3 loại “gạo độc” ăn vào hại sức khỏe, gây ung thư và nhiều ảnh hưởng tiêu cực cho cơ thể
Gạo là loại lương thực phổ biến nhất đối với tất cả chúng ta, tuy nhiên, có 3 loại gạo tuyệt đối đừng nên ăn nếu không muốn mắc ung thư và nhiều bệnh khác.
Ngày thường, chúng ta thường ăn gạo như một loại lương thực chính, bên cạnh đó, con người còn tiêu thụ vô số các sản phẩm từ gạo. Chẳng hạn như gạo được ủ thành rượu hoặc làm một số món tráng miệng… Do đó, yếu tố chất lượng của loại gạo chúng ta tiêu thụ hàng ngày luôn được đặt lên hàng đầu.
Dưới đây là 3 loại gạo độc bạn tuyệt đối đừng nên ăn, chúng không những không nuôi dưỡng sức khỏe mà còn gây ung thư và nhiều ảnh hưởng tiêu cực khác cho cơ thể.
1. Gạo mốc
Theo quan điểm của người xưa, gạo mốc chỉ là có vết nấm mốc trên bề mặt thôi, sau khi lau sạch vẫn có thể ăn được bình thường. Tuy nhiên, bề mặt gạo sạch nấm mốc không có nghĩa là gạo không còn độc hại cho cơ thể con người. Nấm mốc của gạo là do nấm aspergillus flavus đã phát triển trong đó, việc loại bỏ nó khỏi gạo gần như là không thể, kể cả được nấu nướng ở nhiệt độ cao.
Aspergillus flavus sẽ tạo ra độc tố aflatoxin, không chỉ có thể gây chết gia cầm, gia súc mà còn gây ung thư cho cơ thể người với lượng nhỏ, với lượng lớn thì nguy cơ tử vong là rất cao. Nếu không may ăn phải, nấm mốc sẽ gây hại trực tiếp đến ruột và dạ dày, gan thận của bạn, rất có hại cho sức khỏe của cơ thể.
2. Gạo mốc tẩy trắng và gạo sáp
Gạo mốc có thể dễ dàng nhận thấy bằng mắt thường với những vệt, đốm màu xanh đen hoặc tím khá nổi bật trên nền gạo trắng. Tuy nhiên, gạo mốc tẩy trắng và gạo sáp lại không đơn giản như thế.
Giống như gạo bình thường, gạo mốc đã được tẩy trắng và tẩm sáp trên thị trường, bề ngoài nó trông rất hoàn hảo, thậm chí cho người ta cảm giác loại gạo đó rất an toàn. Đặc biệt là giới trẻ, họ thích sử dụng những loại gạo có vẻ ngoài đẹp, trắng tinh.
Tuy nhiên, việc tiêu thụ loại gạo này sẽ đe dọa đến gan của con người, bởi thực tế độc tố aflatoxin là chất gây ung thư được Tổ chức Y tế Thế giới xác nhận là không thể loại bỏ dù được bào mòn lớp bên ngoài hay xử lý qua nhiệt độ cao.
Trong khi đó, parafin lỏng được sử dụng để làm sáp gạo có nguồn gốc từ các sản phẩm phân đoạn của các hợp chất dầu mỏ, có thể gây kích ứng mạnh cho ruột và dạ dày của con người. Tiêu thụ lâu dài có thể gây khó chịu cho dạ dày và các triệu chứng như viêm dạ dày, đường ruột.
Do đó, tốt nhất khi đi mua gạo, bạn đừng nên chọn các loại gạo có vẻ ngoài quá bóng bẩy, trắng tinh bởi cũng giống như con người, các hạt gạo đâu thể “mười phân vẹn mười”.
Video đang HOT
Gạo có mùi thơm khi được nấu lên luôn là loại gạo yêu thích của nhiều gia đình, bắt nguồn từ thực tế đó, nhiều cơ sở sản xuất kém uy tín đã tẩm thêm các loại phụ gia, hương liệu để gạo có mùi thơm hơn.
Tuy nhiên, chúng ta phải biết rằng hương liệu là một chất hóa học tổng hợp, tác hại của nó là không thể phủ nhận, nếu tiêu thụ quá nhiều cũng sẽ gây hại cho gan và thận.
Để tránh gặp phải loại gạo này, khi đi chọn mua gạo, bạn có thể bốc một nắm gạo lên đưa gần mũi để ngửi, nếu gạo có mùi thơm lạ hoặc sau khi bỏ gạo xuống mà tay bạn vẫn còn thoang thoảng mùi thơm lạ đó thì tốt nhất đừng nên mua. Gạo thơm “xịn” là loại gạo có mùi thơm nhẹ nhàng, tươi mát, có cảm giác như vị ngọt thanh.
Cứ nghĩ đang béo lên, cô bé 11 tuổi đi khám mới biết bị ung thư buồng trứng: Bệnh ngày càng trẻ hóa, hãy cảnh giác với những tín hiệu của bệnh!
