3 cột mốc quan trọng của quá trình sinh nở, mẹ tìm hiểu trước sẽ yên tâm hơn
Gần đến ngày sinh nở, tâm lý chung của hầu hết các mẹ bầu là vô cùng lo lắng, hồi hộp. Chắc chắn ai cũng mong muốn mình sinh con được mẹ tròn con vuông. Muốn vậy, mẹ cần có những kiến thức nhất định về thai kỳ và đừng quên bỏ qua các giai đoạn sinh con.
Chuyển dạ là một chuỗi các sự việc hoặc quá trình, diễn ra trong khoảng thời gian hơn một giờ đồng hồ cho đến khoảng 24 giờ hoặc nhiều hơn. Thời gian chuyển dạ kéo dài bao lâu phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Như một quy luật, quá trình chuyển dạ thường kéo dài hơn khi sinh con đầu lòng. Đó là bởi vì cổ tử cung và ống dẫn sinh (âm hộ) của những người lần đầu làm mẹ ít linh hoạt, do đó việc chuyển dạ và sinh nở sẽ mất thời gian lâu hơn. Đối với phụ nữ sinh lần đầu tiên, thời gian chuyển dạ sẽ kéo dài từ 12 – 24 giờ, trung bình là 14 giờ. Đối với phụ nữ đã sinh trước đó, thời gian chuyển dạ kéo dài từ 4 – 6 giờ, trung bình là 6 giờ. Thông thường chuyển dạ được chia làm 3 giai đoạn.
Giai đoạn 1: Chuyển dạ
Giai đoạn đầu tiên của cơn chuyển dạ có thể kéo dài nhiều giờ, thậm chí nhiều ngày, do vậy điều quan trọng nhất sản phụ cần ghi nhớ là không nên lo sợ khi thấy xuất hiện các dấu hiệu chuyển dạ.
Đối với nhiều phụ nữ, những dấu hiệu cho thấy cơn chuyển dạ sắp bắt đầu là cảm giác co thắt, tựa như đau bụng khi đến kỳ kinh. Mẹ cũng có thể cảm thấy bị sưng phù, táo bón hoặc đau một chút ở phần bụng dưới hay ở lưng. Một số phụ nữ còn có thể bị tiêu chảy, mệt mỏi hoặc buồn nôn.
Trong suốt giai đoạn đầu của chuyển dạ, bạn có thể không muốn ăn uống chút nào, do vậy bạn nên chọn những đồ ăn nhẹ như súp, ngũ cốc hay bánh mì, và nhớ uống thật nhiều nước.
Lúc đầu sản phụ chỉ cảm thấy hơi khó chịu nhưng khi đã vào cơn chuyển dạ chính thức thì càng ngày bạn càng thấy các cơn đau xảy ra thường xuyên hơn và mạnh hơn, đó chính là những cơn co thắt tử cung.
Giai đoạn chuyển dạ tích cực
Đây là thời điểm mẹ bầu cần được đưa đến bệnh viện hoặc các trung tâm trợ sinh. Các cơn co thắt sẽ trở nên rõ ràng, mãnh liệt, kéo dài hơn và gần nhau hơn. Đây là thời điểm các mẹ bầu cần bắt đầu luyện tập các kỹ thuật hô hấp và các bài tập để cơ thể có thể thư giãn giữa các cơn co thắt. Mẹ cũng cần uống nhiều nước, đi tiểu thường xuyên và đi lại nhẹ nhàng trong thời gian này.
Chuyển dạ tích cực thường kéo dài từ 3-5 giờ, cổ tử cung sẽ giãn nở thêm đến khi đạt khoảng 7cm. Các cơn co thắt sẽ kéo dài từ 45-60 giây và cách nhau từ 3-5 phút.
Video đang HOT
Giai đoạn chuyển dạ siêu tích cực
Đây là thời điểm mẹ bầu cần tới sự trợ giúp của người hộ sinh hoặc bác sĩ bác sĩ. Các cơn co thắt diễn ra rất gần nhau và lên tới đỉnh điểm. Ban đầu, một cơn co thắt tử cung trong giai đoạn đầu của chuyển dạ thường kéo dài khoảng 40 giây và cứ 10 phút lại xuất hiện một lần. Gần đến lúc bạn sinh bé, các cơn co thắt tử cung sẽ chỉ kéo dài hơn 1 phút và xuất hiện cứ 30 giây một lần. Những con số này chỉ mang tính tham khảo và thường khác nhau ở từng thai phụ.
Khi các cơn đau đẻ quặt thắt và diễn ra liên tục, đây là thời điểm mẹ bầu cần tới hộ sinh và bác sĩ. (Ảnh minh họa)
Giai đoạn 2: Sinh nở
Giai đoạn thứ hai bắt đầu khi cổ tử cung của bạn mở được 10 cm và kết thúc khi bé được sinh ra. Nếu bạn mang thai con so thì giai đoạn này có thể kéo dài tới 1 tiếng, hoặc thậm chí lâu hơn. Còn nếu là con rạ thì có khi chỉ kéo dài 5 phút mà thôi.
