3 cách xào miến hấp dẫn cho bữa sáng
Bạn có thể đổi vị bữa sáng cho cả gia đình với 3 cách xào miến vô cùng thơm ngon.
Miến xào thấp cẩm
Ảnh minh họa. Nguồn ảnh: Internet
Nguyên liệu:
Miến dong: 0.5kg
Thịt lợn hoặc thịt gà, thịt bò tùy thích
Rau củ tùy thích: Hành tây, cà rốt…
Vừng
Lòng trắng trứng: 1 cái
Mộc nhĩ: 5 cái
Gia vị: Hạt nêm, bột canh, nước mắm, dầu ăn, tiêu….
Cách làm:
Dùng tay gỡ miến cho tơi ra, nếu dài quá thì có thể dùng dao, kéo cắt ngắn thành nhiều đoạn vừa ăn (20 -30cm).
Ngâm miến vào nước lạnh. Thời gian ngâm miến có thể khác nhau từ 5-10 phút tùy vào chất bột làm nên loại miến đó. Bóp tháy sợi miến vừa mềm la vớt ra được, không ngâm quá lâu.
Miến vừa mềm thì vớt ra trụng nước sôi thật nhanh, xong bỏ vào nước lạnh lần nữa, nếu có đá viên, bạn thả vài viên đá vào miến sẽ dai hơn. Bạn lưu ý không chần miến chín quá sẽ làm miến bị mềm và dính vào nhau.
Khi miến vừa nóng, lại gặp lạnh sẽ khiến sợi miến dai hơn, không nát khi xào. Thịt thái sợi nhỏ. Nếu là thịt gà, bạn có thể luộc qua rồi xé phay. Rau củ, hành tây, cà rốt thái chỉ.
Trộn miếng với lòng trắng trứng để khi xào các sợi miến không bị dính vào nhau. Cho dầu ăn vào chảo, cho rau củ, thịt, rồi cuối cùng cho miến vào xào, đảo đều tay và liên tục đến khi thấy sợi miến bắt đầu săn lại thì tắt bếp.
Không nên xào quá kĩ, miến bị khô mất ngon. Gắp miến ra đĩa, rắc hạt tiêu, vừng, có thể trang trí vài cọng rau mùi để đĩa miến thêm phần bắt mắt.
Miến xào lòng gà
Video đang HOT
Ảnh minh họa. Nguồn ảnh: Internet
Cách làm:
Lòng gà 300 gr
Miến 1 gói
Bông hẹ 100 gr
Cà rốt 100 gr
Hành tây 100 gr
Tỏi băm 20 gr
Dầu hào 1 muỗng cà phê
Dầu mè 1 muỗng canh
Gia vị 1 ít (hạt nêm/đường/nước tương)
Cách làm:
Đầu tiên bạn phải rửa sạch lòng gà, rồi cho vào 2 muỗng cà phê muối cùng 4 muỗng cà phê giấm. Sau đó bạn bóp lòng gà để lòng ra hết chất dơ và nhớt, ngâm lòng gà khoảng 5 phút để lòng gà hết tanh, rồi rửa lại bằng nước sạch và để ráo nước, cắt miếng vừa ăn.
Ướp lòng gà với 1 muỗng cà phê bột nêm, 1 muỗng cà phê đường, 2 muỗng canh nước tương, 1/2 muỗng canh dầu hào, 1/2 muỗng canh tỏi băm, 1 muỗng cà phê tiêu và trộn đều. Ướp hỗn hợp trong 15 phút để gà thấm gia vị.
Đem bông hẹ ngâm với nước muối trong vòng 15 phút rồi rửa sạch lại với nước. Cà rốt cắt miếng nhỏ. Hành tây đem cắt múi cau.
Bắc nồi nước lên bếp, khi nước sôi cho vào 1 muỗng cà phê muối, 1 muỗng canh dầu ăn, sau đó cho miến vào luộc trong 2 phút, sau đó vớt ra cho vào tô nước lạnh, rồi để ráo nước. Cho tỏi băm vào chảo dầu và phi thơm, cho lòng gà vào xào chín.
Sau đó cho cà rốt, hành tây, bông hẹ vào xào cho bông hẹ chín tới, nêm vào 1 muỗng cà phê hạt nêm, 1 muỗng cà phê nước tương, 1 muỗng cà phê dầu hào, 1 muỗng cà phê đường, đảo đều cho nguyên liệu thấm gia vị và tắt bếp.
Trộn miến với 1 muỗng canh dầu mè, 1 muỗng canh nước tương, 1/2 muỗng cà phê đường, cho hỗn hợp nguyên liệu đã xào vào trộn chung với miến. Sau đó bày ra dĩa, rắc thêm ít tiêu là hoàn thành.
Miến xào trứng
Ảnh minh họa. Nguồn ảnh: Internet
Nguyên liệu:
Miến 100g
Trứng 2 quả
Dầu hào 15 ml
Nước tương 30 ml
Một ít giá đỗ, gốc hánh lá, rau mùi tây
Cách làm:
Cho miến vào chảo nước đun sôi rồi vớt ra. Đập trứng vào bát đánh tan. Đổ một ít dầu ăn vào chảo đun nóng, cho trứng vào đánh tơi trứng rồi trút ra đĩa.
Đun nóng chảo với một ít dầu ăn, cho giá đỗ và gốc hành thái nhỏ vào xào qua tiếp đó thêm miến vào đảo chung. Thêm trứng, dầu hào, nước tương và một ít muối vào đảo chung, cuối cùng thêm rau mùi tây thái nhỏ vào là xong.
Bật mí cách làm nước dùng lẩu vịt ngon khó cưỡng ngay tại nhà
Nước dùng có ảnh hưởng quan trọng đến chất lượng món lẩu vịt. Hãy cùng tìm hiểu cách làm nước dùng lẩu vịt ngon khó cưỡng qua bài viết sau nhé.