Một bác sĩ phụ khoa thuộc Bệnh viện liên kết đầu tiên của Đại học Y khoa Wenyi (Trung Quốc) cho biết chỉ trong 2 tuần đầu tháng 6, bệnh viện đã liên tục tiếp nhận 4 trường hợp bệnh nhân bị khối u buồng trứng với độ tuổi mắc trung bình là 15 tuổi, bệnh nhân trẻ nhất mới chỉ 11 tuổi.
Cô bé Xiaoxue (11 tuổi, ở Chiết Giang) dần tăng cân trong giai đoạn phát triển. Cách đây một thời gian, Xiaoxue thường có triệu chứng đau bụng mà không có bất kỳ triệu chứng nào khác. Gia đình cô bé cho rằng Xiaoxue đang bị viêm dạ dày hoặc viêm đường ruột do chế độ ăn uống không phù hợp nên đã đưa cô đi kiểm tra. Sau khi kiểm tra và uống thuốc tại phòng khám địa phương, các triệu chứng được cải thiện phần nào nhưng không dứt hẳn.
Gần đây, Xiaoxue đột nhiên cảm thấy đau bụng trở lại và mức độ đau tăng lên nhiều lần so với trước, ngay lập tức gia đình đưa cô bé đến Bệnh viện liên kết đầu tiên của Đại học Y khoa Wenyi để điều trị. Kết quả siêu âm cho thấy có khối u trong buồng trứng và chỉ số khối u trong máu rất cao.
" Bệnh nhân có biểu hiện bụng phình rất to khi đến khám, trong khi đó cha mẹ của bệnh nhân vẫn cứ nghĩ rằng đó là do cô bé tăng cân nên họ đã không chú ý", Bác sĩ Zhang Yuyang, Phó Khoa Phụ khoa của Bệnh viện liên kết đầu tiên của Đại học Y khoa Wenyi, người trực tiếp khám cho Xiaoxue cho biết.
Khi kiểm tra thêm, bác sĩ xác nhận Xiaoxue có khối u buồng trứng ác tính. Các khối u buồng trứng xuất hiện trong độ tuổi còn nhỏ như vậy là tương đối hiếm và các khối u buồng trứng phát triển lớn thậm chí còn hiếm hơn.
Để chữa trị, bác sĩ Zhang cho rằng do Xiaoxue chỉ mới 11 tuổi nên sau này chắc chắn cô bé vẫn muốn có khả năng sinh con vậy nên các bác sĩ sẽ chỉ loại bỏ các phần xung quanh và một số mô bị bệnh. " Từ hình ảnh siêu âm, khối u có đường kính 12cm nhưng kích thước thực tế của nó chắc chắn sẽ lớn hơn 12cm và cũng có một tình huống là nó có thể lan rộng ra", bác sĩ Zhang nhận định. Do đó, cô bé cũng cần xạ trị và hóa trị sau phẫu thuật. Hiện tại, Xiaoxue đã hồi phục tốt sau hai đợt hóa trị.
Tuy nhiên, không phải bệnh nhân nào cũng may mắn giữ lại được khả năng sinh con như trường hợp của Xiaoxue. Trước đó, Khoa Phụ khoa thuộc Bệnh viện liên kết đầu tiên của Đại học Y khoa Wenyi cũng đã tiếp nhận trường hợp một cô gái Xiao Wu (16 tuổi, ở An Huy).
Xiao Wu luôn nghĩ rằng mình đang béo lên, cho đến khi cơn đau bụng dữ dội khiến cô buộc phải vào bệnh viện để kiểm tra. Sau khi kiểm tra, bác sĩ cho rằng hướng điều trị là cần phải loại bỏ tất cả tử cung, buồng trứng và các bộ phận liên quan có thể bị khối u di căn, điều đó có nghĩa là Xiao Wu sẽ hoàn toàn mất cơ hội được sinh con và làm mẹ.
Ngoài hai bệnh nhân nhỏ bị khối u ác tính buồng trứng nêu trên, bệnh viện cũng tiếp nhận trường hợp 2 học sinh trung học 16 và 18 tuổi mắc bệnh khối u buồng trứng.
Bác sĩ Zhang nhận định, từ các trường hợp ca bệnh được bệnh viện liên tiếp tiếp nhận trong thời gian gần đây, có thể thấy ung thư buồng trứng đang có xu hướng trẻ hóa về độ tuổi mắc phải. Để phát hiện và phương án chữa trị kịp thời, hãy chú ý đến các dấu hiệu dưới đây.
Các triệu chứng sớm của ung thư buồng trứng
Buồng trứng nằm sâu trong khoang chậu, do đó, không dễ để phát hiện ung thư ở cả hai bên tử cung. Hầu hết các khối u buồng trứng đã di căn và lan rộng thì mới xuất hiện các triệu chứng rõ ràng, tỷ lệ sống thêm 5 năm chỉ khoảng 30-40%.
