc hơn trong chuyện kiểm soát loại và lượng thức ăn mà mình tiêu thụ.
Bất kể là ở đâu đi chăng nữa, chỉ cần bạn đọc được, nghe được thông tin nói rằng loại thực phẩm này, món ăn kia có thể gây ung thư, lập tức chúng ta sẽ có sự “phòng vệ”, bỏ ngay thực phẩm đó ra khỏi bàn ăn của gia đình. Tuy nhiên, đôi khi những thông tin không rõ nguồn gốc này lại gây ra các hiểu lầm, khiến cho không ít loại thực phẩm bị “mang tiếng xấu oan”.
Dưới đây là 3 loại rau quả như thế, chúng chỉ có thể gây ung thư cho cơ thể khi bạn sử dụng sai cách mà thôi.
1. Các loại đậu
Các loại đậu nói chung, đặc biệt là đậu lăng chứa lectin thực vật có thể làm tăng cao nguy cơ ngộ độc thực phẩm khi ăn sống, do đó, nhiều người đã không ngần ngại mà loại bỏ đậu ra khỏi danh sách thực phẩm tiêu thụ hằng ngày của mình.
Tuy nhiên, bạn nên nhớ rằng chỉ đậu chưa được nấu chín mới có lectin, sau khi đậu được nấu chín, chất này đã hoàn toàn biến mất nên bạn có thể yên tâm ăn nó. Vì vậy, WHO chỉ đưa ra khuyến cáo là không khuyến khích mọi người ăn các loại đậu khi chúng còn sống, chứ không phải là các loại đậu bất kể sống hay đã nấu chín.
2. Nấm tươi
Trên mạng xã hội, người ta truyền tai nhau rằng nấm tươi không ăn được vì nó có chứa chất nhạy cảm với ánh sáng là porphyrin, sau khi vào cơ thể có thể gây ngứa da, viêm nhiễm, trường hợp nặng sẽ làm hoại tử da, ung thư da.
Tuy nhiên, điều này không có cơ sở khoa học để chứng minh. Ngoài nấm tươi, trong nhiều loại thực phẩm thông thường cũng có chứa porphyrin, ví dụ như cần tây cũng chứa nhiều chất cảm quang này nhưng nó không ảnh hưởng đến việc tiêu thụ bình thường của chúng ta.
Theo nhiều nghiên cứu hiện nay, chứng rối loạn chuyển hóa porphyrin là vì có quá nhiều porphyrin ở da do yếu tố di truyền, không có nhiều mối liên hệ với thức ăn. Do đó, bạn đừng quan ngại mà không ăn nấm tươi bởi nó chứa lượng lớn protein chất lượng cao rất tốt cho cơ thể đấy.
3. Cà chua
Theo một số nguồn tin không đáng tin cậy trên mạng, cà chua sống có chứa nhiều alkaloid, ăn quá nhiều hoặc ăn chung với các thực phẩm khác có thể gây ngộ độc; ăn trong thời gian dài sẽ gây hại rất lớn cho dạ dày và dễ dẫn đến ung thư dạ dày.
Video đang HOT
Có một số cơ sở nhất định cho nhận định này vì cà chua chưa chín có chứa alkaloid, khi ăn một lượng lớn, những chất này có thể gây ngộ độc, chóng mặt, suy nhược và tiêu chảy. Tuy nhiên, khi cà chua đã chín, hàm lượng alkaloid sẽ giảm dần, do đó ăn cà chua chín hoàn toàn không gây ngộ độc, yếu tố nguy cơ gây ung thư là rất thấp, hầu như không có.
Đây mới là loại rau thực sự có thể gây ung thư!
Dương xỉ trước đây ở Trung Quốc vốn được coi là “rau khỏe mạnh”. Trên thực tế, sau những năm 1960, điều tra dịch tễ học và các thí nghiệm trên động vật cho thấy dương xỉ có thể làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày, ung thư thực quản và ung thư khác liên quan đến hệ tiêu hóa.
Điều này là do dương xỉ có chứa “protopteridin” – chất được Tổ chức Y tế Thế giới liệt kê là chất gây ung thư nhóm 2B, có thể phản ứng với các axit amin và làm hỏng DNA của con người. Từ đó, nó khiến một số lượng lớn các tế bào bình thường trong cơ thể bị biến tính, và cuối cùng là thúc đẩy quá trình sản sinh tế bào ung thư.