Giá trị dinh dưỡng của thịt vịt
Thịt vịt có giá trị dinh dưỡng rất cao cứ 100g thịt vịt thì có khoảng 25g protein. Hàm lượng này cao hơn rất nhiều so với các loại thịt khác như thịt bò, thịt heo, thịt dê, trứng, cá. Trong thành phần của thịt vịt còn có canxi, phốt pho, sắt, vitamin (B1, B2, A, D, E),...
Theo quan niệm của Đông y, thịt vịt có tính hàn, tác dụng tư âm, dưỡng vị. Các chứng như tiểu tiện bất lợi, nhiệt bệnh,... có thể chữa khỏi khi áp dụng thịt vịt đúng cách. Những người dương hư tỳ nhược, ngoại cảm không nên ăn thịt vịt.
Nguyên liệu chuẩn bị
Những nguyên liệu cần chuẩn bị cho nồi nước dùng lẩu vịt ngon khó cưỡng mà ai cũng làm được gồm:
Xương vịt: 500gr
Hành khô: 2 - 3 củ
Gừng: 1 nhánh
Tỏi: 1/2 củ
Xả: 2 - 3 cây
Dứa: nửa quả
Cà chua: 2 - 3 quả
Rượu trắng: 1 thìa
Gia vị: hạt nêm, bột canh, nước mắm, dầu ăn
Vịt là một trong những nguyên liệu quan trọng của nước dùng lẩu vịt
Cách làm nước dùng lẩu vịt ngon khó cưỡng ngay tại nhà
Các bước để làm nước dùng lẩu vịt bao gồm:
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
Xương lợn và xương vịt sau khi mua ở chợ về thì đem đi rửa sạch, có thể rửa với muối hoặc rượu gừng để khử mùi hôi. Sau đó chặt xương ra thành từng miếng vừa miệng để dễ ăn.Hành khô, gừng: bóc vỏ, đập nát và băm nhỏ.Xả: 1 phần đập nát để nguyên và 1 phần đập nát băm nhỏDứa, cà chua: thái ra thành lát.
Chặt xương vịt thành từng miếng vừa ăn
Bước 2: Cách làm nước dùng lẩu vịt
Đầu tiên đó là ướp xương vịt với 1 thìa cà phê nước mắm, 1 thìa cà phê hạt nêm, 1 ít gừng, tỏi đã băm, 2 thìa cà phê rượu trắng và nửa thìa nước cốt chanh. Ướp xương vịt trong tô như vậy trong khoảng 30 phút để gia vị ngấm hết vào vịt.Tiếp theo bạn cho chảo lên bếp, đợi chảo khô và nóng thì cho dầu ăn vào, dầu ăn sôi thì tiếp tục cho sả đã băm vào, đợi một chút thì cho tiếp xương thịt vịt vào chảo xào nhanh tay trên lửa lớn.Đổ 1,5 lít nước vào nồi đun cùng với hỗn hợp xương thịt vịt đã xào trước đó và hầm trong khoảng 60 - 90 phút.Tiếp theo sau đó bạn cho dứa, cà chua và thả thêm 1 ít nhánh sả đã đập và 1 ít lát gừng nấu cùng với nồi nước dùng vịt để tăng thêm vị ngọt và mùi thơm hấp dẫn.
Chú ý: Trong quá trình hầm nước dùng vịt nếu như thấy có bọt nổi lên thì nhớ dùng muỗng vớt bỏ hết đi nhé.Hầm đến khi xương vịt róc hết ra thì có nghĩa là có thể dùng được rồi. Khi dọn lẩu vịt ra bàn thì bạn có thể cắt thêm một vài trái ớt hoặc cho sa tế vào nước dùng để tăng thêm vị ngon.
Hầm xương vịt trong khoảng 60 - 90 phút để có được nước dùng thơm ngon
Nước dùng lẩu vịt ngoài để ăn lẩu thì cũng có thể dùng để làm nước dùng ăn bún, ăn miến hoặc ăn phở đều ngon.
Tiêu chuẩn của một nồi nước dùng lẩu vịt thơm ngon, chất lượng
Theo chia sẻ của các đầu bếp nổi tiếng hàng đầu tại Việt Nam cho biết: Thực tế, để chế biến được một nồi nước dùng lẩu vịt khá đơn giản và không quá khó khăn. Tuy nhiên, không phải ai cũng làm được một nồi nước dùng lẩu vịt đúng tiêu chuẩn.
Nước dùng lẩu vịt phải có màu sắc đẹp, vị ngọt cùng mùi thơm đặc trưng của các loại gia vị
Tiêu chuẩn của một nồi nước dùng lẩu vịt ngon và đạt yêu cầu đó chính là nước dùng phải trong, có màu sắc đẹp mắt, vị ngọt nước và thơm mùi các loại gia vị đi kèm.
Trên đây là những chia sẻ chi tiết nhất về cách làm nước dùng lẩu vịt thơm ngon, giàu dinh dưỡng. Chúc bạn có thể thực hiện thành công nồi nước dùng đạt chuẩn để chế biến được món lẩu vịt tuyệt hảo cho cả gia đình nhé.
Bữa cơm tối nhanh chóng ngon lành với món trứng cút chiên nước mắm lạ miệng! Cách làm món trứng cút chiên nước mắm nhanh chóng, ngon lành: Bữa cơm tối nấu món gì, nấu như thế nào để thật nhanh chóng mà vẫn đảm bảo sự ngon miệng, đủ chất cho các thành viên trong gia đình luôn là nỗi lo lắng của chị em chúng mình mỗi giờ tan tầm làm đúng không nào Chuẩn bị nguyên...