3 dấu hiệu trên cơ thể cảnh báo cơ thể đang bị bệnh gan, đi khám ngay còn kịp
Nhiều người thường không chú ý các dấu hiệu này và không nghĩ có thể đó là dấu hiệu của bệnh gan.
1. Đau bụng
Có nhiều nguyên nhân gây đau bụng, nhưng nếu đau bụng không rõ nguyên nhân cũng có thể là gan đang gửi tín hiệu cho thấy có vấn đề nghiêm trọng. Thông thường bệnh ung thư gan không có dấu hiệu từ sớm, người bệnh chỉ phát hiện ra vấn đề khi xuất hiện các cơn đau. Thời điểm đó có thể gan đã bị ung thư, bệnh đã nặng.
Cho nên nếu có những cơn đau ở vùng bụng trên bên phai có thể là dấu hiệu các vấn đề về gan hoặc cũng có thể vấn để ở cơ quan tiêu hóa. Cho nên, cách tốt nhất là bạn đến bệnh viện để thăm khám và theo dõi sức khỏe một cách cẩn thận.
2. Mắt
Mắt chuyển sang màu vàng cũng là dấu hiệu tuyệt đối không chủ quan. Mắt vàng là triệu chứng đầu tiên của bệnh gan. Không chỉ vàng ở mắt mà còn vàng ở da. Màu vàng của mắt cho thấy chức năng gan bị tổn thương khiến nồng độ bilirubin trong máu tăng cao. Khi lượng bilirubin ở mức cao thì không chỉ mắt vàng mà còn xuất hiện màu vàng ở móng tay, vàng da…
3. Sốt
Sốt là biểu hiện của viêm nhiễm trong cơ thể mà cũng có thể do cảm lạnh. Nhưng sốt kéo dài không khỏi thì có thể là bệnh ở gan hoặc bạch cầu. Vì vậy, bạn cần đi khám càng sớm càng tốt.
Video đang HOT
Gan có chức năng trao đổi chất và giải độc quan trọng. Cả chuyển hóa glycogen và chuyển hóa protein đều cần có sự tham gia của gan. Gan cũng là cơ quan duy nhất của tổng hợp albumin. Chức năng gan bình thường là rất quan trọng đối với cơ thể mỗi người. Do đó, chúng ta nên bảo vệ gan, và chú ý đến chế độ ăn uống lành mạnh, không hút thuốc hoặc uống rượu, không ăn thức ăn bị mốc và không ăn quá nhiều.
Để phòng bệnh gan, cần chú ý:
- Tránh các loại chất kích thích có hại cho cơ thể, đặc biệt là uống rượu.
- Chú ý sắp xếp thời gian nghỉ ngơi hợp lý, ngủ trước 23h vì đây là thời điểm gan bắt đầu thải độc của cơ thể.
- Chú ý không ăn các loại thực phẩm sống, chưa nấu chín vì có thể gây ngộ độc, ảnh hưởng chức năng gan.
- Không sử dụng chung kim tiêm, dao cạo, đồ dùng cá nhân như bàn chải đánh răng…
- Sử dụng các biện pháp an toàn khi quan hệ.
- Tiêm ngừa vaccine (viêm gan siêu vi A và B) đầy đủ theo lịch tiêm chủng hoặc theo chỉ định của bác sĩ.
- Tham vấn ý kiến Bác sĩ trước khi sử dụng các loại thuốc giảm đau, kháng sinh. Tuyệt đối không tự ý mua thuốc uống, kết hợp các loại thuốc Đông Tây Y.
- Duy trì cân nặng luôn ổn định, tránh béo phì.
- Hạn chế sử dụng rượu bia và các chất kích thích.
- Tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày để nâng cao sức đề kháng, giúp cơ thể khỏe mạnh hơn.
Thức dậy mà có dấu hiệu đắng, khô miệng có thể bạn bị bệnh ở 5 cơ quan sau
Đừng nghĩ rằng đó là dấu hiệu ở răng miệng mà có thể là biểu hiện bệnh ở các cơ quan khác.
