3 địa chỉ đặt đồ ăn online ở TP.HCM
Nếu không đủ thời gian nấu nướng sau ngày dài làm việc, bạn có thể tham khảo những địa chỉ bán đồ ăn online với thực đơn đa dạng, chất lượng được đánh giá tốt dưới đây.
Dịch vụ đặt đồ ăn trực tuyến ngày càng phổ biến và được những người trẻ bận rộn ưa chuộng. Hầu hết tiệm bán đồ ăn nào cũng có dịch vụ ship tận nhà, nhưng nhiều thực khách cho rằng đồ ăn mang về không ngon và đẹp mắt như khi thưởng thức trực tiếp tại chỗ.
Nếu đang tìm kiếm dịch vụ đặt món online đáp ứng những tiêu chí như chất lượng đồ ăn đảm bảo, trình bày đẹp mắt, bạn có thể tham khảo 3 địa chỉ dưới đây.
FIT FAT CAT
Tài khoản này cung cấp các loại bánh thủ công như bánh mousse, bánh cuộn, các loại cookies… Các loại bánh có thời gian đặt hàng khác nhau. Với bánh cuộn cỡ nhỏ và các loại bánh bông lan, bạn đặt trước 10h sáng, bánh được giao vào buổi chiều cùng ngày.
Bạn cần đặt trước từ 2-3 ngày với các loại bánh như bánh cuộn cỡ lớn, bánh mousse, các loại bánh mì và cookies.
Thực khách đánh giá:
Thảo Nguyên: “Các loại bánh ở đây ít ngọt, các nguyên liệu làm bánh đều tươi mới, hạn sử dụng ngắn vì bánh làm thủ công không chất bảo quản. Mình thích bánh cuộn của Fit Fat Cat, bánh trang trí đẹp, vị ngọt vừa phải. Giá bánh cuộn cỡ 20×10 cm là 490.000 đồng”.
Video đang HOT
Anna: “Mình thường xuyên đặt bánh tại đây vì tiệm chú trọng vào chất lượng bánh tốt nhất đến tay khách hàng. Để đảm bảo sản phẩm không bị hư hại khi vận chuyển, tiệm bánh từ chối giao một vài loại bánh đến những địa chỉ xa hơn 5 km”.
MORDERN OVEN
Không có thời gian đi ăn tại nhà hàng nhưng vẫn muốn thưởng thức những món ăn được trình bày đẹp mắt, bạn có thể tìm đến tài khoản Mordern Oven.
Điểm khác biệt của Mordern Oven với các tiệm bán đồ ăn trực tuyến khác là địa chỉ này chỉ mở bán và thứ 7 và chủ nhật. Thực đơn tại đây chỉ gồm 3 món là miến xào tôm càng, bánh đúc và mì cua. Mỗi tuần tiệm phục vụ 1 món cố định.
Thực khách đánh giá:
Hoài Anh: “Các món ăn tại có hương vị ngon không kém đồ ăn tại nhà hàng cao cấp. Đồ ăn đến tay khách được đóng gói đẹp, trình bày đẹp mắt. Điều duy nhất mình không hài lòng là địa chỉ này chỉ bán vào cuối tuần”.
Tottochan: “Các loại rau thơm, sốt, đồ ăn kèm được đóng gói tỉ mỉ, sạch sẽ. Mỗi tuần tiệm chỉ bán một món nhưng món ăn được chế biến kỹ càng. Mình thích món mì cua ở đây vì thịt cua dày, chắc, mì ngấm sốt”.
YUKI KITCHEN
Nếu đang tìm kiếm địa chỉ bán đồ chay online, bạn có thể tham khảo Yuki Kitchen. Tiệm giao hàng vào buổi trưa từ 10h-15h. không chỉ giao phần ăn lẻ, tiệm còn phục vụ gói đồ ăn theo tuần gồm 6 bữa và gói tháng 30 bữa.
Các nguyên liệu chế biến đều được sử dụng trong ngày. Món ăn ở Yuki kitchen không sử dụng bột ngọt. Dụng cụ đựng đồ ăn là các sản phẩm thân thiện với môi trường.
Thực khách đánh giá:
Thiên Hương: “Mình thường xuyên đặt đồ ăn trưa tại đây. Thực đơn ở đây đa dạng, thay đổi từng ngày. Tiệm phục vụ rất nhiệt tình. Món mình thích ở đây là chả tàu hỹ ky tiêu xanh”.
Linh Linh: “Đồ ăn tại đây rất tươi mới, đóng gói cẩn thận. Điều duy nhất mình không thích là tiệm chỉ bán buổi trưa. Nhiều khi mình muốn đặt đồ buổi tối mà không được”.
