3 cách nấu mì Tonkotsu Ramen đơn giản mà hấp dẫn khiến ai cũng phải thích
Nhắc đến món các món mì Ramen nổi tiếng của Nhật thì chắc chắn không thể nào bỏ qua mì Tonkotsu Ramen được. Đây là một món nước thơm ngon, cách làm khá đơn giản nhưng thành phẩm lại cực kì hấp dẫn khiến ai cũng phải thích mê. Vào bếp cùng để thực hiện món ăn này nhé!
1. Tonkotsu Ramen truyền thống
Nguyên liệu làm Tonkotsu Ramen truyền thống
Mì ramen 150 gr
Thịt heo 112 gr
Thịt ba rọi 400 gr (đã làm được làm chín sẵn)
Hành lá 3 nhánh
Nấm mèo 200 gr
Trứng gà 1 quả (đã luộc hồng đào)
Giá đỗ 100 gr
Nước hầm gà 480 ml
Nước dùng dashi 480 ml
Nước tương shoyu 3 muỗng canh
Sữa đậu nành không đường 480 ml
Tỏi băm 1/4 muỗng cà phê
Cách chọn nguyên liệu tươi ngon
Cách chọn mua thịt ba rọi ngon, chất lượng
Chọn mua những miếng thịt có màu đỏ nhạt hoặc hồng tươi, khi sờ vào thấy độ đàn hồi của thịt tốt.Để lựa được miếng thịt ngon, bạn nên chọn thịt có tỷ lệ phần mỡ và nạc cân bằng nhau, có mùi thơm đặc trưng của thịt.Tránh chọn mua thịt mềm nhũn và có dấu hiệu chảy nhớt hoặc có mùi hôi lạ thường.
Cách chọn mua trứng ngon, chất lượng
Chọn mua những quả trứng có vỏ màu nâu sẫm, đều màu, không xuất hiện vết nứt và không có đốm đen.Để biết trứng đó có còn tươi hay không thì bạn dùng tay sờ thử lên bề mặt vỏ trứng. Nếu bề mặt sần sùi, hơi nhám thì là trứng gà tươi, còn bề mặt láng mịn thì quả trứng đã để khá lâu rồi.Ngoài ra, khi mua bạn nên cầm quả trứng lên rồi lắc nhẹ. Nếu có tiếng động là trứng đã để lâu ngày ngược lại nếu không có tiếng động là trứng gà tươi.
Cách chế biến Tonkotsu Ramen truyền thống
1
Sơ chế nguyên liệu
Hành lá mua về, cắt bỏ gốc, rửa sạch với nước, để ráo rồi đem đi cắt nhỏ.
Nấm mèo bạn ngâm trong nước khoảng 30 phút cho nấm nở mềm rồi vớt ra, để ráo và cắt nhỏ.
Thịt ba rọi đã được làm chín sẵn thì khi mua về, bạn cắt thành các khoanh tròn vừa ăn rồi dùng đèn khò khò lại một lần nữa cho thịt được chín hoàn toàn.
Trứng gà sau khi luộc hồng đào, bạn bóc bỏ vỏ rồi cắt làm đôi.
2
Luộc và xay thịt
Cho 112gr thịt heo vào nồi rồi đổ nước cho ngập hết phần thịt. Sau đó, đem đi đun sôi từ 5 – 7 phút rồi vớt ra, để nguội và cắt miếng vừa ăn.
Kế đến, cho thịt vào máy xay sinh tố cùng 480ml nước hầm gà và xay nhuyễn.
3
Nấu nước dùng
Cho vào nồi hỗn hợp vừa mới xay nhuyễn ở trên cùng 480ml nước dùng dashi, 480ml sữa đậu nành không đường, rồi bắc lên bếp, vặn lửa vừa. Sau đó tiến hành đun sôi.
4
Chần các nguyên liệu
Bắc nồi lên bếp, cho vào nồi 500ml nước lọc và đun sôi trên lửa vừa. Sau đó, cho giá đỗ vào chần sơ khoảng 1 – 2 phút rồi vớt ra, cho tiếp nấm mèo vào luộc từ 1 – 2 phút.
Sau cùng, vớt nấm mèo ra và cho mì vào chần sơ trong vòng 2 phút thì vớt ra, để nguội.
