3 cách nấu vịt tiềm vừa ngon vừa bổ ai ăn cũng khen
Món vịt tiềm với hương vị thơm ngon và bổ dưỡng có rất nhiều cách chế biến khác nhau. Bài viết dưới đây sẽ cùng bạn vào bếp hướng dẫn 3 cách nấu vịt tiềm ai ăn cũng khen.
1. Vịt tiềm nấu kiểu miền Nam
Nguyên liệu làm Vịt tiềm nấu kiểu miền Nam
Thịt vịt 500 gr (phần đùi hoặc phần ức)
Xương heo 300 gr
Nấm đông cô 80 gr
Thảo mộc (hoa hồi 30 gr
Cải thìa 300 gr
Hành lá 50 gram
Gừng 2 củ
Nước tương 80 ml
Bột nêm 40 gr
Đường 80 gr
Tiêu 5 gr
Rượu trắng 20 mi
Mì trứng 300 gr
Dụng cụ : chén bát, bếp gas,…
Mẹo khử mùi thịt vịt đơn giản:
Nếu sử dụng nguyên con vịt, bạn cắt bỏ phần phao câu để loại bỏ bớt mùi hôi, vừa không có lợi cho sức khỏe.Lấy muối xát một lượt xung quanh vịt, sau đó dùng một quả chanh cắt đôi, xát một lượt xung quanh vịt rồi rửa sạch, để ráo nước trước khi chế biến.Khi luộc, bạn cho một mẩu gừng đập dập vào nồi nước luộc vịt là được. Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng cách khác đó là lấy muối, gừng đập dập kèm chút rượu trắng xát đều lên vịt, rồi rửa sạch là được.
Cách chế biến Vịt tiềm nấu kiểu miền Nam
1
Sơ chế nguyên liệu
Rau cải thìa đem rửa sạch, cắt thành từng khúc vừa ăn, chọn lấy phần gốc cải thìa. Hành lá rửa sạch, cắt nhỏ để làm gia vị.
Nấm đông cô đem ngâm với nước ấm cho mềm, cắt bỏ cuống, rửa sạch cho vào rổ để ráo nước.
Rửa sạch phần thịt vịt, sau đó, dùng rượu trắng và gừng để khử mùi của thịt vịt. Ướp vịt vời 60 ml nước tương, 20gr bột nêm, 60gr đường, 5gr tiêu trong khoảng 20-30 phút để cho thịt vịt thấm gia vị.
Xương heo rửa sạch, chặt thành từng miếng, hầm để làm nước dùng.
2
Chế biến món vịt tiềm nấm
Đặt một chiếc chảo lên bếp, cho thêm một ít dầu vào, mở lửa lớn. Khi dầu nóng, nhẹ nhàng thả thịt vịt vào chiên vàng lớp da.
Cải thìa bỏ vào nồi luộc chín cùng với một ít dầu ăn và muối để cải được bóng, khi cải chín thì vớt ra ngay cho vào nước lạnh, để giữ được màu xanh của cải.
Cắt lấy 4-5 lát gừng, cho gừng cùng thảo mộc vào chảo rang nóng, các nguyên liệu bỏ vào túi vải sạch, buộc chặt rồi thả vào nồi nước dùng. Sau đó, cho đùi vịt đã chiên vàng, vào nấu mềm, tiếp đến cho nấm đông cô vào, nêm lại gia vị cho vừa ăn.
3
Thành phẩm
Cho mì vào bát, xếp đùi vịt lên trên, thêm phần cải thìa, hành lá xắt nhỏ, sau đó cho nước dùng vào là bạn đã được một bát mì vịt tiềm thơm ngon, tuyệt vời.
Vịt tiềm nấm kiểu miền Nam có hương vị thơm ngon và đầy hấp dẫn với thịt vịt đậm đà không còn mùi hôi, mềm nhừ. Nước dùng thơm nhẹ mùi các vị thuốc bắc, vị ngọt vừa phải.
