3 dự án PPP đường cao tốc Bắc – Nam gặp khó về vay vốn ngân hàng
3 dự án thành phần theo phương thức đối tác công – tư (PPP) của đường cao tốc Bắc – Nam phía Đông giai đoạn 2017-2020 đã và sắp thi công đang gặp khó khăn khi đàm phán với ngân hàng để vay vốn.
Rải cấp phối đá dăm đoạn cao tốc Cam Lộ – La Sơn, một dự án thành phần theo hình thức đầu tư công thuộc dự án đường cao tốc Bắc – Nam phía Đông giai đoạn 2017-2022 – Ảnh: UÔNG VIỆT DŨNG
Chính phủ cho biết thông tin trên trong báo cáo vừa gửi Quốc hội về việc triển khai thực hiện nghị quyết số 52/2017/QH14 của Quốc hội về chủ trương đầu tư dự án xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc – Nam phía Đông giai đoạn 2017 – 2020.
Báo cáo của Chính phủ do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thể thừa ủy quyền của Thủ tướng ký trình Quốc hội cho biết: đến tháng 7-2021, cả 3 dự án thành phần Diễn Châu – Bãi Vọt, Nha Trang – Cam Lâm, Cam Lâm – Vĩnh Hảo thực hiện theo phương thức PPP, hợp đồng BOT đã hoàn thành công tác lựa chọn nhà đầu tư, ký kết hợp đồng dự án với các nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án.
Với đoạn Diễn Châu – Bãi Vọt, đến nay doanh nghiệp dự án đã nhận bàn giao mặt bằng, đang lập thiết kế bản vẽ thi công, lựa chọn nhà thầu, huy động công trường, lán trại, nhân sự và máy móc, thiết bị…, đã triển khai thi công một số hạng mục như bóc hữu cơ, đào nền đường…; kế hoạch hoàn thành dự án trong quý 2-2024.
Đoạn Nha Trang – Cam Lâm, doanh nghiệp dự án đã nhận bàn giao mặt bằng, đã hoàn thành lựa chọn nhà thầu thi công và huy động công trường, lán trại, nhân sự và máy móc, thiết bị, lắp đặt trạm trộn…, đang thi công một số hạng mục như bóc hữu cơ, đào nền đường…; kế hoạch hoàn thành dự án trong quý 3-2023.
Đoạn Cam Lâm – Vĩnh Hảo: doanh nghiệp dự án đang phối hợp với địa phương để nhận bàn giao mặt bằng, đang thực hiện lập thiết kế bản vẽ thi công, lựa chọn nhà thầu, huy động công trường, lán trại, nhân sự và máy móc, thiết bị…; kế hoạch hoàn thành dự án trong quý 2-2024.
Hiện nay, nhà đầu tư và doanh nghiệp dự án đang đàm phán với các ngân hàng đã cam kết cho vay vốn để thu xếp tài chính thực hiện các dự án. Tuy nhiên, việc huy động vốn vay gặp khó khăn khi ngân hàng đề nghị được áp dụng điều khoản chia sẻ doanh thu theo quy định tại điều 82 của Luật đầu tư theo phương thức đối tác công – tư (PPP).
Do đó, bên cạnh việc tích cực đàm phán với ngân hàng, các nhà đầu tư đang nỗ lực huy động các nguồn vốn hợp pháp khác như: tăng vốn chủ sở hữu, phát hành trái phiếu doanh nghiệp…
Luật PPP được Quốc hội ban hành ngày 18-6-2020. Điều 82 của luật này quy định: khi doanh thu thực tế đạt cao hơn 125% mức doanh thu trong phương án tài chính tại hợp đồng dự án PPP, nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án PPP chia sẻ với Nhà nước 50% phần chênh lệch giữa doanh thu thực tế và mức 125% doanh thu trong phương án tài chính.
Video đang HOT
Khi doanh thu thực tế đạt thấp hơn 75% mức doanh thu trong phương án tài chính tại hợp đồng dự án PPP, Nhà nước chia sẻ với nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án PPP 50% phần chênh lệch giữa mức 75% doanh thu trong phương án tài chính và doanh thu thực tế.
Cơ chế chia sẻ phần giảm doanh thu quy định trên phải được xác định tại quyết định chủ trương đầu tư. Tuy nhiên, khi Bộ Giao thông vận tải lập đề xuất các dự án PPP cao tốc Bắc – Nam nói trên, Luật PPP chưa ban hành. Do vậy, hợp đồng 3 dự án PPP nói trên không áp dụng quy định chia sẻ doanh thu dự án giữa Nhà nước và nhà đầu tư như đề nghị của ngân hàng.
Bất ngờ đến ngỡ ngàng cổ phiếu nhà "bầu" Hiển và đại gia Trịnh Văn Quyết
VN-Index chưa vượt qua được vùng "cản cứng" 1.350 điểm, tuy nhiên, thị trường đã có một phiên giao dịch khá tích cực cả về giá và lượng.
Diễn biến bất ngờ xảy ra tại cổ phiếu SHB và "họ" FLC.
Chỉ số VN-Index trong phiên đầu tuần (4/10) vẫn giao dịch trong trạng thái đi ngang vùng 1.340 - 1.350 điểm. Đóng cửa, VN-Index tăng 4,65 điểm, tương ứng 0,35% lên 1.339,54 điểm trong khi VN30-Index chỉ tăng 1,78 điểm tương ứng 0,12% lên 1.443,61 điểm.
HNX-Index tăng 4,41 điểm tương ứng 1,24% lên 360,89 điểm; HNX-Index tăng 0,2 điểm, tương ứng 0,21% lên 96,18 điểm.