Nguồn và ảnh: Aboluowang, Eat This
Ngứa những vị trí này cực kỳ nguy hiểm, đến viện khám ngay kẻo 'ân hận mấy cũng muộn'
Khi các bộ phận cơ thể bị ngứa hoặc có những thay đổi bất thường về hình dạng, màu sắc, kết cấu... có thể là dấu hiệu sớm cảnh báo bệnh nguy hiểm, thậm chí là ung thư.
Ảnh minh họa: Internet
Ngứa mắt
Khi gan đang bị suy yếu và có vấn đề sẽ làm cho quá trình đào thảo độc tố bị ngưng trệ. Những chất độc ứ đọng trong cơ thể sẽ gây nên hiện tượng ngứa, nhức mỏi mắt. Ngoài ra người bệnh sẽ biểu hiện đau mắt, ra nhiều gỉ mắt mà thuốc nhỏ mắt không làm hết triệu chứng này được.
Ngứa tai
Dấu hiện ngứa tai rất dễ gặp trong đời sống hàng ngày nhưng nhiều người chủ quan không đi khám mà lại để bệnh diễn biến phức tạp. Biểu hiện ngứa tai rất có thể là bạn đang bị viêm tại giữa hoặc viêm ống tai ngoài. Lâu dần tai không chỉ bị ngứa mà còn xuất hiện nhiều ráy tai khô ở trong tai mà bông tăm không làm sạch được. Nếu để tình trạng này kéo dài mà không đi khám, khi bệnh nặng có thể gây điếc tai rất nguy hiểm.
Ngứa bàn chân
Một trong những dấu hiện nhận biết bạn mắc bệnh tiểu đường là khi có dấu hiệu thường xuyên ngứa ganbàn chân. Khi bị bệnh tiểu đường, lượng đường huyết trong máu sẽ tăng lên liên tục trong một thời gian dài, khiến cho các mạch máu ở dưới chân gặp vấn đề và biểu hiện là ngứa bàn chân. Do vậy, nếu bạn cảm thấy ngứa bàn chân liên tục thì bạn nên tới bệnh viện khám xem sao nhé.
Ngứa da
Khi nhận thấy da gặp những triệu chứng như phát ban, nổi mẩn, đỏ tấy,... thì chứng tỏ gan,thận của bạn đang gặp vấn đề. Nguyên nhân có thể do các chất độc, chất thải trong gan đang chưa được đào thải ra ngoài mà vẫn bị ứ đọng. Khi đó, cơ thể buộc phải bài tiết chúng ra ngoài qua đường mồ hôi, thẩm thấu qua da. Điều đó lí giải vì sao da bạn đột nhiên bị ngứa ngáy, phát ban, sưng đỏ,...
Ngứa mũi
Tình trạng ngứa mũi và mũi bị sưng tấy là dấu hiệu của bệnh viêm mũi dị ứng. Bệnh này thường gặp phải vào mùa đông khi thời tiết thay đổi, nhiệt độ giảm đột ngột và độ ẩm không khí cao. Những người mắc bệnh về khoang mũi rất dễ bị ngứa mũi, hắt hơi và sổ mũi thường xuyên.
Ngứa ngực
Vùng ngực luôn là khu vực nhạy cảm trên cơ thể của con gái, do đó, nếu thấy có những hiện tượng như ngứa rát, sưng đỏ hay đóng vẩy ở ngực thì bạn cũng không nên chủ quan xem thường. Đây có thể là một dấu hiệu của bệnh viêm da, hoặc nặng hơn là bệnh ung thư vú nên bạn cần đi khám ngay khi có dấu hiệu ngứa bất thường nhé!
Ngứa ở vùng kín
Nấm ngứa ở vùng kín là tình trạng có thể gặp ở cả nam giới và nữ giới. Tuy nhiên, rất nhiều người thường chủ quan về dấu hiệu bệnh lý này dẫn tới các biến chứng nguy hiểm.