Video đang HOT
Nguyên liệu làm Vịt tiềm thuốc bắc
Vịt 1/2 con
Thuốc bắc 30 gram
Dừa xiêm 1 quả
Mía 1/5 cây
Mì chính 1 muỗng cà phê
Hạt nêm 3 muỗng cà phê
Dụng cụ : chén bát, bếp gas,…
Mẹo chọn vịt ngon:
Khi mua, nên chọn những con vịt trưởng thành và béo, ức tròn, da cổ và da bụng dày, mọc đủ lông (điểm mút của hai cánh vừa đủ đan chéo vào nhau). Những con vịt này làm lông sẽ nhanh, không tốn thời gian.Hạn chế chọn vịt non vì thịt sẽ nhão, không săn chắc và rất tốn thời gian để nhổ lông tơ (lông măng). Quan sát những con vịt non sẽ thấy, có mỏ to và mềm. Còn vịt già, bạn quan sát kỹ sẽ thấy nó có mỏ nhỏ và cứng.Vịt đã đẻ nhiều lứa thịt cũng khá thơm. Loại vịt này thì bụng dưới xệ xuống. Khác với gà nếu ăn thịt vịt thì nên chọn vịt đực, vì vịt đực ăn ngon hơn vịt cái.
Để xem vịt khỏe mạnh hay bệnh, hãy vạch phía sau đuôi xem hậu môn vịt không bị dính phân chảy là vịt không bị bệnh.
Cách chế biến Vịt tiềm thuốc bắc
1
Sơ chế nguyên liệu
Thuốc bắc rửa sạch để ráo nước.
Thịt vịt rửa sạch, xát nước muối cùng với rượu trắng và gừng rồi xả thật sạch lại với nước cho vịt hết hẳn mùi hôi.
2
Chế biến vịt tiềm thuốc bắc
Cho vịt vào chảo chiên ngập dầu cho vịt vàng, gắp ra. Bắc một nồi mới lên bếp, lót mía ở đáy nồi rồi cho thịt vịt lên trên.
Đổ nước dừa cho ngập thịt vịt rồi đậy vung kín và hầm khoảng 1 giờ. Om vịt trong khoảng 1 giờ đồng hồ là vịt đã chín và đã thấm vị của thuốc bắc. Nêm nếm cho vừa ăn rồi trình bày món ăn ra tô.
3
Thành phẩm
Vịt tiềm thuốc bắc là món ăn rất bổ dưỡng, thịt vịt mềm và thấm vị thuốc bắc, nước hầm ngọt vị thuốc rất bắt miệng. Món vịt om thuốc bắc phải ăn nóng mới không bị tanh và giữ nguyên được mùi vị của món ăn.
3. Vịt om dưa cải chua, khoai sọ
Nguyên liệu làm Vịt om dưa cải chua, khoai sọ
Đùi vịt 2 cái (góc tư)
Dưa cải chua 200 gr
Khoai sọ 200 gr
Hành tím cắt lát 2 muỗng canh
Tỏi băm 1 muỗng canh
Gừng băm 1 muỗng cà phê
Dừa tươi 1 trái
Ngò gai 10 gram
Ớt sừng 2 trái
Muối muối 3 muỗng cà phê
Tiêu 5 gram
Nước mắm 10 ml
Nước tương 10 ml
Dụng cụ : chén bát, bếp gas,…
Cách chế biến Vịt om dưa cải chua, khoai sọ
1
Sơ chế nguyên liệu
Khứa phần da vịt, thoa đều nước tương lên da rồi chiên với dầu đến khi vàng. Sau đó dội nước lạnh lên vịt, chặt miếng 3cm.
Ướp thịt vịt với 1 muỗng canh hành, 1/2 muỗng canh tỏi, 1/2 muỗng cà phê gừng, 1/2 muỗng cà phê muối, 1/2 muỗng cà phê tiêu, 1 muỗng cà phê bột ngọt, 1 muỗng cà phê hạt nêm, 1 muỗng canh nước mắm để thấm.
