3 chấn thương thường gặp khi luyện tập thể dục thể thao
Tập thể dục, thể thao mang lại vô số lợi ích cho cơ thể, nhưng nếu tập luyện không đúng kỹ thuật, sai cách hay luyện tập quá mức có thể dẫn đến các nguy cơ chấn thương nguy hiểm.
Chấn thương khi luyện tập do tác động trực tiếp khi chơi hoặc người chơi khác, ví dụ như va chạm trong bóng đá hoặc bị bóng đập trúng… Những tác động cơ học trực tiếp có thể gây chấn thương cơ, xương, dây chằng và gân, sụn…
Trong luyện tập thể dục, thể thao, các vị trí dễ bị tổn thương và thường gặp nhất là các vùng cổ chân, mắt cá, đầu gối, khuỷu tay, hông, bả vai.
Dưới đây là một số chấn thương thường gặp, cách nhận biết và xử trí đúng.
1. Chấn thương bong gân
Bong gân là một chấn thương gặp ở mọi lứa tuổi khi vận động quá mạnh hoặc sai cách trong sinh hoạt, lao động, đặc biệt là chơi thể thao. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bong gân có thể để lại những biến chứng lâu dài, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.
Theo các nghiên cứu dịch tễ, tỷ lệ bong gân ở phụ nữ cao hơn nam giới, và ở trẻ em và thanh thiếu niên cao hơn so với người lớn. Những chấn thương này có thể xảy ra ở bất kỳ bộ phận nào của cơ thể nhưng thường thấy nhất ở chi dưới và chi trên, chẳng hạn như mắt cá chân, đầu gối, khuỷu tay hoặc cổ tay. Vị trí bong gân thường gặp nhất là khớp cổ chân. Đây là một trong những chấn thương liên quan đến thể thao phổ biến nhất.
Các dấu hiệu gồm: bị bầm tím, viêm nhiễm, sưng tấy; không có khả năng cử động một chi hoặc khớp; khớp lỏng lẻo, không ổn định.
Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bong gân có thể để lại những biến chứng lâu dài.
Vết thương có thể nhẹ và sẽ tự lành bằng cách chườm đá, nẹp và dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, nhưng nếu không được chăm sóc tốt sẽ có nguy cơ tái phát cao. Những người đã bị bong gân nặng trong quá khứ dễ bị bong gân mới tại cùng một chỗ. Có thể hỗ trợ điều trị bằng cách dùng nẹp kéo dài hoặc nếu nặng hơn phải phẫu thuật để sửa lại dây chằng.
2. Trật xương bánh chè
Video đang HOT
Trật bánh chè hay gặp hơn ở các vận động viên, vũ công, người luyện tập thể dục, thể thao…nguyên nhân thường gặp do thay đổi đột ngột hướng đi hoặc xoắn vặn đầu gối hoặc có lực tác động mạnh vào vùng mặt trong gối.
Dạng chấn thương này thường gặp trong các môn thể thao liên quan đến sự thay đổi hướng tự phát hoặc đột ngột (ví dụ: cầu lông và quần vợt). Giống như hầu hết các chấn thương, trật khớp xương bánh chè khiến bệnh nhân đau đớn và tạm thời không thể đi lại được.
Hầu hết các xương bánh chè bị trật có thể được điều trị mà không cần phẫu thuật. Các phương pháp điều trị phổ biến bao gồm thu nhỏ (di chuyển bằng tay xương bánh chè vào đúng vị trí), chọc hút dịch khớp để loại bỏ chất lỏng dư thừa, cố định bằng bó bột hoặc nẹp, và sử dụng nạng để giảm áp lực.