Diễn biến của hai chỉ số chính VN-Index và HNX-Index trong phiên đầu tuần 4/10 (Ảnh chụp màn hình bảng giá VDSC).
Độ rộng thị trường nghiêng về phía các mã tăng giá với 516 mã tăng, 76 mã tăng trần. Tuy nhiên, số lượng mã giảm vẫn tương đối nhiều, có 407 mã giảm, 19 mã giảm sàn.
Trong phiên sáng, thị trường được hỗ trợ đáng kể bởi cổ phiếu dầu khí, đặc biệt là GAS. GAS có lúc đạt trạng thái tăng trần lên 110.700 đồng trước khi hạ nhiệt cuối phiên, chỉ còn tăng 0,5%. PLX cũng có lúc tăng giá lên 54.200 đồng và đóng cửa tăng 3,7% lên 53.800 đồng.
Đến phiên chiều, "công thần" của VN-Index lại là HPG. HPG tăng 3,9% lên 55.500 đồng và đóng góp tới 2,51 điểm cho VN-Index.
Cổ phiếu ngân hàng ở phiên hôm nay tiếp tục bị nhà đầu tư bán ra rất mạnh. Trong đó, TCB giảm 1,3%; VCB giảm 1,4%; CTG giảm 3,5%; VIB giảm 3,1%; EIB giảm 3,3%; HDB giảm 3%.
Tuy nhiên, chính bởi bức tranh chung của cổ phiếu ngành ngân hàng mà SHB trở thành một hiện tượng lạ. SHB phiên này đóng cửa tăng 8% lên 28.200 đồng và cũng là mức cao nhất phiên. Khớp lệnh tại mã này toàn phiên lên tới trên 27 triệu đơn vị.
Đáng chú ý là SHB giao dịch nhạt nhòa gần như suốt phiên và chỉ thực sự đột phá vào ít phút cuối. Khối lượng giao dịch mạnh nhất lại ở mức giá cao nhất là 28.200 đồng. Điều này khiến nhiều cổ đông SHB ngỡ ngàng.
Giá và khối lượng giao dịch tại cổ phiếu SHB đều tăng đột biến vào cuối phiên (Ảnh chụp màn hình).
Có tới hơn 9 triệu cổ phiếu SHB được giao dịch ở mức giá cao nhất phiên (Ảnh chụp màn hình).
Gây ấn tượng mạnh trong phiên còn có cổ phiếu "họ" FLC. Với việc khối ngoại mua ròng mạnh, FLC hút mạnh dòng tiền và khớp lệnh gần 19 triệu cổ phiếu. Mã này đóng cửa tăng trần lên 11.400 đồng.
Cũng tương tự như SHB, cổ phiếu FLC được giao dịch mạnh nhất phiên lại ở mức giá trần. Thậm chí cuối phiên mã này còn dư mua giá trần gần 20,5 triệu đơn vị, không hề có dư bán.
FLC được giao dịch tại mức giá trần hơn 4 triệu đơn vị (Ảnh chụp màn hình).
Trong nhóm này, AMD cũng tăng 5,7% lên 4.980 đồng; ROS tăng 5% lên 5.490 đồng; KLF tăng 4,4% lên 4.700 đồng; HAI tăng 3,3% lên 4.390 đồng; ART tăng 3,2% lên 9.800 đồng.
Cổ phiếu ngành bất động sản khởi đầu không mấy tích cực song ở phiên chiều lại tăng giá rất tích cực, nhiều mã được khối ngoại mua ròng mạnh.
Ngoài "họ" FLC đã đề cập ở trên còn có LHG tăng 5,6%; DRH tăng 5,4%; HAR tăng 4,9%; CCL tăng 3,6%; HDG tăng 3,4%; SZC tăng 2,5%; ITA tăng 1,7%... VIC, VRE và VHM cũng tăng nhẹ.
Cổ phiếu ngành tài nguyên cơ bản, ngoài HPG còn chứng kiến sự bứt tốc tại DHC, HHP, HAP - 3 mã này tăng trần và trắng bên bán vào cuối phiên. NKG áp sát mức giá trần, tăng 6,7%; BMC tăng 5,5%; SMC tăng 4,8%; DLG tăng 4,6%; HSG tăng 4,1%; VIS tăng 3,2%; KSB tăng 2,5%...
Có thể thấy, những nhóm ngành hưởng lợi từ đầu tư công đang nhận được sự quan tâm đáng kể của giới đầu tư trên thị trường chứng khoán.
Việc các địa phương nỗ lực tạo điều kiện cho doanh nghiệp nối lại hoạt động sản xuất kinh doanh cũng đã hỗ trợ đáng kể cho những mã cổ phiếu trong ngành này. ANV và HSL tăng trần; DBC tăng 5,7%; CMX tăng 4,1%; VHC tăng 3,4%; GTN tăng 3,3%...
Thanh khoản của phiên hôm nay vẫn khá tích cực (Ảnh chụp màn hình MBS).
Về thanh khoản, mặc dù không bùng nổ nhưng giao dịch trên toàn thị trường ở phiên hôm nay vẫn rất tích cực.
Khối lượng giao dịch trên HSX đạt 736 triệu cổ phiếu tương ứng giá trị giao dịch 22.881 tỷ đồng; HNX có 142 triệu cổ phiếu giao dịch tương ứng 3.165 tỷ đồng; UPCoM có 109 triệu cổ phiếu giao dịch tương ứng 2.171 tỷ đồng.
Đề xuất vay 446,6 triệu USD của JICA mở rộng cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây Ban quản lý dự án Mỹ Thuận vừa có tờ trình đề xuất dự án đầu tư mở rộng đường cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi của Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA). Cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây hiện đã quá tải - Ảnh: QUANG...