Khoai sọ luộc 5 phút, lột vỏ. Dưa cải cắt xéo 1,5cm, thân lá để riêng. Ngò gai, rau om cắt nhỏ. Ớt sừng cắt lát.
2
Chế biến món vịt tiềm dưa chua, khoai sọ
Phi thơm lượng hành tỏi gừng còn lại, cho thịt vịt vào xào săn, dậy mùi thơm, thêm phần thân dưa cải vào, đổ nước dừa xăm xắp mặt thịt rồi om 20 phút. Châm thêm nước dừa hoặc nước lọc nếu thiếu nước. Cho tiếp khoai sọ và phần lá dưa cải vào om thêm 5 phút, vớt bỏ bớt mỡ rồi tắt lửa.
Múc thịt vịt tiềm dưa cải khoai sọ ra dĩa, thêm ngò gai rau om và ớt cắt lát, dùng nóng với cơm.
3
Thành phẩm
Thịt vịt tiềm cải chua, dưa sọ có vị ngọt, dai, mùi vị đậm đà, hòa chung với vị chua chua, giòn giòn của dưa cải, vị bùi của khoai sọ sẽ khiến mọi người trong gia đình ngất ngây với hương vị thơm ngon.
Mách bạn
- Khứa phần da vịt rồi ướp nước tương, chiên vàng để loại bỏ bớt mỡ và giúp món ăn thơm hơn.
- Xào cho vịt thơm săn lại để vịt đậm đà, thấm vị hơn.
3 cách nấu vịt tiềm đơn giản thơm ngây ngất, ngọt nức lòng
Các món ngon từ vịt tiềm bắt nguồn từ Trung Quốc rất được lòng người dân đất Việt. Có nhiều cách nấu vịt tiềm khác nhau như vịt luộc, vịt nướng, vịt om sấu, vịt xáo măng, vịt hầm thuốc bắc,... Nhưng ngon nhất phải kể đến 3 công thức sau đây.
Thời gian chuẩn bị & chế biến: khoảng 2 giờ đồng hồ
Cách chọn vịt tiềm ngon
Khi mua vịt, bạn nên chọn những con vịt có đặc điểm sau
- Da dày, không có lông tơ
- Vịt có mỏ to, mềm
- Không lựa những con quá béo hoặc quá gầy
1. Cách nấu vịt tiềm thuốc bắc
Nguyên liệu:
Thịt vịt 1kg ngon
Thuốc bắc: 1 lạng hạt sen, 1 lạng quả ma-rông, 0,5 lạng kim châm, 2 lạng củ năng, 0,5 lạng bạch quả, 1 lạng táo khô
Nước dừa tươi, hành củ tím, mía tươi, gừng củ
Nấm đông cô
Nước mỡ lợn rán
1 chén rượu trắng
Gia vị: Bột tiêu, muối, hạt nêm, muối tiêu mặn.
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
- Vịt sau khi làm sạch nên khử mùi hôi bằng nước rượu trắng và gừng đập dập. Để riêng phần nội tạng.
- Hạt sen mang luộc cho chín mềm.
- Quả ma-rông đầu tiên bỏ nhụy, sau đó ngâm trong nước 1-2 tiếng đồng hồ, luộc với muối cho chín mềm, rửa sạch lại với nước lạnh và cắt hạt lựu.
- Táo khô ngâm nước cho nở ra, để riêng. Củ năng gọt sạch vỏ, rửa sạch rồi cắt hạt lựu, để riêng. Nấm kim châm rửa
sạch, cắt bỏ phần cuống. nấm đông cô ngâm, rửa sạch và cắt hạt lựu.
Vịt tiềm làm sạch để ráo nước
Bước 2: Xào lòng vịt:
- Phi thơm hành với mỡ lợn, đổ phần lòng vào xào lên đến khi chín tái thì cho các nguyên liệu đã chuẩn bị như hạt sen, củ năng, nấm đông cô, táo khô, ma-rông, bạch quả, kim châm vào.
- Xào đều cho tất cả trộn vào nhau chín tái tái, trong khi xào thì nêm thêm muối, đường, bột ngọt, tiêu cho vừa ăn.
