3 học sinh ở TP.HCM mắc Covid-19 trong ngày đầu tới lớp
Ngày 14/2, TP.HCM phát hiện 3 ca mắc Covid-19 trong trường học. Sở GD&ĐT TP.HCM yêu cầu tầm soát các trường hợp di chuyển giữa các địa phương trong dịp Tết.
Chiều 14/2, tại buổi họp báo cung cấp thông tin của Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 và phục hồi kinh tế TP.HCM, ông Trịnh Duy Trọng, Trưởng phòng Chính trị tư tưởng, Sở GD&ĐT TP.HCM thông tin về tỷ lệ học sinh đến trường trong ngày đầu tiên bậc mầm non, tiểu học, lớp 6 đi học lại.
Theo đó, khối mầm non (trẻ 3-6 tuổi) đến trường đạt 66,33%. Ở bậc tiểu học, tỷ lệ trẻ đến trường là 95,99%. Với khối 6, học sinh đi học trở lại đạt 94,64%.
Trong ngày đầu tiên đi học, TP.HCM đã phát hiện 3 ca nhiễm ở các bậc mầm non, tiểu học và lớp 6. Cả 3 trường hợp F0 phát hiện tại trường đều được xử lý đúng quy trình. Các học sinh F1 đã được xét nghiệm đều có kết quả âm tính với SARS-CoV-2.
Học sinh lớp 1 trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng ăn trưa tại lớp trong ngày đầu đến trường. Ảnh: Phương Lâm.
Ông Trọng đánh giá thời gian nghỉ Tết, người dân giao lưu tiếp xúc nhiều. Học sinh, giáo viên di chuyển giữa các địa phương nên tuần đầu quay trở lại trường có thể phát sinh ca bệnh.
Video đang HOT
Sở GD&DT dự báo trong tuần này và những ngày tiếp theo tình hình dịch bệnh có diễn biến phức tạp ở các cơ sở giáo dục. Do đó, sở đã có văn bản khẩn, yêu cầu thực hiện các quy định phòng chống dịch bệnh sau Tết Nguyên đán.
Sở yêu cầu tổ chức theo dõi, xét nghiệm tầm soát các trường hợp cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh có di chuyển ra vào thành phố trước và sau Tết Nguyên đán. Các đơn vị phối hợp chặt chẽ với ngành y tế địa phương thực hiện đúng quy trình xử lý đối với F0, F1 đang làm việc và học tập tại các cơ sở giáo dục.
Ông Trọng cho hay trong ngày đầu tiên đi học trở lại, nhiều trường đã tổ chức bán trú để tạo điều kiện thuận lợi cho phụ huynh, học sinh. Tuy nhiên, một số cơ sở giáo dục chưa tổ chức được hoạt động bán trú bởi chưa đảm bảo điều kiện cơ sở vật chất, điều kiện phòng dịch. Ngành giáo dục cũng đã tổ chức tập huấn, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, đảm bảo dinh dưỡng và nghiêm ngặt công tác phòng dịch.
Thời điểm toàn bộ học sinh quay lại trường học, Sở GD&ĐT TP.HCM cũng đã hướng dẫn các khoản thu trong nhà trường. Các cơ sở giáo dục công lập sẽ không thu học phí theo nghị quyết miễn học phí đối với học sinh công lập trong năm học 2021-2022 của HĐND TP.HCM.
Các cơ sở giáo dục ngoài công lập thực hiện thông báo công khai đến từng phụ huynh học sinh về chính sách đặc thù hỗ trợ học phí cho trẻ mầm non, học sinh phổ thông ngoài công lập trong năm học 2021-2022 (theo nghị quyết 17/2021/NQ-HĐND của HĐND TPHCM). Khi thu học phí, các trường ngoài công lập phải thực hiện việc giảm trừ các khoản thu tương ứng với mức hỗ trợ theo nghị quyết của HĐND TP.HCM đối với học sinh.
Sở GD&ĐT TP.HCM yêu cầu các trường ngoài công lập thực hiện ổn định các khoản thu học phí và các khoản thu khác trong học kỳ II, bảo đảm không tăng so với năm học trước. Với các khoản thu khác, các đơn vị phải dự toán thu chi cho từng nội dung trước khi tổ chức thông báo thu.
Tất cả khoản thu phải thông báo đầy đủ, công khai bằng văn bản đến từng phụ huynh học sinh (nêu rõ nội dung các khoản thu theo quy định, khoản thu theo thỏa thuận và khoản thu hộ – chi hộ); khi thu phải cấp hóa đơn thu tiền cho từng học sinh thông qua bộ phận tài vụ của nhà trường, tuyệt đối không được giao cho giáo viên trực tiếp thu, chi tiền.
Tuyến cáp quang lại đứt, nhiều phụ huynh than vì con phải học online
Thông tin từ báo Tuổi Trẻ đăng tải ngày 6/9, đại diện nhà mạng cho biết tuyến cáp quang biển Asia Africa Europe 1 (AAE-1) vừa gặp sự cố trên nhánh kết nối hướng Singapore.