5
Hoàn thành
Cho vào tô 3 muỗng canh nước tương shoyu, 4 vá canh nước dùng, mì ramen đã luộc chín. Sau đó lần lượt xếp các giá đỗ, nấm mèo, hành lá, 1/4 muỗng cà phê tỏi băm, thịt ba rọi, trứng hồng đào lên trên cùng nữa là hoàn thành.
6
Thành phẩm
Tonkotsu Ramen truyền thống có một mùi thơm đặc trưng của sữa đậu nành và nước dashi. Sợi mì ramen dai dai ăn cùng với trứng hồng đào, thịt ba rọi, nấm mèo cực ngon. Thử liền bạn nhé!
2. Tonkotsu ramen với thịt xông khói
Nguyên liệu làm Tonkotsu ramen với thịt xông khói
Mì ý 200 gr
Thịt xông khói 300 gr
Nước dùng dashi 400 ml
Kem sữa whipping cream 200 ml
Sữa đậu nành 400 ml
Bắp non 1 quả
Hành lá 3 muỗng canh (cắt nhỏ)
Banking soda 1 muỗng canh
Mật ong 1 muỗng canh
Nước tương 5 muỗng canh
Dầu ăn 2 muỗng canh
Muối 1 muỗng cà phê
Hạt nêm từ gà 1 muỗng canh
Cách chế biến Tonkotsu ramen với thịt xông khói
1
Làm thịt heo xá xíu (bacon chansu)
Bắc chảo lên bếp, cho vào chảo khoảng 2 muỗng canh dầu ăn. Đợi dầu nóng, cho thịt heo vào chiên đến khi cháy xén cả hai mặt thì cho 3 muỗng canh nước tương, 1 muỗng canh mật ong vào.
Bạn tiếp tục nấu thêm khoảng 3 phút nữa thì tắt bếp và cho tất cả ra dĩa.
2
Nấu nước dùng
Bắc nồi lên bếp, cho vào nồi 400ml nước dùng dashi, 400ml sữa đậu nành, 200ml kem sữa whipping cream, 1 muỗng canh hạt nêm từ gà, 2 muỗng canh nước tương rồi khuấy đều và đun sôi ở lửa vừa.
Video đang HOT
3
Chần mì
Bắc nồi lên bếp, cho vào nồi 500ml nước lọc và đun sôi. Khi nước sôi, bạn cho 1 muỗng cà phê muối, 1 muỗng canh banking soda vào và chờ cho nước sôi bùng lên.
Sau đó, cho mì ý vào chần sơ trong vòng 2 phút rồi vớt ra.
4
Hoàn thành
Cho nước dùng và mì vào tô. Sau đó, cho thịt heo xá xíu, hành lá và 1 quả bắp non lên trên nữa là hoàn thành.
5
Thành phẩm
Tonkotsu ramen với thịt xông khói có mùi khá thơm và vị beo béo. Sợi mì dai dai, thịt heo xá xíu mềm và thấm gia vị, nước dùng được nấu rất vừa ăn. Món này mà ăn nóng là ngon nhất đấy!
3. Tonkotsu ramen với nước hầm xương
Nguyên liệu làm Tonkotsu ramen với nước hầm xương
Mì ramen 400 gr
Xương heo 2 kg
Chân gà 1 kg
Katsuobushi 20 gr (cá bào)
Niboshi 46 gr (cá khô)
Kombu 20 gr (tảo bẹ)
Nấm hương cắt đôi 100 gr
Nấm mèo 100 gr
Rượu whiskey 90 ml
Gừng cắt lát 15 gr
Hành tây 1 củ
Cà rốt 1 củ
Khoai tây 1 củ
Tỏi 3 tép
Hành lá 3 nhánh
Vỏ chanh 1 ít (đã được bào sẵn)
Nước tương shoyu 550 ml
Rượu mirin 110 ml
Rượu sake 110 ml
Bột cá 1 muỗng cà phê
Hình nguyên liệu
Cách chế biến Tonkotsu ramen với nước hầm xương
1
Sơ chế nguyên liệu
Xương heo mua về bạn rửa sạch với nước rồi cho vào nồi, bắc lên bếp, luộc trong vòng 30 phút. Sau đó, bắc nồi xuống, vớt xương heo ra, rửa sạch lại với nước một lần nữa rồi để ráo.
Chân gà rửa sạch với nước muối pha loãng rồi rửa lại với nước một lần nữa và để ráo. Bạn nhớ cắt hết móng chân gà trước khi đem đi rửa sạch nhé!