Rặn bé ra ngoài
Cơ thể của mẹ sẽ cho mẹ biết khi nào thì nên rặn, thực ra cảm giác hối thúc rặn rất mạnh và bạn khó lòng cưỡng lại. Khi đầu em bé đã lọt qua ngoài, bác sĩ có thể yêu cầu bạn ngừng rặn, thay vào đó là thở nhanh và đều đặn một lúc. Đây là thời điểm rất nhạy cảm nên bạn cần phải từ tốn để giảm thiểu nguy cơ bị rách. Khi cơn co thắt lần tới xuất hiện, bạn chỉ cần rặn nhẹ là “mẹ tròn con vuông”.
Cuối cùng thì bé đã chào đời. Sau khi bác sĩ kiểm tra cho bé xong, hai mẹ con sẽ có màn chào hỏi nhau và mẹ sẽ vô cùng xúc động khi sau 9 tháng mong chờ đã được gặp con.
Giai đoạn 3: Sổ nhau thai
Sau khi em bé chào đời từ 5 đến 30 phút, tử cung sẽ co thắt và đẩy nhau thai ra ngoài. Sau thời điểm này, cơ thể mẹ bầu có thể sẽ xuất hiện tình trạng run rẩy nhưng đây là tình trạng rất thường gặp và không cần quá lo ngại. Mẹ bầu cũng cần được quan sát thêm trong vòng vài giờ sau đó để đảm bảo tử cung có thể co thắt trở lại và không có dấu hiệu xuất huyết sau sinh.
Cho con bú
Nếu bạn yêu cầu được bế bé, da tiếp da ngay khi lọt lòng mẹ, bác sĩ sẽ khuyến khích bạn cho bé bú luôn. Việc này sẽ giúp bé cảm nhận được tình mẫu tử ngay khi chào đời. Ngoài ra, mẹ cũng nên dành thời gian thư giãn để nhanh phục hồi sức khỏe sau sinh.
Theo www.phunutoday.vn
Ai mới là món nợ?
Khi biết con trai mình nuôi "mèo hoang", lần đầu tiên bác chủ động gọi điện cho chị và té tát: "Chị xem lại chị đi, làm sao để chồng nó chán? Nó như thế đâu phải do lỗi mình nó, con trai tôi từ bé..."
Bac gai đên nha, chia cho bô me tôi xem tin nhăn trong điên thoai va nươc măt ngăn dai than: "Tôi đa lam gi nên tôi đê no trơ măt ria roi. Nêu biêt co loai con dâu thê nay, tôi đa không cho thăng Đoàn lây no".
Măc kê hai ba noi chuyên, tôi bo ra ngoai sân, nghe bac gai noi vây ai cung se nghi bac co cô con dâu ghê gơm. Ngươi ta noi, ơ trong chăn mơi biêt chăn co rân, nhưng không cân ơ trong nha cung biêt bac thê nao.
Anh Đoàn la con trai ca, sau con ba cô em gai, la đich tôn nên anh gân như la ông vua con. Nghe bao năm anh sau tuôi, giưa đam cô, không biêt co ai trêu gi anh ma anh đa gao toang: "Ông la trương ho đây!". Ngac nhiên la nhưng ngươi lơn chi cươi, co ngươi con hua theo: "Vâng, chao ông trương ho!".
Chỉ có con trai mẹ là nhất. Ảnh minh họa
Lơn lên, anh đi hoc rôi đi lam ơ miên Nam, anh quen chi dâu trong ây, bac giay nay bao gai miên Nam ăn trăng măc trơn. Anh đưa chi vê ra măt, suôt ba ngay bac không noi vơi chi câu nao, chi xoăn xuyt chăm soc con trai. Nghe bao sau lân ây chi chia tay anh, vi me anh bong gio chê chi nho như con chim chich rôi đe con cái sao, hai nưa nha chi co bôn chi em gai, ma nha nay phai ra đươc thăng đich tôn..., nhưng anh nai ni, hoăc co thê do duyên sô, chi lai xiêu lòng va ho nên vơ nên chông.
Vơ chông công nhân, têt nao anh chi cung vê, thơi nha ai cung con cai "sut von tơ" thi nha bac đa co ôn ap, têt ây nha bac sang nhât lang, bac hô hơi khoe, con trai tôi mua biêu đây.
He năm sau anh chi co thăng cu bu bâm, nha bac co thêm quat trân, têt năm ây đôi tivi mau. Bac khoe thăng đich tôn giông hêt bô mơi đươc như thê. Thâm chi nha co khach, chi dâu phai xuông nha tôi ngu nhơ con anh vơi thăng nho ngu lai nha đê bac tiên khoe con chau.