Ngứa vùng kín có thể là biểu hiện giai đoạn đầu của các bệnh lý phụ khoa như viêm lộ tuyến, viêm âm đạo, viêm cổ tử cung, viêm tắc vòi trứng,... nếu không phát hiện sớm và can thiệp kịp thời thì rất có thể bệnh sẽ phát triển nặng, khó chữa trị gây những biến chứng khôn lường như ung thư cổ tử cung,... bạn sẽ có nguy cơ mất khả năng làm mẹ.
Đặc biệt đối với phụ nữ mang thai thì còn nguy hiểm hơn nữa. Việc bị mắc các bệnh viêm phụ khoa có khả năng tăng nguy cơ dị tật cho thai nhi, dễ sinh non, dễ sảy thai, sức đề khoáng của em bé sẽ yếu,... Khi sinh thường thì các vi khuẩn, nấm,... ở âm đạo của người mẹ rất dễ lây sang thai nhi mà thai nhi thì hệ miễn dịch còn yếu sẽ gây suy hô hấp, viêm da, viêm mạc miệng,...
Các loại ung thư da khiến nốt ruồi bị ngứa
Theo một nghiên cứu vào năm 2014, có đến 37% các tổn thương do ung thư da gây ngứa và 28% trường hợp gây ra cảm giác đau rát. Ngoài ung thư da hắc sắc tố, nốt ruồi bị ngứa còn có thể do các loại ung thư khác gây ra, bao gồm ung thư biểu mô tế bào đáy và ung thư biểu mô tế bào vảy.
Ung thư biểu mô tế bào đáy : Ung thư biểu mô tế bào đáy (BCC) là một trong những loại ung thư da phổ biến nhất. Bệnh thường phát triển tại những vùng da tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời như mặt và cổ. Nếu được phát hiện sớm, ung thư biểu mô tế bào đáy hoàn toàn có thể chữa khỏi.
Ung thư biểu mô tế bào vảy : Ung thư biểu mô tế bào vảy (SCC) là loại ung thư da phổ biến thứ 2 sau ung thư biểu mô tế bào đáy. Bệnh xảy ra khi có sự phát triển bất thường ở các tế bào vảy. Triệu chứng đặc trưng của loại ung thư da này là các mảng đỏ có vảy và các vết loét hở trên da.
Ung thư da hắc sắc tố là một trong những loại ung thư da nghiêm trọng nhất. Trong đó, những thay đổi bất thường của nốt ruồi (về hình dạng, kích thước, màu sắc, kết cấu) được xem là dấu hiệu đầu tiên của bệnh. Bên cạnh đó, khối u ác tính cũng có thể hình thành cùng những nốt ruồi mới mọc.
Các triệu chứng của ung thư da hắc sắc tố bao gồm:
Xuất hiện các mảng màu đen hoặc xanh đen bên trong nốt ruồi
Thay đổi màu da xung quanh nốt ruồi
Tình trạng đỏ và sưng lan sang các vùng da lân cận
Nốt ruồi hoặc các vùng da gần đó bị ngứa hoặc đau rát
Các vết loét không lành trên da
Trong một số trường hợp, ung thư hắc tố có thể xảy ra ở mắt, gây mờ mắt, mất thị lực hoặc xuất hiện các đốm đen trong mống mắt.
Ngứa chân
Nổi mẩn ngứa ở chân do mề đay: Triệu chứng đặc trưng của mề đay là cơ thể nổi mẩn đỏ ngứa ở nhiều vị trí như chân, tay, lưng, bụng,...Các nốt mẩn có màu hồng nhạt, gây ngứa ngáy, nóng rát trên da. Nguyên nhân bị ngứa nổi mề đay có thể do thay đổi thời tiết, di truyền, nhiễm khuẩn,...
Viêm da tiếp xúc gây nổi mẩn đỏ ngứa ở chân: Viêm da tiếp xúc là bệnh da liễu phổ biến hiện nay. Người mắc phải bệnh này thường có triệu chứng da nổi mẩn ngứa ở tay, chân, cổ, háng,... Các vùng da bị bệnh sẽ xuất hiện nhiều nốt mẩn màu đỏ nhạt hoặc hồng, có chứa chất lỏng ở đầu mụn. Nguyên nhân chủ yếu gây viêm da tiếp xúc là người bệnh tiếp xúc với một số tác nhân dễ kích ứng như lông động vật, mỹ phẩm, nước hoa, xà phòng,...
