3 Đại học tại Việt Nam hiện đang đào tạo một ngành cực hot, lương tháng được trả hàng nghìn đô!
Nếu có đam mê với lập trình, công nghệ tại sao bạn không thử tìm hiểu và cân nhắc học ngành AI – một ngành hiện đang rất hot tại các trường đại học tại Việt Nam và trên thế giới?
Trí tuệ nhân tạo – AI (Artificial Intelligence) là một trong những ngành trụ cột quan trọng trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay. Có thể thấy, AI đang được tích hợp trong rất nhiều lĩnh vực và dần góp phần thay đổi bộ mặt nhân loại ngày một tốt đẹp hơn. Nhận thức được sức mạnh tối ưu và tiềm năng to lớn của AI, các tập đoàn, công ty lớn ở Việt Nam cũng như trên thế giới hiện đang tập trung đầu tư nghiên cứu những nền tảng tích hợp, ứng dụng cũng như phát triển một đội ngũ nhân sự chất lượng cao trong lĩnh vực này.
Một thống kê gần đây về nguồn nhân lực ngành AI tại Việt Nam đã chỉ ra thị trường đang cần đến hơn 1 triệu nhân sự lĩnh vực Trí tuệ nhân tạo trong khi con số có thể đáp ứng hiện tại chỉ vào khoảng 10.000 người. Sự khan hiếm nguồn nhân lực trong bối cảnh hiện giờ sẽ là “thời cơ vàng” dành cho những bạn trẻ chọn theo học lĩnh vực AI. Ở nước ta đang có 3 trường đại học có đào tạo ngành Trí tuệ nhân tạo (AI). Cùng điểm qua một số thông tin về chương trình đào tạo của mỗi trường ngay bên dưới:
1. Đại học Bách khoa Hà Nội
Tên ngành: Chương trình tiên tiến Khoa học Dữ liệu và Trí tuệ nhân tạo (Data Science and AI)
Điểm chuẩn, chỉ tiêu năm 2019: Tuyển 40 chỉ tiêu với mức điểm chuẩn là 27 điểm
Các tổ hợp môn xét tuyển: A00 (Toán, Lý, Hóa), A01 (Toán, Lý, Anh) – Môn Toán nhân hệ số 2
Chương trình tiên tiến Khoa học Dữ liệu và Trí tuệ Nhân tạo vừa được trường đại học Bách khoa Hà Nội triển khai tuyển sinh và đào tạo trong năm 2019. Sinh viên sẽ được tiếp cận những kiến thức hiện đại do các chuyên gia trong nước và trên thế giới thiết kế song song với việc được thực hành, trải nghiệm thực tế tại các công ty công nghệ trong và ngoài nước. Ở năm cuối, sinh viên còn được hướng dẫn bởi các chuyên gia trong lĩnh vực DS & AI trong và ngoài nước để vừa nâng cao kiến thức, vừa bổ sung thêm các kỹ năng làm việc, nghiên cứu và khởi nghiệp. Mới đây, 12 tân sinh viên của trường vừa được một doanh nghiệp offer trả lương 6.000 USD ( hơn 139 triệu đồng) một tháng để làm về mảng AI.
Video đang HOT
2. Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM
Tên ngành: Robot và Trí tuệ nhân tạo
Điểm chuẩn, chỉ tiêu năm 2019: Tuyển 20 chỉ tiêu với mức điểm chuẩn là 25.2 điểm
Các tổ hợp môn xét tuyển: A00 (Toán, Lý, Hóa), A01 (Toán, Lý, Anh), D01 (Toán, Văn, Anh), D90 (Toán, Anh, Khoa học Tự nhiên)
Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM là một trong ba trường đầu tiên tại Việt Nam đào tạo ngành AI. Ngành Robot và Trí Tuệ Nhân Tạo là sự kết hợp liên ngành: Cơ khí, Điện tử – Viễn thông, Công nghệ thông tin và sự hỗ trợ của các ngành liên quan khác. Chương trình đào tạo gồm 132 tín chỉ đào tạo trong 4 năm sẽ chuẩn bị cho sinh viên năng lực làm việc, nghiên cứu và phát triển trong lĩnh vực robot và trí tuệ nhân tạo. Đặc biệt, toàn bộ chương trình học sẽ hoàn toàn miễn phí, sinh viên được học toàn bộ bằng tiếng Anh với các giảng viên là chuyên gia về robot và trí tuệ nhân tạo trong và ngoài nước.
3. Đại học FPT
Tên ngành: Công nghệ thông tin (chuyên ngành Trí tuệ nhân tạo)
Điểm chuẩn năm 2019: 21 điểm
Các tổ hợp môn xét tuyển: A00 (Toán, Lý, Hóa), A01 (Toán, Lý, Anh), D01 (Toán, Văn, Anh), D90 (Toán, Anh, Khoa học Tự nhiên)
Chuyên ngành Trí tuệ nhân tạo của đại học FPT cũng chú trọng đào tạo ra những thế hệ kỹ sư, chuyên gia hàng đầu về AI thông qua hình thực đào tạo sát với thực tập tại các doanh nghiệp. Sinh viên có thể theo học chuyên ngành này tại các cơ sở tại Hà Nội, TP.HCM và Cần Thơ.