Hành tây bạn bóc bỏ vỏ, rửa sạch rồi cắt làm đôi. Hành lá cắt bỏ rễ, rửa sạch rồi lấy 2 nhánh đem đi cắt thành các khúc dài khoảng 1.5 ngón tay, nhánh còn lại bạn cắt nhỏ.
Cà rốt và khoai tây rửa cho thật sạch lớp đất bám bên ngoài rồi cắt thành khúc nhỏ vừa ăn. Tỏi cắt làm đôi.
Đem 10gr katsuobushi (cá bào) đi nghiền thành bột.
2
Hầm xương
Cho lần lượt xương heo, xương gà vào nồi áp suất. Sau đó, đổ nước vào ngập hết phần xương rồi đậy nắp nồi lại và hầm trong vòng 1 giờ.
Sau 1 giờ, bạn giở nắp nồi ra, dùng vá khuấy đều một lần rồi đậy nắp lại, tiếp tục hầm thêm 1 giờ nữa.
Hết 1 giờ tiếp theo, thì bạn giở nắp ra, cho vào nồi hành tây, hành lá, tỏi, khoai tây, cà rốt vào và hầm tiếp 1 giờ nữa.
3
Lọc, xay nhuyễn nước hầm xương
Cho vào nồi 14gr niboshi (cá khô), 5gr kombu (tảo bẹ), 700ml nước rồi bắc lên bếp, vặn lửa vừa, nấu trong vòng từ 10 – 15 phút.
Sau 3 giờ đồng hồ hầm xương, lúc này bạn giở nắp nồi ra và cho tất cả những gì có trong nồi qua một cái rây lọc và lọc lấy nước. Phần xác sau khi lọc xong bạn giữ lại và lựa phần thịt heo, hành tây cho lại vào nồi nước vừa mới lọc được.
Tiếp theo, dùng máy xay cầm tay xay nhuyễn hỗn hợp trong nồi. Kế đến, bắc nồi đó lên bếp, cho phần nước gồm niboshi và kombu vào nấu chung và nấu trong vòng 30 phút.
Hết 30 phút bạn nhấc nồi xuống bếp và cho hỗn hợp trong nồi qua rây lọc lọc lấy nước và bỏ đi phần xác. Sau đó, cho phần nước vừa lọc được vào tủ lạnh để qua đêm.
Khi nào bạn ăn thì lấy nước dùng này ra và hâm nóng lại trên bếp nhé!
4
Làm hỗn hợp nước tương
Cho vào nồi 550ml nước tương shoyu và 90ml rượu whiskey, 110ml rượu mirin, 110ml rượu sake, 32gr niboshi (cá khô), 15gr kombu (tảo bẹ), 10gr katsuobushi (cá bào), 100gr nấm mèo, 15gr gừng cắt lát, 3 tép tỏi cắt lát, 100gr nấm hương cắt đôi rồi tiến hành đun sôi hỗn hợp trên lửa vừa.
Sau khi nước trong nồi sôi, bạn tắt bếp, để nguội và để qua đêm. Tiếp đến, cho hỗn hợp trong nồi lọc qua rây để lấy phần nước tương.
5
Chần mì
Bắc nồi lên bếp, cho vào nồi 400ml nước lọc rồi đun sôi. Khi nước sôi, cho mì vào chần sơ trong vòng 3 phút rồi vớt mì ra, đem đi xả lại dưới vòi nước đang chảy. Sau đó, để ráo.
6
Hoàn thành
Cho vào tô 20ml nước tương, 200ml nước dùng, 1 muỗng cà phê bột cá, hành lá cắt nhỏ và 1 ít vỏ chanh bào.
Cho mì ra một cái tô khác nữa là hoàn thành. Nếu thích bạn có thể cho thêm vài lát thịt cắt mỏng và 1 miếng kombu lên trên nhé!
7
Thành phẩm
Món tonkotsu ramen với nước hầm xương có vị vừa ăn. Sợi mì ramen dai dai, nước dùng vừa thơm vừa có vị ngọt thanh ăn cực thích. Thử liền bạn nhé!
2 cách làm mì ramen hấp dẫn đậm đà chuẩn vị Nhật Bản khiến cả nhà xuýt xoa
Mì ramen là món ăn mang đậm nét văn hóa Nhật Bản nhưng được rất nhiều người Việt ưa thích bởi hương vị thơm ngon lạ miệng và đầy bổ dưỡng. Hôm nay hãy cùng vào bếp để thực hiện ngay món nước này ngay tại nhà mà vẫn đúng vị Nhật nhé.