Các triệu chứng ung thư buồng trứng sớm dễ bị bỏ qua, bao gồm:
- Khó chịu ở bụng: khó tiêu, đầy bụng, đặc biệt là đầy hơi sau khi ăn. Khoảng 2/3 bệnh nhân ung thư buồng trứng có triệu chứng cổ trướng. Phụ nữ thừa cân, béo phì thường bỏ qua các triệu chứng ung thư.
- Rối loạn chức năng buồng trứng: tăng hoặc rối loạn dòng chảy kinh nguyệt.
Một khi nghi ngờ có khối u ác tính buồng trứng, nguyên tắc điều trị đầu tiên là sự kết hợp giữa phẫu thuật và hóa trị. Thuốc hóa học là liệu pháp bổ trợ chính. Các khối u buồng trứng ác tính rất nhạy cảm với hóa trị và có thể đạt được hiệu quả nhất định ngay cả khi khối u đã di căn. Xạ trị là một liệu pháp bổ trợ cho phẫu thuật và hóa trị.
Các yếu tố nguy cơ gây khối u ác tính buồng trứng
Hiện tại, nguyên nhân gây ra khối u ác tính buồng trứng vẫn chưa rõ ràng. Tuy nhiên, có thể chỉ ra một số các yếu tố nguy cơ chính là:
- Yếu tố di truyền và gia đình: 20-25% bệnh nhân có khối u buồng trứng ác tính có tiền sử gia đình, hay được gọi là ung thư buồng trứng cụm gia đình, khởi phát ở nhiều thế hệ.
- Các yếu tố môi trường: bức xạ ion hóa, amiăng và hoạt thạch có thể làm tăng nguy cơ gây ung thư buồng trứng. Hút thuốc và cholesterol quá nhiều trong chế độ ăn uống cũng có thể làm tăng nguy cơ ung thư.
- Yếu tố nội tiết: Quá trình rụng trứng và hồi phục buồng trứng cũng có thể liên quan đến sự khởi phát của ung thư.
Làm thế nào để ngăn ngừa ung thư buồng trứng?
1. Chế độ ăn uống hợp lý, ít chất béo và nhiều canxi
Nếu chế độ ăn uống chứa quá nhiều chất béo bão hòa, thì phụ nữ bị thiếu canxi, dễ bị ung thư buồng trứng, vì vậy phụ nữ nên ăn một chế độ ăn uống cân bằng, ăn nhiều chất xơ, rau và trái cây, giảm lượng chất béo trong chế độ ăn uống và ăn uống hợp lý hơn canxi, từ đó làm giảm tỷ lệ mắc ung thư buồng trứng.
2. Tập thể dục nhiều hơn
Nghiên cứu cho thấy những phụ nữ tập thể dục thường xuyên có nguy cơ mắc ung thư tổ thấp hơn 27% so với những phụ nữ tập thể dục ít hơn . Nếu phụ nữ không có thời gian để tập thể dục, hãy thường xuyên làm việc nhà cường độ trung bình như lau chùi, sử dụng máy hút bụi... Thời gian làm việc tốt nhất là khoảng 3-4 giờ mỗi tuần.
3. Không sử dụng thuốc vô tội vạ
Nếu bạn là một phụ nữ thường xuyên sử dụng thuốc kinh nguyệt và thuốc tránh thai, thì nguy cơ phát triển ung thư buồng trứng sẽ tăng lên rất nhiều. Vì sức khỏe của bạn, bạn không nên sử dụng các loại thuốc này thường xuyên, đây là một cách quan trọng để tránh phát triển ung thư buồng trứng.
4. Nhóm nguy cơ cao nên kiểm tra thường xuyên
Phụ nữ có các yếu tố nguy cơ sau đây nên được kiểm tra thường xuyên:
- Có tiền sử gia đình, một người thân bị ung thư vú, ung thư buồng trứng hoặc các bệnh ung thư liên quan khác.
- Có đột biến gen (như đột biến gen BRCA).
- Chưa sinh con hoặc vô sinh.
- Sử dụng lâu dài liệu pháp thay thế hormone.
- Có tiền sử lạc nội mạc tử cung.
4 dấu hiệu không thể bỏ qua cảnh báo ung thư đường tiêu hóa phổ biến nhất TS.BS Phạm Văn Bình, Bệnh viện K cho biết, nhiều bệnh nhân khi phát hiện ung thư dạ dày đã sốc, ngỡ ngàng vì nghĩ đầy bụng, khó tiêu đơn giản là triệu chứng viêm dạ dày. TS.BS Phạm Văn Bình, Giám đốc Trung tâm phẫu thuật nội soi Robot, Trưởng khoa Ngoại bụng 1, Bệnh viện K cho biết , ung thư...