3. Chấn thương khuỷu tay
Chấn thương khuỷu tay do chơi thể thao là một tình trạng rất phổ biến. Rất nhiều trường hợp gặp phải chấn thương này khi chơi các môn thể thao như tennis, golf… gây ảnh hưởng đến gân, cơ, dây chằng, xương khớp…
Chấn thương khuỷu tay là tình trạng viêm các gân liên kết với các cơ cẳng tay ở bên ngoài khuỷu tay. Điều này dẫn đến đau ở bên ngoài khuỷu tay. Nếu cơn đau vẫn tiếp diễn ngay cả khi đã nghỉ ngơi đầy đủ, đó có thể là một trường hợp tổn thương dây thần kinh.
Chấn thương khuỷu tay hay gặp ở những người chơi các môn thể thao như tennis, golf…
Nếu không được điều trị, chấn thương khuỷu tay có thể trở thành mạn tính và kéo dài hàng tháng và đôi khi thậm chí hàng năm. Điều này đặc biệt đúng nếu điều trị chỉ tập trung vào việc giảm đau chứ không phải điều chỉnh tình trạng yếu cơ và những thói quen xấu có thể dẫn đến tình trạng đó ngay từ đầu.
Lời khuyên thầy thuốc
Chấn thương trong luyện tập thể dục thể thao là vấn đề thường gặp, khi có biểu hiện nghi ngờ cần đến cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời. Nhiều chấn thương thể thao gây ra cảm giác đau đớn hoặc khó chịu ngay lập tức. Ngược lại, một số loại chấn thương chỉ có thể nhận thấy sau một thời gian dài. Do đó, nếu thường xuyên chơi thể thao, bạn cần kiểm tra sức khỏe xương khớp định kỳ để tầm soát và phát hiện sớm chấn thương.
Điều trị bệnh thoái hóa khớp gối như thế nào?
Thoái hóa khớp gối là quá trình diễn biến tự nhiên theo tuổi gây tổn thương các cấu trúc giải phẫu ở khớp gối như: xương, sụn khớp, dây chằng và màng hoạt dịch..., quá trình này kéo dài gây mất tính đàn hồi, mất dần lớp sụn khớp và giảm khả năng hoạt động.
Nguyên nhân thoái hóa khớp gối
Nguyên nhân phổ biến nhất của thoái hóa sụn khớp gối là do tuổi tác. Khi tuổi càng cao, quá trình tổng hợp của sụn càng bị suy giảm.
Sau độ tuổi trưởng thành tế bào sụn cũng không có khả năng sinh sản và tự tái tạo, chính vì vậy khả năng tự chữa lành của sụn giảm dần theo thời gian nên hầu hết mọi người khi lớn tuổi đều sẽ bị thoái hóa khớp.
Tuy nhiên, có một số yếu tố khiến khớp bị thoái hóa ở độ tuổi sớm hơn, đó là: Trọng lượng cơ thể lớn; Hội chứng chuyển hóa: béo phì, mỡ máu cao, tăng huyết áp, đái tháo đường; Di truyền; Tiền sử chấn thương vùng gối; Vận động viên thể thao: bóng đá, tennis hoặc chạy đường dài...
Biểu hiện thoái hóa khớp gối
Thoái hóa khớp gối diễn tiến âm thầm nên rất ít người phát hiện kịp thời.
Các triệu chứng thông thường của thoái hóa khớp gối bao gồm: đau mặt trước hoặc trong khớp gối, đau tăng khi vận động hoặc khi chuyển tư thế từ ngồi sang đứng. Lúc đầu sẽ xuất hiện các cơn đau khớp gối, lâu dần cơn đau sẽ tăng và kéo dài. Khớp gối cứng, mất linh hoạt và khó cử động sau khi ở yên một chỗ lâu hoặc sau khi ngủ dậy. Khớp gối có thể bị sưng to do viêm hoặc do tràn dịch khớp, đau sẽ giảm nếu được chọc hút dịch ra nhưng có thể tái phát vài ngày sau đó. Chân bị lệch trục kiểu vòng kiềng (chân chữ O) hoặc kiểu chân chữ X, người bệnh có thể bị mất chức năng vận động.
