‘3 em trên sàn thì 1 em sẽ rớt’
Ngay sau khi điểm sàn chính thức cho các hệ ĐH-CĐ năm 2011 được công bố, trao đổi với báo chí, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga nói Bộ đã tính toán mức dôi dư rất lớn giữa số lượng thí sinh thiếu và thừa. Theo tính toán, cứ 3 em trên điểm sàn, nếu nộp hồ sơ và đồng ý vào các trường còn chỉ tiêu thì 1 em sẽ bị rớt.
Thứ trưởng Bùi Văn Gia
Thưa Thứ trưởng, năm nay nhiều trường, đặc biệt các trường ngoài công lập gặp rất nhiều khó khăn, thậm chí đứng trước nguy cơ phải đóng cửa. Bộ có giải pháp gì giúp các trường?
Thứ trưởng Bùi Văn Ga: Theo tổng hợp chung, điểm thi khối C năm nay ở các môn Ngữ văn và Địa lý rất tốt. Điểm sàn khối C tập trung vào phần trung bình rất cao. Do đó điểm sàn năm nay không thay đổi.
Khi xác định điểm sàn, Bộ đã tổng hợp tất cả thông tin liên quan kết quả tuyển sinh, từng tỉnh, vùng miền khác nhau.
Với mức điểm này, Bộ đã tính toán mức dôi dư rất lớn giữa số lượng thí sinh thiếu và thừa. Ví dụ , ở khối A số lượng dư hơn 1,5 lần số thiếu; khối B số dư/số thiếu là 21 lần, năm ngoái khối này chỉ số lượng hơn nhau chỉ 8 lần. Sở dĩ như vậy vì lượng hồ sơ ảo nộp vào khối B là rất lớn trong các năm là rất lớn, các trường khó khăn khi tuyển sinh. Các khối C, D mức dư vẫn tương đương so với năm ngoái.
Bộ cũng đã có thống kê, những vùng miền có số lượng thí sinh thiếu như Tây Bắc, ĐBSCL…, nếu các em không trúng tuyển ở khu vực các thành phố lớn mà quay về học các trường địa phương số lượng dư hơn rất nhiều. Ví dụ, nếu các thí sinh không đỗ ở TP.HCM mà quay về khu vực ĐBSCL thì số lượng dư ra tới 2 lần so với chỉ tiêu.
Vùng núi phía Bắc, thí sinh khối D không đỗ NV1 ở Hà Nội mà quay về thì số lượng dư ra gấp 10 lần chỉ tiêu của các trường.
Còn ở các tỉnh miền Trung -Tây Nguyên, nếu các em thi khối A ở khu vực lớn không đỗ NV1 mà quay về thì số lượng dư ra gấp 20 lần số lượng trúng tuyển. Chỉ cần thí sinh ở các tỉnh này nếu không trúng tuyển NV1 mà quay về các trường địa phương, số lượng dư ra đã rất lớn.
Năm nay, các thí sinh còn có thể nộp NV2, NV3 nhiều lần cho nên nếu không trúng tuyển NV1, NV2 mà quay về học tại các địa phương thì sẽ điền đây chỉ tiêu cần thiết của các trường. Kiến nghị xác định điểm sàn của các trường, Bộ đã xem xét rất kỹ.
Video đang HOT
Theo tính toán, cứ 3 em trên điểm sàn nếu nộp hồ sơ và đồng ý vào các trường còn chỉ tiêu thì 1 em sẽ bị rớt. Số lượng trên sàn vẫn dư so với chỉ tiêu rất nhiều. Như vậy, còn rất nhiều cửa để các em học TCCN, trường nghề và vào học các hệ đào tạo khác rất nhiều.
Vì sao trong nhiều năm, như năm ngoái, ta cũng lấy vậy mà nhiều trường vẫn không tuyển đủ thí sinh?
Năm ngoái, ta không cho thí sinh được nộp NV2, NV3 nhiều lần. Năm nay các em có thể theo dõi thông tin tuyển sinh trên website các trường để chủ động nộp NV2, NV3 vào các trường. Thêm nữa, việc dư chỉ tiêu nhưng thí sinh không nộp hồ sơ vào vì trường chưa đủ sức hút, chưa tạo được uy tín như các trường mới thành lập, chứ chỉ tiêu thì hoàn toàn dư thừa.