Nhưng đêm ây, tôi mơi biêt anh chi vân ơ nha thuê, môi thang phai nuôi môt cô em đang hoc đai hoc phu bô me vi anh noi bô me lo cho anh ăn hoc, anh phai có trách nhiệm nuôi lại em. Chưa kể hè phải lo vé tàu xe cho ba cô em về quê thăm bố mẹ, anh chị phải cho thằng nhỏ về quê thăm ông bà nội một năm hai lần, lương hai vợ chồng thêm đứa con nhỏ làm gì có dư, bố mẹ chị cứ nay cho vay, mai cho mượn.
Tôi hỏi anh chị còn thiếu thốn, sao phải sắm sửa cho hai bác ở nhà dữ vậy. Ở quê người ta vẫn đun rơm rạ, nhà bác bếp ga nồi cơm điện, tủ lạnh không thua gì thành phố. Chị thở dài: "Bố mẹ muốn thế, cứ gọi điện nói thằng ấy nhà kia hôm qua mới mua thứ gì đó biếu bố mẹ, con người ta cũng có ăn có học, đâu như...", tôi im lặng, với hai bác, con trai bác là trời, con dâu tu mấy đời mới lấy được con trai bác nên phải có bổn phận báo hiếu cho bố mẹ chồng. Người làng chưa hề nghe hai bác khoe con dâu bao giờ, gì cũng chỉ con trai tôi, thằng cháu đích tôn nhà tôi...
Hình: Internet
Anh chị có thêm con gái, cũng ít về quê hơn, chị sinh hai đứa, chẳng thấy bác gái vào chăm sóc đỡ đần ngày nào, bác bĩu môi: "Kệ cho bà ngoại chăm, nhà bà ấy thiếu gì tiền!". Tôi buột miệng: "cháu bà nội tội bà ngoại" và bị bác giận hơn năm trời, bác bảo "còn mày nữa, nhớ tỉnh táo kiếm nhà nào kha khá tí mà gả!". Tôi nghĩ bụng, ba chị gái con bác đều được bác dạy như thế?
Con gái út của bác chưa ra trường đã "béo bụng", chị dâu đón vào nhà, chăm cho mẹ tròn con vuông, may sao anh chàng kia cũng chịu trách nhiệm, chị lại đứng ra xin phép hai bên nhà cho tổ chức cưới. Rồi cô con gái kế út cũng ra trường sau mấy năm vật vã, cũng chị lo chỗ ăn chỗ làm. Chính miệng hai cô con gái về kể mà bác vẫn bĩu môi chê chị dâu, nói nhà cửa xe cộ là do con trai bác làm ra.
Bẵng đi mấy năm, tôi có gia đình rồi sinh con nên ít về quê. Đến khi về mới ngã ngửa khi hay tin, chị dâu đã làm đơn ly hôn. Nguyên nhân là anh nuôi "mèo hoang", còn lén lấy tiền về xây nhà cho hai bác. Bác phân bua: "Con trai xây nhà cho bố mẹ là chuyện thường, phận con phải báo hiếu. Là con dâu có kiểu đâu lại nhảy dựng lên thế? Làm vợ như thế bảo sao chồng nó chẳng chán?". Đến nước này mà bác vẫn khăng khăng cho rằng con mình không sai. Vâng, con cái xây sửa nhà cho bố mẹ là chuyện thường, là báo hiếu, nhưng không phải như cách anh đã làm.
Anh lén xây nhà cho bố mẹ mà không nói với chị nửa lời, tệ hơn là tiền đó chị mượn của bố mẹ đẻ định sửa cái nhà đã xuống cấp. Khi biết con trai mình nuôi "mèo hoang", lần đầu tiên bác chủ động gọi điện cho chị và té tát: "Chị xem lại chị đi, làm sao để chồng nó chán? Nó như thế đâu phải do lỗi mình nó, con trai tôi từ bé...", chị đã cắt ngang lời bác: "Vâng, là con sai, nay con trả lại con trai cho bố mẹ, con chịu đủ rồi! Và tiền đó là của bố mẹ con, bố mẹ thu xếp trả lại cho con!"
Hình: Internet
Nghe nói anh dùng dằng không chịu ký đơn, mặc mỗi ngày hai bác gọi điện vào nói anh "bỏ quách đi cho nhẹ nợ!". Hẳn anh hiểu ai mới là gánh nặng, là món nợ, là con dâu chưa bao giờ hiện diện trong mắt bố mẹ hay là anh, thằng đích tôn ngoan ngoãn và giỏi giang?
Theo Báo Phụ Nữ
'Tao sẽ nhận làm tác giả cái thai tới lúc mày mẹ tròn con vuông, mày phải cho con xét nghiệm ADN giải oan cho tao' Ơ cái con dở này. Có bầu rồi thì bảo ông Tiến cưới đi chứ còn sao nữa. Không cưới gấp cái bụng nó ễnh ra rồi bố mẹ mày mặt mũi đâu mà nhìn hàng xóm nữa. - Nhưng mà thằng khốn ấy nó bỏ mẹ con tao rồi. Mai mày tới chở tao đi phá nhé. Đêm hôm con bạn thân...