Theo Helino
Giáo dục nghề nghiệp: "Cuộc đua" không công bằng
Nhiều cơ sở giáo dục nghề nghiệp chưa đáp ứng yêu cầu về chất lượng và chưa đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp, yêu cầu đổi mới cơ cấu kinh tế.
Theo thống kê của Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội, đến tháng 6 năm nay, cả nước có hơn 1.900 cơ sở giáo dục nghề nghiệp, với số lượng tuyển sinh khoảng 2,2 triệu người học 1 năm.
Tuy vậy, giáo dục nghề nghiệp dường như vẫn bị tách rời khỏi hệ thống giáo dục quốc dân do những bất cập về hệ thống cơ chế, chính sách, tư duy quản lý khiến cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp rơi vào tình trạng phải tham gia "cuộc đua" không công bằng trong tuyển sinh và đào tạo.
Hiện nay, giáo dục nghề nghiệp đang bị tách rời ra khỏi hệ thống giáo dục chung của cả nước (ảnh minh họa).
Theo Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội), mỗi năm các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đào tạo được hơn 2,2 triệu người học nhưng đào tạo trình độ cao đẳng, trung cấp chỉ khoảng 540.000 người (khoảng 25%), đào tạo trình độ sơ cấp và các chương trình ngắn hạn chiếm tới 75%. Trong đó, nhiều cơ sở giáo dục nghề nghiệp chưa đáp ứng yêu cầu về chất lượng và chưa đáp ứng trúng nhu cầu của doanh nghiệp, yêu cầu đổi mới cơ cấu kinh tế.
Ông Đỗ Văn Dũng, Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh cho rằng, giáo dục nghề nghiệp phải đặt trong khuôn khổ của hệ thống giáo dục chung thì mới có thể chia sẻ dữ liệu tuyển sinh và liên kết trong đào tạo.
"Hiện nay giáo dục nghề nghiệp đang bị tách rời ra khỏi hệ thống giáo dục chung của cả nước. Mấy năm nay giáo dục nghề nghiệp tuyển sinh khó, hiệu trưởng các trường phải đi đây đi đó tìm cách lôi kéo sinh viên về bởi vì bây giờ ngay cả dữ liệu học sinh phổ thông tốt nghiệp đăng ký Bộ Giáo dục- Đào tạo làm riêng còn bên hệ thống giáo dục nghề nghiệp làm riêng, không chia sẻ cơ sở dữ liệu. Ngay cả chương trình đào tạo giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học đi lạc hướng, 2 cái chạy giống như hai đường thẳng song song không gặp nhau được thì làm sao chúng ta có thể liên kết với nhau, gắn kết với nhau được", ông Đỗ Văn Dũng nói.
Còn ông Bùi Trần Ngọc, Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Y tế Phú Yên cũng nêu một thực tế đó là việc tuyển sinh của 2 Bộ hiện đang hoạt động độc lập, chưa có sự phối hợp, chia sẻ dữ liệu thí sinh đã khiến các trường cao đẳng như bị bỏ rơi trong tuyển sinh. Khi không tuyển đủ thí sinh thì các trường khó có thể thực hiện được việc tự chủ và nâng cao chất lượng đào tạo.
"Các trường cao đẳng Việt Nam đã bị tước đi quyền tự chủ đó là bị tước đi quyền được tuyển dụng sinh viên vì đại học tuyển quá nhiều, mở cửa quá rộng rãi thì đại học lấy hết thì cao đẳng lấy đâu để tuyển sinh. Không có sinh viên thì không có tiền, không có tiền thì đừng nói đến tự chủ và đứng nói chuyện chịu trách nhiệm với xã hội và đào tạo tay nghề cao là không có. Bây giờ chúng ta phải nhận thức từ chính sách chứ không phải từ các trường chúng tôi. Chúng tôi chấp hành nhưng chính sách phải mở, phải công bằng giữa hệ đại học và hệ cao đẳng", ông Bùi Trần Ngọc chia sẻ.
Nhiều ý kiến cũng cho rằng, giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học là 4 khối trong hệ thống giáo dục quốc dân cần được đánh giá và coi trọng ngang nhau mới có thể tạo thành một chỉnh thể giáo dục -đào tạo.
Chỉ khi nào giáo dục nghề nghiệp được đầu tư chuẩn mực như giáo dục đại học thì mới thu hút được người học và thu hút được doanh nghiệp tham gia vào quá trình đào tạo./.
Theo VOV1
Thủ tướng Malaysia khẳng định với sinh viên Đại học FPT: Chúng tôi đang tìm kiếm nguồn nhân lực AI "Không nên ăn quá nhiều" là lời khuyên của Thủ tướng Malaysia đến sinh viên Đại học FPT khi đến thăm làng Phần mềm FPT, Hà Nội ngày 28/8. Thủ tướng cũng gửi gắm thông điệp về cách sống: những thay đổi nhỏ có thể giúp giải quyết nhiều vấn đề trong xã hội. Được vị Thủ tướng 94 tuổi của quốc gia...