Việc sửa chữa phần cáp quang bị hư hỏng cần rất nhiều thời gian. (Ảnh minh họa: VTC News)
Theo đánh giá từ đại diện một nhà cung cấp, sự cố này ảnh hưởng tới khoảng 20% dung lượng kết nối internet của các nhà mạng. Một số đường truyền tới các website quốc tế sẽ rơi vào tình trạng chậm kết nối tại vài thời điểm trong ngày. Tuy vậy, đại diện nhà mạng này cho biết, đường truyền trong nước vẫn diễn ra bình thường, không bị ảnh hưởng quá lớn. Tính đến thời điểm hiện tại, nguyên nhân của sự cố vẫn chưa được xác định hay khắc phục xong.
Trong năm 2021, đây là lần thứ 2 cáp quang biển AAE-1 gặp vấn đề. Ở thời điểm sự cố xảy ra lần thứ nhất, tuyến cáp quang bị đứt một phần sợi quang trên phân đoạn S1H.1, các chuyên gia phải mất hơn 1 tháng để có thể khắc phục hoàn toàn (từ cuối tháng 5 đến giữa tháng 7).
Trước thông tin cáp quang AAE-1 gặp vấn đề, mặc dù nhà mạng thông tin rằng không ảnh hưởng nhiều đến đường truyền trong nước nhưng một số phụ huynh vẫn cảm thấy quan ngại. Lý do là bởi hàng chục triệu học sinh đang bước vào năm học mới có thể bị ảnh hưởng khi học trực tuyến.
Internet ảnh hưởng không nhỏ đến việc học tập của học sinh trong thời điểm hiện tại.
Cụ thể, chia sẻ với chúng tôi, chị Hải Linh (trú tại phường Linh Trung, TP. Thủ Đức) chia sẻ: " Công việc của tôi là giám sát qua hệ thống camera, vì vậy đường truyền internet rất quan trọng. Vài ngày gần đây, mạng rất kém, trong giờ cao điểm còn hay bị rớt xuống vạch thứ 2 khiến công việc gián đoạn. Chưa kể tới việc, con gái tôi chuẩn bị học trực tuyến theo chương trình lớp 4. Việc cáp quang đứt khiến tôi rất lo lắng, mong sẽ được khắc phục sớm ".
Chia sẻ với báo Tuổi Trẻ vào ngày 6/9, một phụ huynh tại TP.HCM cho biết ngày đầu con trai trở lại học tập, hệ thống giảng dạy liên tục báo bận. Bà nói thêm, đây là hiện tượng chung của tất cả thành viên trong lớp, mặc dù các phụ huynh đã đóng 140.000 đồng/tháng để con em được học trực tuyến. Mặc dù chưa xác định được nguyên nhân là do đường truyền hay phần mềm lỗi nhưng vị phụ huynh này cũng khá lo lắng cho chất lượng học tập của con trong vài ngày tới.
Một số trường THPT tại TP.HCM gặp sự cố trong ngày đầu tiên học trực tuyến. (Ảnh: Tuổi Trẻ)
AAE-1 là một trong 5 tuyến cáp quang biển quan trọng (4 loại còn lại là AAG, APG, IA, SMW3), chiếm dung lượng cao trong việc kết nối internet từ Việt Nam đi quốc tế. Tuyến này có chiều dài khoảng 23.000km và được đưa vào khai thác từ tháng 7/2021, đóng vai trò nâng cao chất lượng hướng châu Âu, Trung Đông cũng như cung cấp bổ sung thêm dung lượng và dự phòng tới hướng kết nối đi Hong Kong và Singapore.
Vào đầu tháng 7, dân tình cũng xôn xao trước thông tin một nhà cung cấp mạng đang cùng các tập đoàn quốc tế (CHT, CMI, DHT, Facebook, KDDI, Singtel, SKB, Telin và TICC) đầu tư vào tuyến cáp biển. Dự tính, chiều dài cáp ngầm dưới biển này sẽ có chiều dài khoảng 10.500km, ứng với mức kinh phí khoảng 429 triệu USD (tương đương 9.764 tỉ đồng).
Các chuyên gia xác định, khi xây dựng thành công thì hệ thống này sẽ kết nối các quốc gia trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương gồm Singapore - Thái Lan - Việt Nam - Trung Quốc - Hàn Quốc - Nhật Bản ở 10 điểm cập bờ.
Hiện tại, các chuyên gia chưa có kế hoạch cụ thể trong việc khắc phục sự cố về đường truyền mạng. Dẫu vậy, mọi người cũng hi vọng tình trạng này sớm ổn định, nhằm hỗ trợ tốt công tác học tập và làm việc trực tuyến hiện nay.
Dành cho các em những gì tốt nhất Dù ngày khai giảng đã qua nhưng những cảm xúc, dư âm ngày khai giảng đem lại là rất đáng nhớ, bởi đó là kỳ khai giảng đặc biệt của thầy cô giáo và các em học sinh (HS). Hai năm qua, dịch Covid-19 tràn đến, trẻ em Việt Nam cũng như nhiều trẻ em trên thế giới đã có những ngày dài...