1. Tsukemen ramen
Nguyên liệu làm Tsukemen ramen
Mì ramen 500 gr
Giò heo 750 gr
Thịt heo 250 gr
Xương ống heo 750 gr
Xương gà 150 gr
Trứng gà 3 quả
Cá bào Nhật 50 gr
Nước tương 240 ml
Rượu Mirin 60 ml
Rượu Sake 60 ml
Nấm mối 50 gr (có thể thay bằng loại nấm khác)
Nấm hương khô 20 gr
Gừng 1 củ (loại lớn)
Hành lá 3 nhánh
Hành boa rô 8 gr
Hành tây 1 củ
Tỏi 3 củ
Tiêu hạt 1 muỗng cà phê
Muối/ Đường 1 ít
Cách chế biến Tsukemen ramen
1
Sơ chế nguyên liệu
Gừng mua về bạn rửa sạch, để ráo nước sau đó cắt thành các lát mỏng. Tiếp đến, bóc vỏ hành tây, đem rửa sạch với nước rồi dùng dao cắt đôi hình múi cau.
Sau đó, rửa sạch hành boa rô rồi cắt thành từng khúc nhỏ, dài khoảng 2 lóng tay. Cắt 2 củ tỏi làm đôi, củ còn lại bạn tách thành các tép nhỏ và bóc vỏ.
Đặt 1/2 lượng gừng, toàn bộ hành tây, 2 củ tỏi cắt đôi và xương gà lên khay rồi đem nướng khoảng 15 - 20 phút cho đến khi các nguyên liệu chín vàng là được.
Xương heo mua về bạn chần qua với nước sôi khoảng 1 phút, sau đó rửa lại với nước và để ráo. Đối với thịt heo, bạn ngâm với nước muối pha loãng trong khoảng 15 phút rồi rửa lại với nước trước khi chế biến.
Cuối cùng, rửa giò heo nhiều lần với nước sạch rồi để ráo. Hành lá làm sạch rễ, rửa với nước rồi cắt nhỏ. Nấm mối mua về bạn cắt bỏ gốc, rửa sạch với nước rồi rửa sạch với nước.
2
Hầm xương và thịt
Cho toàn bộ xương gà đã nướng, giò heo, xương heo và thịt heo vào nồi. Tiếp đến, đặt tất cả hành tây, tỏi và gừng đã nướng vào chung.
Tiếp đến, đổ vào nồi 450ml nước lọc, sau đó cho tiếp 1 muỗng cà phê tiêu hạt và 20gr nấm hương.
Bắc nồi lên bếp và bắt đầu hầm trong khoảng 1 tiếng ở lửa vừa. Sau 1 tiếng, bạn mở nắp nồi và cho hành boa rô vào, nấu thêm khoảng 10 phút thì tắt bếp.
3
Làm trứng ngâm tương
Đầu tiên, cho 240ml nước tương và 60ml rượu mirin vào nồi. Tiếp đến, cho 60gr đường, 100ml nước lọc, 1/2 lượng lát gừng còn lại và các tép tỏi vào nồi.
Sau đó, cho vào nồi 60ml rượu sake rồi khuấy đều, nấu ở lửa nhỏ trong khoảng 15 phút là được.
Tiếp đến, luộc trứng gà trong khoảng 10 phút cho đến khi trứng chín thì vớt ra ngâm trong tô đựng nước đá và bóc vỏ.
Cho trứng vào hộp đựng thực phẩm, rưới nước tương đã nấu vào hộp và bắt đầu ngâm trứng.
4
Làm thịt heo xá xíu
Thịt heo sau khi hầm trước đó bạn cho vào hộp đựng thực phẩm, rưới nước tương vào hộp thịt rồi đập nắp lại và bắt đầu ngâm thịt trong khoảng 30 phút.
Sau khi ngâm, bạn lấy thịt ra và dùng dao cắt thịt thành các miếng nhỏ vừa ăn.
5
Nấu nước dùng mì
Sử dụng nước hầm xương và thịt trước đó để nấu nước dùng. Bắc nồi lên bếp, cho 5 muỗng canh nước tương ngâm đã làm trước đó vào nồi, sau đó nêm với 1 muỗng cà phê muối rồi nấu nước dùng ở lửa nhỏ trong khoảng 10 phút.
