3 điều chỉnh cần lưu ý trong tuyển sinh đại học 2021
Dự thảo của Bộ GD&ĐT về quy chế tuyển sinh năm nay có sự điều chỉnh ở phần đăng ký xét tuyển, điều chỉnh nguyện vọng và tuyển sinh đào tạo theo đặt hàng.
Bộ GD&ĐT vừa đưa ra dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tuyển sinh trình độ đại học; tuyển sinh trình độ cao đẳng ngành giáo dục mầm non.
Cụ thể, để xét tuyển đợt 1, thí sinh đăng ký nguyện vọng xét tuyển vào đại học, cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non chỉ được chọn một trong hai phương thức, gồm đăng ký trực tiếp trên Phiếu đăng ký dự thi và đăng ký xét tuyển hoặc đăng ký trực tuyến (tại các nơi có đủ điều kiện) theo quy định của sở GD&ĐT kèm theo lệ phí đăng ký xét tuyển.
Năm 2021, thí sinh được điều chỉnh nguyện vọng 3 lần bằng phương thức trực tuyến. Ảnh: Việt Hùng.
Trong các đợt xét tuyển sau đợt 1, thí sinh thực hiện đăng kí xét tuyển và nộp lệ phí theo quy định của cơ sở đào tạo.
Video đang HOT
Như vậy, năm nay, thí sinh có thêm lựa chọn khi đăng ký xét tuyển, có thể đăng ký online thay vì chỉ đăng ký qua phiếu như năm ngoái.
Ngoài ra, theo dự thảo, số lần thí sinh được điều chỉnh nguyện vọng đăng ký xét tuyển sau khi có kết quả thi tốt nghiệp THPT là 3 lần trong thời gian quy định, bằng phương thức trực tuyến.
Năm ngoái, thí sinh được điều chỉnh nguyện vọng một lần bằng phương thức trực tuyến hoặc trực tiếp tại nơi đăng ký dự thi. Thí sinh lưu ý, năm nay, thí sinh có 3 lần điều chỉnh nguyện vọng nhưng phải bằng phương thực trực tuyến.
Bộ cũng điều chỉnh ở phần tuyển sinh đào tạo theo đặt hàng. Theo đó điểm trúng tuyển theo yêu cầu đặt hàng, không thấp hơn điểm trúng tuyển của chương trình/ngành đào tạo.
Trường hợp UBND cấp tỉnh đặt hàng để đào tạo lao động cho các cơ quan, tổ chức doanh nghiệp của tỉnh thuộc vùng Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ, đối tượng thí sinh là người có hộ khẩu thường trú từ 3 năm trở lên, học 3 năm cấp THPT tại địa phương, cam kết sử dụng sinh viên tốt nghiệp thì điểm trúng tuyển có thể thấp hơn nhưng không thấp hơn quá 1 điểm so với điểm trúng tuyển của chương trình/ngành đào tạo, tính theo thang điểm 30 và không thấp hơn ngưỡng đảm bảo chất lượng theo quy định của chương 4 trình/ngành tuyển sinh.
Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh đặt hàng phải chịu trách nhiệm giải trình về nhu cầu đặt hàng đào tạo và sử dụng lao động sau đào tạo.
“Học 3 năm cấp THPT tại địa phương” là điều kiện được thêm vào so với quy chế năm 2020.
Khẩn trương rà soát, chấn chỉnh công tác tuyển sinh đại học năm 2020
Này 8/10, Bộ GD&ĐT đã có công văn yêu cầu các trường đại học, cao đẳng khẩn trương rà soát, chấn chỉnh công tác tuyển sinh đảm bảo thực hiện đúng quy định của Quy chế tuyển sinh 2020.
Việc Bộ GD&ĐT ra công văn chấn chỉnh này là do thời gian qua, một số cơ sở đào tạo tổ chức triển khai công tác tuyển sinh trình độ đại học hệ chính quy không thông báo tuyển sinh rõ ràng, tổ chức tuyển sinh chưa đảm bảo đúng quy trình và quy định hiện hành đã gây hiểu sai và bức xúc đối với thí sinh, phụ huynh.
Theo đó, Bộ yêu cầu các trường đại học, cao đẳng khẩn trương rà soát, chấn chỉnh công tác tuyển sinh nhằm đảm bảo công khai, minh bạch và công bằng trong công tác tuyển sinh.
Công tác xét tuyển bổ sung phải đảm bảo đúng quy định hiện hành, công bằng, công khai, minh bạch trong tuyển sinh.
Bộ GD&ĐT yêu cầu các đợt tuyển sinh tiếp theo, các trường căn cứ vào chỉ tiêu tuyển sinh và số thí sinh trúng tuyển đã xác nhận nhập học tại cơ sở đào tạo sau khi xét tuyển bằng các phương thức tuyển sinh trong Đề án tuyển sinh đã công bố ở các đợt tuyển sinh trước (kể cả số thí sinh được xét tuyển thẳng và số học sinh dự bị của cơ sở đào tạo; học sinh các trường dự bị đại học được giao về cơ sở đào tạo), Hội đồng tuyển sinh của cơ sở đào tạo xem xét, quyết định các nội dung xét tuyển đợt tiếp theo.
Thời gian xét tuyển bổ sung đợt tiếp theo căn cứ kết quả thi tốt nghiệp THPT phải thực hiện theo hướng dẫn tại công văn số 3313/BGDĐT - GDĐH ngày 28/8/2020 về điều chỉnh lịch triển khai công tác tuyển sinh trình độ đại học; tuyển sinh trình độ cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non 2020.
Thông tin xét tuyển bổ sung phải đảm bảo đúng quy định hiện hành, công bằng, công khai, minh bạch trong tuyển sinh; không gây khó khăn, bức xúc đối với thí sinh và xã hội, trong đó phải công khai đầy đủ các thông tin như: Thời hạn nhận hồ sơ, đăng ký xét tuyển bổ sung, điểm nhận hồ sơ xét tuyển các đợt sau không được thấp hơn điểm trúng tuyển đợt 1.
Sau khi kết thúc nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển mới thực hiện xét tuyển để đảm bảo công bằng lấy kết quả từ cao xuống thấp và không vượt quá chỉ tiêu đã xác định.
Bộ GD&ĐT cũng đề nghị, các trường thông tin xét tuyển bổ sung phải công khai trên trang thông tin điện tử cơ sở đào tạo.
Ngay sau khi kết thúc đợt xét tuyển, cơ sở đào tạo phải cập nhật danh sách thí sinh trúng tuyển và xác nhận nhập học vào Hệ thống cơ sở dữ liệu của Cổng thông tin tuyển sinh.
Thủ trưởng cơ sở đào tạo phải chịu trách nhiệm giải trình về công tác tuyển sinh của cơ sở đào tạo với Bộ GD&ĐT, cơ quan có thẩm quyền và các bên liên quan theo quy định và theo yêu cầu. Đồng thời, chịu trách nhiệm trước pháp luật về điều kiện tuyển sinh, tổ chức tuyển sinh và các điều kiện bảo đảm chất lượng cơ sở đào tạo.
Bộ GD&ĐT sẽ tăng cường tổ chức thanh tra, kiểm tra đối với các cơ sở đào tạo có dấu hiệu vi phạm để xử lý theo đúng quy định hiện hành.
Điểm chuẩn Đại học Trà Vinh chính thức năm 2020 Điểm trúng tuyển đại học hệ chính quy năm 2020 tất cả các ngành của trường Đại học Trà Vinh đã được công bố ngày 5/10. Ảnh minh họa Cụ thể như sau: