3 cậu bạn thân Bách khoa cùng ra trường sớm, tốt nghiệp loại xuất sắc
Quen nhau từ năm thứ nhất đại học, cả ba cùng đặt mục tiêu sẽ ra trường sớm và tốt nghiệp loại xuất sắc. Vì thế, trong suốt 5 năm học tại Trường ĐH Bách khoa Hà Nội, cả nhóm đều cùng nhau “học hết sức, chơi hết mình”.
Nguyễn Đăng Anh Quân (1997, Hà Nội), Phan Hồng Sơn (1997, Ninh Bình), Lê Thế Hưng (1995, Thanh Hóa) là 3 trong số 24 sinh viên tốt nghiệp xuất sắc trong kỳ tốt nghiệp sớm của Trường ĐH Bách khoa Hà Nội ngày 16/5. Trong đó, Nguyễn Đăng Anh Quân chính là người đạt điểm số cao nhất toàn trường (3.85/4.0) tại đợt tốt nghiệp này.
Cả 3 chơi với nhau kể từ năm nhất, khi gặp gỡ và biết nhau do cùng theo đuổi chuyên ngành Tự động hóa Công nghiệp.
Lê Thế Hưng (thứ 1 từ bên trái), Nguyễn Đăng Anh Quân (thứ 3 từ bên trái), Phan Hồng Sơn (thứ 4 từ bên trái)
“Thật bất ngờ khi cả 3 đến từ những vùng quê khác nhau, tính cách cũng không có gì giống vì anh Hưng tính trầm, ít nói còn Sơn lại sôi nổi và nói rất nhiều, nhưng cuối cùng lại có thể chơi với nhau và dung hòa được mọi thứ”, Anh Quân kể.
Cũng kể từ khi kết thân, cả 3 đặt ra mục tiêu sẽ phải cố gắng tốt nghiệp trước thời hạn và đạt bằng xuất sắc. Vì thế, ngay từ những môn học đầu tiên tại giảng đường đại học, Quân, Sơn và Hưng đã thống nhất lên một chiến lược học tập cụ thể, trong đó chú trọng việc học nhóm và coi đây là phương pháp học tập hiệu quả nhất.
Quân cho biết, nhóm học ban đầu chỉ có 3 người, nhưng dần dần số người xin được “kết nạp” tăng lên. Đến năm thứ hai, nhóm học của Quân đã tăng lên 9 bạn và chỉ duy trì sĩ số như vậy cho đến khi ra trường.
Hàng ngày, cả nhóm tụ tập cùng làm chung một đề, sau đó trình bày cho nhau nghe về hướng giải quyết. Ngoài “nhóm chat thi cử” trên facebook dùng để chia sẻ đề thi và là nơi trao đổi bài học, cả nhóm còn thường xuyên tụ tập trực tiếp tại nhà của một người bạn bất kỳ trong nhóm để giải đáp thắc mắc.
“Qua tranh luận, mọi người sẽ biết được mình đúng chỗ nào và sai ở đâu. Cứ người này không hiểu thì người kia giảng cho, nhờ vậy bản thân sẽ rút kinh nghiệm rất nhanh và nhớ rất lâu”, Quân cho biết.
Để thuận lợi, cả nhóm luôn đăng ký vào học chung một lớp để tiện cho việc ôn tập cuối môn. Theo Quân, làm việc nhóm quan trọng nhất phải có một người “leader” dẫn dắt, vạch ra các đầu việc cần làm, cần ôn.
Video đang HOT
Sau đó, người này cũng sẽ phân chia nhóm làm đề cương ôn tập ngay trong quá trình đầu tiên của môn học và có vai trò thúc đẩy, đôn đốc mọi người cùng làm. Nhờ vậy, đến khi hết môn, cả nhóm đã có thể nắm vững lý thuyết và cùng nhau luyện đề.
“Quy tắc trong nhóm của tụi em là không được giấu dốt mà có điều gì khó hiểu phải trao đổi thẳng thắn với nhau. Làm việc nhóm có một lợi thế là người này chững lại thì những người sau có vai trò thúc đẩy bạn đi nhanh hơn”. Nhờ vậy, ngoài Quân, Sơn và Hưng, những bạn còn lại trong nhóm cũng đều tốt nghiệp loại giỏi.
Vui và tự hào khi “bạn bè cùng kéo nhau lên” và ra trường trước thời hạn 1 kỳ, Quân cho rằng điều này “thật bõ công những khi tranh luận nảy lửa về một vấn đề nào đó”.
Ở môi trường học tập vốn được coi “dễ đánh mất tuổi thanh xuân vì liên tục trượt môn” như Bách khoa nhưng các nam sinh đã cùng nhau đi qua suốt 5 năm đại học.
Mặc dù được gọi là những “siêu nhân” nhưng theo Quân, cả nhóm vẫn luôn “chơi hết mình”. Không phải những người chỉ biết “mọt sách”, cả nhóm còn thường xuyên lên kế hoạch đi chơi xa cùng nhau, bất chấp những lần trời mưa to để lưu giữ lại những kỷ niệm đẹp nhất của thời sinh viên.
Ở môi trường học tập vốn được coi là “dễ đánh mất tuổi thanh xuân vì liên tục trượt môn” như Bách khoa nhưng các nam sinh đã cùng nhau đi qua suốt 5 năm đại học. Dù chỉ mới tốt nghiệp nhưng tất cả đều đã có một công việc tốt ở các công ty có tiếng.
“Trong trường, chúng em được các thầy cô dạy rồi mới thi, nhưng khi bước ra cuộc sống, chúng em được đường đời giao bài thi rồi mới rút ra bài học. Em hi vọng có thể dùng những kiến thức được các thầy cô truyền đạt để có thể vượt qua những khó khăn trong cuộc sống phía trước”.
Quân cho biết, hiện tại các thành viên của nhóm mỗi người làm ở một công ty khác nhau với những mảng khác nhau. Tuy nhiên, cả nhóm đã lên kế hoạch, sau một thời gian khi đã vững vàng hơn về chuyên môn sẽ tiếp tục quay trở lại, đồng hành, tập hợp những “khối óc” để cùng phát triển một công ty chung.
“Đây là điều kỳ vọng lớn nhất của tụi em. Hy vọng, không chỉ đồng hành cùng nhau trong những năm tháng tại giảng đường, sau này, chúng em sẽ lại trở thành những người đồng nghiệp cùng sát cánh bên nhau để tạo nên một điều gì đó của riêng mình”, Quân chia sẻ.
Phát biểu tại lễ tốt nghiệp năm 2020 (đợt 20191) cho gần 1.800 tân kỹ sư, cử nhân, PGS.TS Hoàng Minh Sơn gửi những lời nhắn nhủ thiết thực đến học trò về con đường phía trước: “Các em muốn phát triển và đi xa, hãy luôn tâm niệm: Học, học nữa, học mãi. Chỉ sự nỗ lực mới làm nên thành công. Các em cũng đừng vội vàng đặt mục tiêu kiếm tiền hay đạt vị trí cao, cũng đừng quá câu nệ phải vào một công ty lớn, hãy tìm những công ty mình có thể học hỏi nhiều nhất”.
Trong đợt này trường có 26 sinh viên tốt nghiệp loại xuất sắc, 224 sinh viên tốt nghiệp loại giỏi và 1.006 tốt nghiệp loại khá.
Xét tuyển học bạ 2020 tại UEF: 2 phương thức độc lập, tăng cơ hội vào đại học cho thí sinh
Để hiện thực hóa giấc mơ vào giảng đường đại học, thí sinh cần lựa chọn phương án tối ưu. Trong đó, phương thức xét học bạ THPT luôn nhận được sự quan tâm của nhiều thí sinh qua các năm.
Phương thức xét tuyển học bạ ngày càng "được lòng" các thí sinh
Năm 2020, bên cạnh phương thức xét tuyển dựa trên kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT và kết quả kỳ thi Đánh giá năng lực của ĐHQG TP.HCM, Trường Đại học Kinh tế - Tài chính thành phố Hồ Chí Minh (UEF) còn xét tuyển học bạ theo 2 phương thức riêng biệt là xét tổng điểm trung bình lớp 12 của tổ hợp 3 môn từ đủ 18 điểm trở lên và xét tổng điểm của 5 học kỳ liên tiếp (học kỳ I, II lớp 10; học kỳ I, II lớp 11 và học kỳ I lớp 12) đạt từ 30 điểm trở lên.