1. Bệnh răng miệng
Nếu bạn cảm thấy miệng đắng và khô sau khi thức dậy và có mùi hôi, đó có thể là biểu hiện của bệnh răng miệng. Các bệnh răng miệng thương gặp dẫn đến triệu chứng này như viêm nướu, nha chu... Vì vậy, bạn cần quan tâm đến sức khỏe răng miệng. Tốt nhất bạn nên đi khám, đánh răng thường xuyên, điều trị kịp thời những triệu chứng của bệnh răng miệng.
2. Bệnh gan
Bệnh gan gây tác động đến sức khỏe của cơ thể. Chúng cũng có thể biểu hiện ở khô miệng và hôi miệng. Ngoài ra, triệu chứng đắng miệng cũng là dấu hiệu cảnh báo bệnh gan đang âm thầm phát triển trong cơ thể. Gan là cơ quan quan trọng trong cơ thể, đóng vai trò số một trong việc lọc các độc tố. Khi gan bị tổn thương, các độc tố không được lọc, sẽ tồn tại trong cơ thể và biểu hiện lên ở các bộ phận và cả ở miệng. Với vai trò đó, mọi người cần chú ý bảo vệ gan bằng cách ăn uống hợp lý tránh bị nhiễm độc, không nên uống rượu, chú ý ngủ đúng giờ...
3. Bệnh dạ dày
Khô miệng, đắng miệng có thể là dấu hiệu của bệnh dạ dày. Đây là hệ quả của các tổn thương trong dạ dày. Nhiều người bị viêm dạ dày trào ngược cũng có thể dẫn đến hiện tượng này. Người bị trào ngược cũng có thể bị hôi miệng, khô miệng kèm mùi hôi. Khi có biểu hiện này bạn nên đi khám, chú ý ăn uống và giữ sức khỏe cho dạ dày để tránh bị viêm loét quá nặng.
Với người bị trào ngược dạ dày thực quản, các triệu chứng đi kèm có thể là ho, đau rát họng, đau ngực... dễ bị nhầm lẫn với một số bệnh khác.
4. Bệnh thực quản
Miệng khô đắng, kèm mùi hôi cũng có thể liên quan đến thực quản. Nếu như ai dó bị mắc các bệnh ở thực quản như viêm thực quản trào ngược hay ung thư thực quản có thể dẫn đến những mùi khó chịu trong miệng. Các vấn đề ở miệng thường gặp là hôi miệng, khô miệng và đắng miệng.
Nếu như thực quản bị ảnh hưởng do trào ngược, lâu ngày gây viêm nặng có thể dẫn đến loét hoặc có thể chuyển sang ung thư thực quản. Vì vậy, bạn cần đi khám để có thể phát hiện sớm các dấu hiệu ở thực quản nhằm điều trị kịp thời.
5. Bệnh thận
Nếu bị khô miệng và đắng miệng khi thức dậy buổi sáng có thể là dấu hiệu của bệnh thận ở mức nặng. Nguyên nhân do chất độc không được đào thải kịp thời ra khỏi cơ thể gây các phản ứng trong khoang miệng.
Nói tóm lại, khô miệng, đắng miệng và hôi miệng đều cảnh báo những dấu hiệu bất thường trong cơ thể. Vì vậy, thay vì bỏ qua, bạn cần đi khám để phát hiện được nhanh nhất các bất thường đó. Bất thường ở miệng không có nghĩa chỉ có bệnh ở răng miệng mà còn có thể bênh ở các cơ quan khác.
Những thói quen nào là "sát thủ" gây hại cho gan? Lá gan được ví như nhà máy lọc của cơ thể. Tuy nhiên, điều đáng báo động là nhiều thói quen của nhiều người hiện nay đang gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của lá gan, làm ảnh hưởng tới chức năng gan và là nguyên nhân gây các bệnh về gan. Gan là cơ quan quan trọng nhất của cơ...