3 kỹ năng sống cần thuộc nằm lòng trước khi tốt nghiệp trung học
Rachel Garlinghouse, cựu giảng viên đại học ở Mỹ cho biết, nhiều sinh viên chưa sẵn sàng cho cuộc sống sau bậc trung học do thiếu kỹ năng cơ bản.
Trong suốt 9 năm giảng dạy ở trường đại học, Rachel có từ 50-70 sinh viên mỗi học kỳ, hầu hết mới tốt nghiệp trung học.
Khi cô trò chuyện trực tiếp với tân sinh viên, nhiều em thú nhận luôn được bố mẹ hỗ trợ trong mọi việc. Khi nảy sinh vấn đề, phụ huynh hầu như luôn lường trước để can thiệp và quyết định kết quả.
Nhưng điều thú vị là không phải sinh viên nào cũng biết ơn tất cả “sự trợ giúp” đó, nhất là khi các em bắt đầu cảm thấy khó thích nghi với hoàn cảnh mới.
Rachel Garlinghouse rút ra nhiều kinh nghiệm dạy con sau nhiều năm tiếp xúc với sinh viên đại học. (Ảnh: Insider)
Là bà mẹ 4 con, Rachel muốn chia sẻ những gì mình đã rút ra được khi còn là giảng viên đại học với các phụ huynh khác. Dưới đây là 3 kỹ năng sống cần thiết mà cô tin rằng phụ huynh nên dạy con trước khi tốt nghiệp trung học và bước qua ngưỡng cửa đại học.
Video đang HOT
Kỹ năng giao tiếp rõ ràng và trung thực
Rachel đã chứng kiến rất nhiều sinh viên mất bình tĩnh khi xảy ra chuyện bất ngờ, nổi cơn thịnh nộ hoặc thực sự sụp đổ. Trong khi đó, giảng viên đại học không có thời gian và cũng không có nghĩa vụ uốn nắn hành vi của sinh viên.
” Khi con gặp khó khăn về bất cứ điều gì, bố mẹ hãy dạy con cách thông báo với người phụ trách. Yêu cầu con chủ động, trung thực, biết chịu trách nhiệm với những gì liên quan đến bản thân. Giữ bình tĩnh và thái độ lịch sự khi giao tiếp cũng rất quan trọng“, cô chia sẻ.
Quan tâm đến vấn đề sức khỏe
Cụm từ “sinh viên năm nhất 15″ (freshman 15) khá phổ biến ở Mỹ và Canada, chỉ việc nhiều sinh viên tăng 15 cân hoặc hơn trong học kỳ đầu tiên ở trường đại học. Không được phụ huynh chuẩn bị từng bữa ăn như trước, sinh viên có thể cảm thấy hoàn toàn tự do và thoải mái lựa chọn chế độ ăn uống kém lành mạnh.
Rất ít sinh viên của Rachel sử dụng phòng tập thể dục ở trường, điều này không chỉ liên quan đến vấn đề cân nặng mà còn gây căng thẳng do thiếu vận động. Một số học sinh mắc chứng rối loạn lo âu trong năm đầu đại học, do đó Rachel thường xuyên phải khuyên các em tìm kiếm sự hỗ trợ từ trung tâm dịch vụ sức khỏe tâm thần. Tuy nhiên, cô nghĩ phụ huynh nên dạy con các bài học về dinh dưỡng và sức khỏe từ sớm để tránh tình trạng đáng ngại này.
Cách quản lý tiền thông minh
Nhiều sinh viên nhanh chóng trở thành “con nợ” khi vừa rời xa vòng tay bố mẹ. Bị phấn khích bởi cảm giác tự do, sinh viên có thể không đưa ra quyết định tài chính tốt nhất. Sự ham vui và bốc đồng của tuổi trẻ cũng khiến các em gặp rắc rối với vấn đề tiền nong.
Theo Rachel, bố mẹ cần giúp con học cách lập kế hoạch ngân sách từ những năm trước đó. Hãy khuyến khích con theo dõi số tiền của mình, ghi chép chi tiêu và tìm cách xử lý rắc rối kịp thời. Trước khi lâm vào cảnh nợ nần chồng chất, con nên đề nghị được giúp đỡ.
Dạy con nắm bắt cơ hội kiếm tiền cũng là việc nên làm. Khi hiểu được kiếm tiền rất khó khăn, sinh viên có thể trân trọng đồng tiền và học cách chi tiêu hợp lý hơn.