Năm nay, việc vận dụng theo điều 33, Quy chế tuyển sinh ĐH-CĐ có thể lấy thấp xuống điểm sàn bao nhiêu điểm?
Quy chế tuyển sinh có nói rõ những vùng miền khó tuyển, những ngành nghề khó tuyển, những trường đào tạo nhân lực cho địa phương có thể vận dụng điều 33. Như vậy, khoảng cách giữa các khu vực sẽ được giảm xuống 1 điểm thay vì 0,5 điểm. Năm nay điểm sàn là 13 thì điểm khu vực của các trường sẽ là 10 điểm, giảm 3 điểm.
Rất nhiều trường cả công lập, ngoài công lập số lượng thí sinh đạt trên 10 điểm có nơi chưa đạt 50%, phải lấy NV2, NV3 đến 2/3 số lượng mà vẫn khó khăn. Vậy có giải pháp nào giải quyết việc này không, thưa ông?
Việc thi 3 chung không chỉ để các trường lấy thí sinh cho riêng mình mà còn để tuyển thêm NV2, NV3 để lấp đầy chỉ tiêu. Và các trường phải công khai những thông tin tuyển sinh đó (việc thiếu, lấy bao nhiêu).
Như vậy, từng trường phải làm công tác quảng bá cho tốt để thu hút thí sinh. Các trường nếu tuyển ít nhưng chất lượng tốt thì năm sau thí sinh sẽ quảng bá cho nhau, dần dần qua các năm số lượng thí sinh sẽ đông lên.
Liệu sang năm việc tuyển sinh của chúng ta có đổi mới gì?
Hiện, Bộ đã và đang nghiên cứu để việc tuyển sinh nhẹ nhàng hơn. Chủ trương là thế, còn giải pháp kĩ thuật làm như thế nào cho nhẹ nhàng, hiệu quả những chuyên gia của Bộ và các trường đang nghiên cứu.
Có ý kiến cho rằng, kéo dài NV3 là không cần thiết vì sợ có người lợi dụng kéo hồ sơ của thí sinh trường này sang trường khác. Vậy Bộ có cơ chế nào để kiểm soát việc này?
Chủ tịch Hội đồng tuyển sinh phải có trách nhiệm trước Bộ trưởng việc tuyển đúng đối tượng và quy chế. Nếu sai, sẽ bị xử lí theo đúng quy chế.
- Cảm ơn ông!
Theo VNN
Sàn đại học dự kiến khoảng 13 -14 điểm
Sáng nay, Bộ GD&ĐT sẽ công bố điểm sàn đại học. Trao đổi với VnExpress, Thứ trưởng Bùi Văn Ga cho biết, có 3 phương án được đưa ra, mức sàn sẽ khó thấp hơn năm ngoái, khoảng 13-14 điểm.
TT Bùi Văn Ga. Ảnh: ĐH Đà Nẵng. - Phương án điểm sàn năm nay được đưa ra như thế nào, thưa ông?
- Điểm sàn sẽ được thống nhất thông qua cuộc họp của hội đồng điểm sàn. Cũng như các năm trước, có ba phương án được đưa ra dựa trên những nghiên cứu, phân tích kết quả của từng trường, mức độ tuyển đủ, thiếu, để cân đối. Bên cạnh đó, hội đồng cũng sẽ tính hiệu suất di chuyển của thí sinh theo vùng miền, các địa phương. Cuối cùng các thành viên sẽ bỏ phiếu chọn một phương án.
- Hiệp hội các trường đại học ngoài công lập đã có kiến nghị hạ điểm sàn để có nguồn tuyển. Trong quá trình họp, hội đồng điểm sàn lưu ý đến kiến nghị này như thế nào?
- Vấn đề của các trường ngoài công lập là băn khoăn nhiều đến nguồn tuyển. Việc này trong quá trình nghiên cứu, phân tích Bộ đã tính đến. Cũng như các năm trước, năm nay hội đồng điểm sàn sẽ thống nhất mức điểm làm sao đảm bảo số dư nguồn tuyển đủ lớn.