Những lợi thế khi xét tuyển bằng học bạ
Lựa chọn xét tuyển bằng học bạ vào đại học, các thí sinh sẽ chủ động hơn khi lựa chọn tổ hợp môn thế mạnh để xét tuyển, thủ tục gọn nhẹ, giảm áp lực thi cử,...
Hơn nữa, với kết quả học tập tốt, các bạn cũng có nhiều cơ hội để lựa chọn ngành nghề xu hướng, sở hữu học bổng giá trị khi lựa chọn phương thức xét tuyển này.
Ở mỗi ngành học, UEF đưa ra 4 tổ hợp môn xét tuyển giúp cho các thí sinh có thể lựa chọn những môn học có kết quả học tập tốt nhất để xét tuyển, chủ động nắm bắt cơ hội trúng tuyển cho bản thân.
Tuy nhiên, chỉ tiêu tuyển sinh là có giới hạn và tỉ lệ "chọi" đối với những ngành hot cũng khá cao, do đó việc sớm đăng ký xét tuyển bằng học bạ sẽ giúp tăng cơ hội trúng tuyển vào đúng ngành học yêu thích.
Xét tuyển học bạ sớm trước khi bước vào kỳ thi tốt nghiệp THPT, các thí sinh cũng sẽ có thêm một lợi thế về tâm lý để có thể thực sự thoải mái và tự tin trước khi "vượt ải" với các môn thi.
V ào trường quốc tế với điểm học bạ, tại sao không?
Nổi bật với chương trình đào tạo song ngữ - quốc tế, phương pháp giảng dạy gắn thực tiễn, cơ sở vật chất, môi trường học tập đẳng cấp,...các trường đại học theo chuẩn quốc tế nói chung và UEF nói riêng đang là sự lựa chọn hàng đầu của các thí sinh. Bởi lẽ, học tập, sinh hoạt trong môi trường tiếng Anh sẽ là con đường ngắn nhất giúp các bạn hội nhập trong xu hướng toàn cầu hóa hiện nay.
Bằng điểm học bạ, thí sinh có cơ hội trở thành sinh viên đại học quốc tế
Thí sinh trúng tuyển vào UEF, dù bằng phương thức nào cũng đều được học chương trình đào tạo song ngữ, với 50% thời lượng học tập tiếng Anh, học thực tế tại doanh nghiệp, trải nghiệm học kỳ quốc tế, mở rộng cơ hội nhận song bằng hoặc chuyển tiếp quốc tế sang các trường đối tác nước ngoài học tập và nhận bằng cấp quốc tế. Đặc biệt, chính sách học bổng tuyển sinh hàng năm với các suất từ 25%, 50% đến 100% học phí đã tạo nên "sức hút" cho ngôi trường này.
Các suất học bổng giá trị khi xét tuyển vào UEF
Thụ hưởng môi trường học tập tốt, chất lượng đào tạo nổi bật, sinh viên trong suốt thời gian học tập, rèn luyện không chỉ được đào tạo chuyên môn mà còn tăng cường ngoại ngữ, trau dồi kỹ năng,... Tất cả mang đến cho sinh viên thế mạnh của một người trẻ hiện đại, tương lai thích ứng tốt với môi trường làm việc trong xu thế cạnh tranh.
Hiện UEF đã nhận hồ sơ xét tuyển học bạ và nhận đến ngày 30/ 0 6 /2020.
Thí sinh có thể nộp hồ sơ trực tiếp tại trường hoặc gửi qua đường bưu điện đến địa chỉ: Văn phòng tư vấn tuyển sinh, Trường Đại học Kinh tế - Tài chính thành phố Hồ Chí Minh (UEF), số 141 - 145 Điện Biên Phủ, phường 15, quận Bình Thạnh , TP.HCM .
Đảng viên tốt nghiệp ĐH loại giỏi: "Làm theo lời Bác từ những điều bình dị" Nguyễn Văn Tùng tốt nghiệp đại học loại Giỏi và từng được giữ lại làm giảng viên đại học. Anh là 1 trong 90 gương mặt được tuyên dương điển hình tiên tiến "Tuổi trẻ Thủ đô làm theo lời Bác" năm 2020. Nguyễn Văn Tùng (sinh năm 1995, quê Hà Nội) chia sẻ: "Đối với mình, những lời dạy của Bác luôn...