Thoái hóa khớp gối diễn tiến âm thầm nên rất ít người phát hiện kịp thời. Đến khi bệnh tiến triển nặng nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây nên các biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt và lao động hàng ngày của người bệnh.
Để chẩn đoán thoái hóa khớp gối cần phải được thăm khám lâm sàng bởi bác sĩ chuyên khoa chấn thương chỉnh hình, bác sĩ chuyên khoa cơ xương khớp.
Hình ảnh chụp X-Quang và cộng hưởng từ có thể giúp chẩn đoán bệnh cũng như đánh giá giai đoạn bệnh.
Điều trị thoái hóa khớp gối
Khi đã bị thoái hóa khớp gối, việc điều trị phụ thuộc vào nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng của bệnh. Các phương pháp điều trị có thể bao gồm vật lý trị liệu, dùng thuốc giảm đau và chống viêm, tiêm nội khớp. Trong một số trường hợp, khi tình trạng thoái hóa khớp ở mức độ nặng, phẫu thuật thay khớp gối là phương pháp điều trị giúp bệnh nhân trở lại sinh hoạt, nâng cao chất lượng cuộc sống.
Điều trị nội khoa
Các biện pháp dùng thuốc bao gồm: thuốc điều trị triệu chứng: thuốc chống viêm và giảm đau; thuốc chống thoái hóa khớp tác dụng chậm: Glucosamin, Diacerin, Acid hyaluronic.
Tiêm huyết tương tươi giàu tiểu cầu được tách chiết từ máu chứa yếu tố tăng trưởng giúp tái tạo sụn khớp. Ngoài ra, còn cung cấp các cytokine chống viêm. Liệu pháp huyết tương tưới giàu tiểu cầu từ máu tự thân đặc biệt có hiệu quả ở những bệnh nhân trẻ, thoái hóa khớp giai đoạn sớm.
Liệu pháp tế bào gốc được lấy từ tủy xương hoặc mô mỡ của chính bệnh nhân, sau đó được kích hoạt và tiêm vào khớp.
Dưới sự kích thích của các tác nhân tại chỗ, tế bào gốc sẽ biệt hóa thành tế bào sụn, chống viêm, kích thích mô tại chỗ phát triển thông qua tiết ra các yếu tố tăng trưởng.
Biện pháp không dùng thuốc giảm tải tránh cho khớp bị quá tải bởi hoạt động và trọng lượng.
Người bệnh cần tập vật lý trị liệu một cách phù hợp.
Điều trị ngoại khoa
Phẫu thuật nội soi khớp gối được chỉ định với mục đích làm sạch khớp, cắt lọc màng hoạt dịch viêm, lấy mảnh sụn bong ra và sụn chêm rác. Phẫu thuật nội soi có thể giúp giảm đau một thời gian.
Phẫu thuật sửa trục khớp nhằm thay đổi lực tỳ đè ở khớp gối. Phương pháp này áp dụng cho những bệnh nhân còn trẻ.
Thay khớp gối chỉ định cho thoái hóa khớp độ 3 hoặc 4, bệnh nhân đau nhiều.
Tóm lại: Thoái hóa khớp là quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể, do vậy gần như khó tránh khỏi. Tuy nhiên, có thể làm chậm quá trình thoái hóa khớp bằng cách duy trì cân nặng hợp lý, tập thể dục thường xuyên để tăng cường sức mạnh của khớp, hạn chế mang vác vật nặng và ngồi sai tư thế, giữ chế độ ăn uống khoa học, hợp lý.
5 lý do gây thoát vị đĩa đệm ai cũng nên biết Thoát vị đĩa đệm là bệnh liên quan đến cột sống và xương khớp thường gặp. Việc phát hiện sớm, điều trị kịp thời sẽ giúp nâng cao khả năng phục hồi, ổn định cuộc sống. Đáng lưu ý thoát vị đĩa đệm ngày càng gia tăng và có xu hướng trẻ hóa, phổ biến nhất là từ 30 - 60 tuổi. Thoát...