Việc dịch chuyển vùng miền Bộ cũng đã tính hết. Quan trọng là các trường cần phải nâng cao chất lượng, quảng bá hình ảnh tạo sức hút đối với thí sinh. Thực tế có những trường không có uy tín nên dù ở mức điểm sàn thấp các em vẫn không đăng ký.
Tôi cho rằng Vvệc hạ điểm chuẩn hay đưa ra hai mức điểm chuẩn riêng cho khối công lập và ngoài công lập khó mà thực hiện được vì luật giáo dục quy định bằng cấp giữa trường đại học công lập và dân lập có giá trị như nhau. Bộ cũng không thể chiều theo ý các trường hạ điểm chuẩn vì mục đích đảm bảo chất lượng đào tạo. Với điều kiện hiện nay muốn vào đại học phải có sự sàng lọc, lựa chọn.
- Việc các trường không tuyển đủ chỉ tiêu một phần do trách nhiệm của Bộ khi cho phép thành lập các trường đại học ngoài công lập một cách ồ ạt. Ý kiến của ông như thế nào?
- Việc mở trường đại học ngoài công lập đều nằm trong mạng lưới qui hoạch đảm bảo chỉ tiêu sinh viên trên đầu dân mà Chính phủ đã phê duyệt theo quyết định số 121. Theo đó các em có nhu cầu học tập đều có thể học và đến năm 2020 đảm bảo 450 sinh viên trên 10.000 dân. Các trường mở ra chính là đảm bảo yêu cầu đó.
Mặt khác, khi số lượng học sinh phổ thông ngày càng nhiều, các trường phải mở ra để các em có chỗ học. Trong những năm tới, Bộ cũng chủ trương giảm bớt áp lực thi cử như hiện nay. Đa số các em sẽ vào thẳng đại học sau khi tốt nghiệp, thi đại học chỉ còn ở một số trường tầm cao, nghiên cứu.
Đó là khi chúng ta có mạng lưới các trường đại học đủ lớn, và việc siết chặt đầu ra sẽ được quan tâm để đảm bảo chất lượng. Còn hiện nay, các trường mở ra nhưng ban đầu chưa được thử thách, chưa được thử nghiệm nên thí sinh còn băn khoăn.
Các thí sinh đang nóng lòng chờ công bố điểm sàn. Ảnh: Hoàng Hà
- Bên hành lang Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa Giáo dục Đào Trọng Thi có chia sẻ là "3 chung đã hoàn thành sứ mạng", ông nghĩ thế nào về điều này?
- Hiện nay Bộ cũng đang nghiên cứu phương án tuyển sinh cho những năm tới. Khâu tuyển sinh sẽ được thay đổi để làm nó nhẹ nhàng hơn nhưng vẫn đạt hiệu quả thiết thực. Việc giao quyền tự chủ cho các trường có uy tín, trình độ quản lí tốt là một trong những phương án chúng tôi tính toán, tuy nhiên không phải giao đại trà vì trình độ quản lí các trường có khác nhau.
Một phương án nữa là cho các em thi nhiều môn tự chọn, các trường sẽ dựa vào các môn mà xét tuyển thí sinh. Ví dụ như có trường lấy kết quả 3 môn Toán, Lý, Hóa, có trường lấy Toán, Hóa, Sinh. Khi đó, thí sinh chỉ cần thi 4 môn có thể xét được hai ngành thay vì phải thi 6 môn như hiện nay.
Các phương án này vẫn đang được nghiên cứu, bàn bạc, chưa có quyết định cuối cùng. Quá trình này sẽ được làm dần dần và có thông báo cho học sinh để các em chuẩn bị.
Theo VNE
Sẽ không hạ điểm sàn CĐ, ĐH Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga khẳng định như vậy trước đề nghị của Hiệp hội các trường ĐH, CĐ ngoài công lập về bỏ hoặc hạ điểm sàn ĐH, CĐ năm 2011. Ngay trước thời điểm Bộ GD-ĐT công bố điểm sàn ĐH, CĐ 2001, Hiệp hội các trường ĐH, CĐ ngoài công lập đã có bản kiến nghị gửi tới...