Tiếp đến, cho cá bào Nhật và nấm mối đã sơ chế vào nồi, khuấy đều rồi nấu thêm 10 phút. Sau 10 phút, nêm nếm lại gia vị cho vừa ăn rồi tắt bếp.
6
Hoàn thành
Cho mì ramen ra dĩa. Cho nước dùng cùng các topping như xương gà, xương heo vào tô, đặt thêm thịt xá xíu, trứng ngâm tương cùng một ít hành lá nữa là bạn có thể thưởng thức món ăn này.
Vì đây là món mì nhúng nên bạn ăn tới đâu sẽ nhúng mì tới đó, tránh cho mì vào trước rồi rưới nước dùng, như vậy sẽ làm món ăn mất đi hương vị gốc.
7
Thành phẩm
Món mì tsukemen ramen thơm ngon, nước dùng đậm đà hương vị xương ống và nấm, kết hợp với trứng và thịt xá xíu hấp dẫn thì còn gì bằng. Vậy là món mì ramen đúng chuẩn vị Nhật đã được hoàn thành rồi, thưởng thức ngay thôi!
2. Tori Paitan Ramen
Nguyên liệu làm Tori Paitan Ramen
Thịt gà 1 kg
Bột bánh mì 250 gr
Bột mì 250 gr
Rượu mirin 5 muỗng cà phê
Trứng gà 3 quả
Hành tây 1/2 củ
Trứng gà 2 quả
Cà rốt 1/3 củ
Tỏi 3 tép Gừng 1 củ
Hành boa rô 2 nhánh
Hành lá 3 nhánh
Baking soda 5 gr
Dầu ăn 3 muỗng canh
Nước tương 70 ml
Tinh bột khoai tây 1 ít
Đường/ Muối 1 ít
Dụng cụ thực hiện
Nồi, chảo sâu lòng, máy xay sinh tố, rây lọc, muỗng, vá, dao,...
Cách chế biến Tori Paitan Ramen
1
Sơ chế nguyên liệu
Hành tây mua về bạn bỏ vỏ, rửa sạch với nước. Gừng gọt vỏ, rửa sạch, chia làm đôi, một nửa bạn để nguyên, nửa còn lại cắt thành các miếng nhỏ và mỏng
Đối với cà rốt, bạn dùng dao gọt bỏ vỏ sau đó rửa dưới vòi nước và để ráo. Tiếp đến, bóc vỏ 3 tép tỏi và rửa sạch 2 nhánh hành boa rô, một nhánh để nguyên, nhánh còn lại bạn cắt thành các khúc nhỏ.
Hành lá làm sạch rễ, rửa sạch và cắt nhỏ.
2
Sơ chế gà
Đầu tiên, bạn nên tách riêng phần thịt gà và xương gà, vì xương gà dùng để hầm, còn thịt gà dùng để làm thịt xá xíu.
Tiếp đến, rửa sạch cả xương và thịt gà dưới vòi nước, sau đó dùng một ít muối chà xát lên xương và thịt gà trong khoảng 5 - 10 phút, rửa sạch lại với nước và để ráo.
Cuối cùng, dùng kéo cắt xương gà thành các miếng nhỏ vừa ăn. Riêng phần thịt gà bạn dùng dao chia thành 2 miếng nhỏ hơn rồi cuốn 2 miếng thịt gà lại, dùng xiên que cố định thịt.
3
Làm trứng ngâm tương
Đầu tiên, bạn cho 1 muỗng cà phê đường, 2 muỗng cà phê nước tương và 1 muỗng cà phê nước lọc vào chén sạch, khuấy đều.
Tiếp đến, đun sôi một nồi nước và cho 2 quả trứng vào luộc ở lửa lớn trong khoảng 7 phút. Sau khi luộc, cho trứng ra tô nước đá lạnh và lột vỏ.
Sau khi lột vỏ, cho trứng và túi đựng thực phẩm (hoặc hộp đựng thực phẩm) và đổ toàn bộ hỗn hợp nước tương đã làm vào và ngâm khoảng 30 phút rồi dùng dao cắt nhỏ.
4
Hầm xương gà
Bắc nồi lên bếp, cho 450ml nước vào nồi và đun sôi. Khi nước sôi, cho xương gà đã sơ chế vào hầm ở lửa vừa trong khoảng 30 phút.