Nấm da chân: Nấm da chân là một dạng bệnh nhiễm trùng do nấm gây ra. Dấu hiệu nhận biết là người bệnh nổi mẩn ngứa ở mu bàn chân, lòng bàn chân,... Đối với bệnh nhân tiểu đường có thể xuất hiện tình trạng lở loét, chứa mủ, mụn đỏ,...
Nấm da chân có thể lây nhiễm cho người khác khi dùng chung các vật dụng như khăn tắm, tất chân, giày dép,... Nguyên nhân gây ra bệnh lý này là do chân tiết quá nhiều mồ hôi, để chân ẩm ướt trong thời gian dài, bệnh nhân đang bị tiểu đường,...
Nổi mẩn ngứa ở chân tay do viêm nang lông: Viêm nang lông còn có tên gọi khác là viêm lỗ chân lông, là bệnh lý do nấm, vi khuẩn gây ra. Người bệnh thường xuất hiện triệu chứng da nổi mẩn đỏ ngứa ở bắp chân, tay, đùi,...ảnh hưởng lớn đến thẩm mỹ. Một số trường hợp nặng, các nốt mẩn đỏ có thể xuất hiện mủ vàng hoặc trắng. Lúc này, người bệnh nên có biện pháp xử lý kịp thời để tránh tổn thương da nghiêm trọng.
Nổi mẩn ngứa ở mu bàn chân do tổ đỉa: Chàm tổ đỉa có triệu chứng cơ bản là nổi mẩn đỏ ngứa ở nhiều vị trí trên chân như mu bàn chân, lòng bàn chân,... Bệnh lý này không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe nhưng thường tái phát nhiều lần, gây nhiều phiền toái trong sinh hoạt cho người bệnh. Bệnh tổ đỉa thường xuất hiện chủ yếu vào mùa xuân hè. Nguyên nhân là do người bệnh tiết nhiều mồ hôi chân, nấm xâm nhập, do cơ địa dị ứng với hóa chất....
Bệnh vảy nến: Vảy nến là bệnh lý da liễu rất phổ biến hiện nay. Người mắc bệnh lý này sẽ có có triệu chứng nổi mẩn ngứa khuỷu tay, đầu gối, kẽ ngón chân,... Tại các vùng da bị vảy nến sẽ có cảm giác ngứa ngáy, khó chịu, da khô ráp. Ở những trường hợp nặng có thể xuất hiện mủ ở đầu mụn, dễ gây nhiễm trùng và bội khuẩn.
Nổi mẩn ngứa ở chân do Lupus ban đỏ: Lupus ban đỏ xuất hiện khi hệ thống miễn dịch của cơ thể suy giảm, không có khả năng phân biệt giữa các kháng nguyên bên ngoài và tự kháng nguyên. Dấu hiệu đặc trưng của bệnh lý này là nổi mẩn đỏ ngứa như muỗi đốt ở lòng bàn chân, tay, mặt, lưng,... Ngoài ra, người bệnh có thể xuất hiện thêm một số triệu chứng như sốt, đau nhức xương khớp, mệt mỏi kéo dài....
Chức năng gan, thận suy giảm: Chức năng gan suy giảm dẫn đến tình trạng giải độc gan kém, tích tụ nhiều độc tố trong cơ thể. Lúc này, độc tố tích lâu ngày sẽ phát ra bên ngoài qua một số biểu hiện như da nổi mẩn đỏ ngứa rát, mụn nhọt, ăn uống không ngon, mệt mỏi,... Lúc này, người bệnh cần tới cơ sở y tế để khám chữa và được tư vấn điều trị, phục hồi chức năng gan.
Thực hư chuyện uống nước đường đỏ có thể giảm đau bụng kinh? Uống nước đường đỏ có thể giảm bớt cơn đau bụng trong thời kỳ kinh nguyệt? Kinh nghiệm truyền tai nhau này có thật sự đáng tin và khoa học? Thực hư chuyện uống nước đường đỏ có thể giảm đau bụng trong kỳ kinh nguyệt Uống nước đường đỏ để giảm đau bụng khi "đến tháng" là lời truyền miệng mà không...