Bánh đúc mật ăn lấy lộc đầu năm
Chắc chỉ mỗi xứ Huế này mới có Bánh đúc mật (thường gọi là bánh đúc xanh), tôi gọi nó là "món ngon chào năm mới" bởi người ta chỉ làm bán dịp cuối năm cũ, đầu năm mới và nhà nào cũng cố mua cho bằng được để ăn khi tiết trời vào Xuân.
Khi nghe tên Bánh đúc mật, mọi người cũng có thể hình dung nguyên liệu chính cho món ăn này là từ bột và có vị ngọt. Đơn giản vậy nhưng bánh lại rất đặc biệt vì chỉ bán vào mùa Xuân mà thôi. Lý giải cho điều này, người Huế cho hay, để tạo nên màu xanh lá cây cho bánh, họ dùng lá non của cây bồng bồng (bồn bồn) - một loại cây chỉ ra nhiều lá non vào dịp mùa xuân, vì vậy, từ xưa đến nay, người Huế chỉ làm món bánh đúc mật vào độ Tết đến xuân về, khác với các loại bánh khác có thể làm quanh năm.
Bánh đúc mật có màu xanh đặc trưng
Để làm ra được mẻ bánh đúc mật phải trải qua nhiều công đoạn tỉ mỉ. Gạo phải chà với nước cho thật sạch để khi đổ bánh không bị chua. Tiếp đó, ngâm gạo với nước tro để bánh được giòn ngon một cách tự nhiên. Sau đó, đem gạo xay lẫn với nước cho ra bột nước. Bột được xay đi xay lại cho đến khi thật nhuyễn mịn và lược qua rây cho sạch tạp chất.
Đến công đoạn tạo màu cho bánh, tiếp tục rửa sạch và xay lấy nước cốt lá cây bồng bồng, đem trộn với bột gạo rồi đem lên bếp dáo bột. Khi bột đạt đến độ đặc sệt, đổ bột ra trên cái khay có lót lá chuối rồi dùng đôi đũa nấu bếp loại lớn gạt cho mặt bột phẳng lì. Cuối cùng đem vào hấp đến lúc chín thì mang ra để nguội.
Mật mía dùng để chấm bánh cũng được nấu chín, sau đó vắt chanh vào để tạo độ ngọt thanh, rất đặc biệt.
Bánh màu xanh được cắt từng miếng vừa ăn rất khéo, được gói lại trong miếng lá chuối tươi và kèm thêm hộp mật vàng bên cạnh, trông vừa quê cảnh, giản dị mà thanh sạch đến vô cùng. Để thưởng thức đúng điệu món ăn này, khi chấm mật người ta không dùng thìa hoặc đũa như khi ăn một số loại bánh khác mà dùng dao tre để quết mật lên bánh để ăn, rất kiểu cách Cố đô. Đây cũng là một trong những thức quà của tuổi thơ biết bao thế hệ người dân xứ Huế. Có thể ví, nếu như người dân Hà Nội tự hào với Cốm, thì Bánh đúc mật đầu xuân cũng là một nét ẩm thực không trộn lẫn của vùng đất kinh kỳ xứ Huế.
Người Huế quan niệm rằng ăn bánh đúc mật vào dịp Xuân về Tết đến cho tươi xanh, ngọt ngào và "ăn lấy lộc". Các bà các mẹ những ngày này đi chợ sắm tết, dù tất bật, lỉnh kỉnh đến đâu cũng cố mua cho được gói bánh đúc mật về chia cho cả nhà cùng ăn vì lẽ đó. Bánh được bán theo từng gói, mỗi gói độ chừng 8-10 miếng được cắt ra vừa ăn, có giá 20-30.000 đồng nhưng rất đắt khách. Hiện nay, bánh có bán ở một số chợ như An Cựu, Bến Ngự và có thêm 1 địa chỉ cố định là 214 Phan Châu Trinh, Tp. Huế.
Lần dở từng lớp lá chuối tươi rồi nhẩn nha quẹt một miếng mật quết lên bánh đúc mà ăn, có vị ngọt thanh, nhẹ nhàng rất riêng, rất lạ. Chợt nhớ câu ca xưa " Thèm ăn một miếng đúc mật/Thương người chật vật giữ nét Huế xưa... "
Món Bánh trong ẩm thực miền Tây Những loại bánh của miền Tây có cái tên giản đơn nhưng ngon miệng đến lạ kỳ. Bánh còng, bánh cam, bánh tằm, bánh đúc, bánh lọt, bánh ú, bánh bèo... Không thể kể hết được có bao nhiêu loại bánh xuất phát từ những loại bột, loại củ đậm đà chất quê. Nhưng hầu hết những loại bánh trên đều gắn bó...