Hà Nội yêu cầu triển khai các giải pháp bảo đảm an toàn cho học sinh
Để đảm bảo an toàn cho học sinh trong những ngày đầu của năm học mới, Sở GD&ĐT Hà Nội yêu cầu các nhà trường triển khai đồng bộ, hiệu quả các giải pháp bảo bảo an ninh, an toàn trường học.
Ảnh minh họa
Theo đó, Sở GD&ĐT Hà Nội yêu cầu các trường cần triển khai các giải pháp bảo bảo an ninh, an toàn trường học; rà soát, kiểm tra cơ sở vật chất, hệ thống điện, cây xanh, hệ thống cấp thoát nước... đảm bảo an toàn tuyệt đối cho học sinh, cán bộ giáo viên, nhân viên khi tổ chức, tham gia các hoạt động giáo dục và dạy học trong nhà trường.
Đặc biệt, Sở lưu ý các giải pháp đảm bảo an toàn tuyệt đối trong việc đưa đón học sinh. Với những trường có tổ chức đưa đón học sinh bằng xe ô tô, phải lựa chọn đơn vị cung cấp dịch vụ có uy tín, xe đảm bảo chất lượng yêu cầu kỹ thuật để vận hành an toàn, lái xe có ý thức và có tinh thần trách nhiệm cao, nghiêm túc thực hiện các quy định về bảo đảm trật tự an toàn giao thông.
Phải rà soát quy trình trẻ, quản trẻ từ gia đình (điểm đón trẻ) lúc đến trường và trong thời gian học tập tại trường cho đến khi bàn giao trẻ cho gia đình bảo đảm chặt chẽ, rõ trách nhiệm; thông báo rộng rãi quy trình này đến cán bộ, giáo viên, nhân viên và cha mẹ học sinh để cùng phối hợp, giám sát thực hiện bảo đảm tuyệt đối an toàn cho học sinh.
Các trường cần rèn luyện cho học sinh có kỹ năng tự bảo vệ khi bị vào hoàn cảnh nguy hiểm, kỹ năng phòng, chống tai nạn giao thông, đuối nước và tai nạn thương tích. Rèn luyện kỹ năng ứng xử văn hóa, chung sống hòa bình, phòng ngừa bạo lực và các tệ nạn xã hội, làm việc tốt hơn, có khả năng xử lý hiệu quả, đúng đắn các tình huống khó khăn trong học tập, cuộc sống. Rèn luyện sức khỏe, có ý thức tự bảo vệ chăm sóc sức khỏe.
Khi học sinh đi học trở lại, các nhà trường sẽ tổ chức bữa ăn bán trú cho học sinh. Do đó, Sở yêu cầu các trường học, cơ sở giáo dục có bếp ăn tập thể phải đảm bảo đủ các điều kiện an toàn thực phẩm và tiến hành tổng vệ sinh bếp ăn, nhà ăn trước khi tổ chức phục vụ học sinh, giáo viên, không để xảy ra sự cố an toàn thực phẩm trong nhà trường.
Cùng với đó, cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền góp phần tạo chuyển biến trong nhận thức để mỗi cán bộ, giáo viên, học sinh cùng hành động bảo vệ môi trường không sử dụng, xả thải những vật dụng làm bằng ni lông ra môi trường, hạn chế sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần, thực hiện đổ rác đúng giờ, đúng nơi quy định của khu dân cư...
Duy trì việc vệ sinh phòng học, lớp học và tổng vệ sinh toàn trường hàng tuần. Duy trì nền nếp tập thể dục giữa giờ bằng các bài tập phù hợp với từng cấp học, lứa tuổi. Tổ chức 100% học sinh cam kết nghiêm chỉnh chấp hành Luật Giao thông, chú trọng việc đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên mô tô, xe máy, xe đạp điện khi tham gia giao thông.
Trước ngày khai giảng, khu vực trước cổng trường phải đảm bảo an toàn, sạch sẽ, thông thoáng; phối hợp với chính quyền địa phương giải tỏa hàng quán, đảm bảo trật tự an toàn giao thông xung quanh cổng trường.
Các nhà trường cần kiểm tra cơ sở vật chất để kịp thời phát hiện các nguy cơ mất an toàn cho giáo viên, học sinh và có biện pháp khắc phục để không xảy ra sự việc đáng tiếc.
Ninh Bình triển khai tư vấn nghề nghiệp, việc làm trong trường học Sở GD&ĐT Ninh Bình đã lên kế hoạch triển khai thực hiện công tác tư vấn nghề nghiệp, việc làm và hỗ trợ khởi nghiệp trong các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh. Học sinh cần được tiếp cận với tư vấn nghề nghiệp sớm Theo đó, việc định hướng nghề nghiệp đối với cấp tiểu học sẽ giáo dục học...