- Cho tất cả hỗn hợp trên vào bụng vịt, ghim lại bằng tăm tre. Sau đó chiên vàng vịt cùng mỡ lợn rồi tắt bếp.
Chuẩn bị một cái nồi đủ lớn, xếp mía chẻ thanh nhỏ xuống đáy nồi, đặt vịt lên trên. Pha nước sôi, nước dừa và một chút muối, đổ vào nồi vịt. Đun cách thuỷ đến khi vịt chín mềm thì tắt bếp.
Vịt tiềm thuốc bắc bổ dưỡng
2. Cách nấu vịt tiềm hạt sen
Nguyên liệu
Thịt vịt: con (khoảng 700 gr)
Hạt sen khô: 50 gr
Nấm hương: 15 - 20 cái nhỏ
Nước dừa: 1 quả
Hành, tỏi, gia vị, hạt nêm, nước tương, hạt tiêu, muối, rượu.
Cách nấu vịt tiềm hạt sen:
Bước 1: Thịt vịt rửa sạch đem xát muối, thêm chút rượu, gừng để khử sạch mùi tanh sau đó rửa sạch rồi cắt làm 2 để ráo nước.
Bước 2: Ướp thịt với hạt tiêu, gia vị và hạt nêm, nước tương
Bước 3: Nấm hương, hạt sen rửa sạch để ráo. Hành và tỏi bóc vỏ, rửa sạch băm nhỏ.
Bước 4: Cho hành, tỏi vào phi thơm sau đó cho thịt vịt, hạt sen vào nồi thêm nước vào đun khoảng 50 phút cho nhừ. Thêm nấm hương vào đun khoảng 5 phút thì tắt bếp.
Vịt tiềm hạt sen giúp giảm căng thẳng, an thần
3. Cách nấu vịt tiềm bát bửu
Nguyên liệu
Vịt tơ: 1 con
Nấm đông cô, nấm mèo: 50 gr
Táo tàu khô: 20 gr
Hạt sen khô: 50 gr
Bo bo: 50 gr
Nấm kim châm: 20 gr
Củ năng: 100 gr
Cà rốt: 100 gr
Nạc dăm: 250 gr
Nước dừa tươi, hành tím, dầu ăn, các gia vị khác.
Cách nấu vịt tiềm bát bửu:
Bước 1: Vịt mổ moi, cắt bỏ chân. Trộn đều hỗn hợp muối, hạt tiêu, hành tím băm, gừng non băm rồi xát phần da, để 30 phút.
Bước 2:Chiên qua vịt để ráo mỡ. Chuẩn bị hỗn hợp: hạt sen, nấm, bo bo, củ năng, tất cả phần cà rốt, muối, tiêu, hành tím băm.
Bước 3: Băm nhuyễn nạc dăm với ruột, mề vịt, về phần gan thì cắt nhỏ. Trộn đều một nửa hỗn hợp vừa pha chung với phần gan, nạc dăm, ruột, mề. Sau đó nhét vào bụng vịt rồi khâu lại bằng lạt tre.
Bước 4: Chiên vịt với mỡ lợn cho vàng đều, để thật ráo mỡ
Bước 5: Cho vịt vào nồi, đổ thêm nước dừa tươi ngọt, đun nhỏ lửa đến khi vịt mềm thì thêm tất cả phụ gia, củ quả vào đun tiếp đến khi vịt mềm chín tới thì tắt bếp.
Món vịt tiềm trông thật hấp dẫn
Cách làm mì xào chay bằng mì tươi thanh vị, cho bữa chay hấp dẫn Mì tươi xào chay là món chay thanh đạm, thơm ngon. Với các bước chế biến đơn giản, giúp gia đình bạn ngon miệng vào những bữa cơm chay mà không sợ quá nhạt vị hay kém hấp dẫn. Cùng vào bếp với chị Thu Xuân thực hiện món xào hấp dẫn này ngay nào. Nguyên liệu làm Mì xào chay bằng mì...