Sau 30 phút, dùng vá vớt bọt ra khỏi nồi và cho nhánh hành boa rô để nguyên, phần củ gừng không cắt nhỏ, hành tây cùng tỏi đã sơ chế vào nồi. Đậy nắp lại và tiếp tục hầm xương gà trong 40 phút.
5
Làm thịt gà xá xíu
Bắc chảo sâu lòng lên bếp, cho 3 muỗng canh dầu ăn vào chảo rồi cho thịt gà cuốn đã sơ chế vào chiên ở lửa nhỏ.
Chiên cho đến khi thịt gà vàng đều 2 mặt thì cho 500ml nước lọc, 2 muỗng cà phê nước tương, 2 muỗng cà phê rượu mirin và 2 muỗng cà phê đường vào chảo.
Tiếp đến, cho lượng gừng và nhánh hành boa rô đã cắt nhỏ trước đó còn lại vào chảo và đun sôi thêm khoảng 15 - 20 phút là hoàn thành, vớt ra dĩa và cắt miếng nhỏ.
6
Làm sợi mì ramen
Cho 250gr bột bánh mì và 150gr bột mì vào một cái âu sạch. Tiếp đến, cho 5gr muối và 5gr baking soda vào âu, khuấy đều cho hỗn hợp hòa quyện vào nhau.
Sau đó, đập 1 quả trứng gà vào 220ml nước và khuấy đều cho trứng tan. Đổ từ từ hỗn hợp này vào âu đựng bột, vừa đổ vừa khuấy đều cho hỗn hợp quyện vào nhau.
Tiếp đến, dùng tay nhồi hỗn hợp bột khoảng 20 phút cho đến khi nguyên liệu hòa quyện vào nhau và tạo thành một khối kết dính là được.
Bước tiếp theo, áo một lớp tinh bột khoai tây rồi đặt bột lên, dùng đồ cán bánh cán cho bột dẹp xuống và mỏng hơn.
Cuối cùng, gấp lớp bột mỏng này lại và dùng dao cắt thành các sợi mì nhỏ, rắc thêm một ít tinh bột khoai tây nữa để sợi mì không dính vào nhau.
7
Xay nhuyễn và lọc gà
Hỗn hợp nước và xương gà sau khi hầm xong bạn múc khoảng 3 vá cho vào máy xay sinh tố và xay nhuyễn trong khoảng 1 phút.
Sau khi xay xong, cho phần gà vừa xay vào lại trong nồi hầm, đun thêm 5 phút cho hỗn hợp sôi liu riu thì tắt bếp.
Lọc toàn bộ hỗn hợp nước hầm xương gà qua rây lọc để chắt lấy riêng phần nước nấu nước dùng, phần xương gà để sang một bên.
8
Nấu nước tương và luộc mì
Bắc nồi lên bếp, cho 5 muỗng canh nước tương và 3 muỗng cà phê rượu mirin vào nồi rồi đun sôi ở lửa nhỏ trong khoảng 5 - 10 phút là được.
Đun sôi một nồi nước rồi cho mì ramen đã làm trước đó vào luộc sơ qua khoảng 1 phút thì vớt ra rây lọc và rảy nhẹ cho mì ráo nước.
9
Hoàn thành
Cho 3 muỗng canh nước tương đã nấu vào tô, sau đó cho thêm 2 vá nước hầm gà đã lọc vào cùng, khuấy đều.
Tiếp theo, cho mì đã luộc vào tô, đặt thêm vài lát thịt xá xíu, rắc thêm một ít hành lá lên trên, bổ sung trứng ngâm tương và vài lát rong biển khô (nếu thích) nữa là món mì Tori Paitan Ramen đã hoàn thành.
10
Thành phẩm
Mì Tori Paitan Ramen sau khi hoàn thành sẽ cực kỳ bắt mắt và kích thích người ăn. Sợi mì ramen mềm dai đúng chuẩn, nước dùng ngọt thanh vị gà hòa quyện cùng hương vị đậm đà của trứng ngâm tương và thịt xá xíu thấm vị tạo nên một tô mì không thể hoàn hảo hơn cho gia đình bạn!
Người yêu Nhật Bản hướng về Fukuoka - Quê hương món Tonkotsu Ramen nức tiếng vào mùa anh đào nở rộ Cảm giác vừa đặt chân tới Fukuoka ngắm hoa anh đào vào đúng độ rực rỡ nhất và ghé một quán ramen làm tô mì Tonkotsu tại chính quê hương món mì này là lịch trình lý tưởng cho bất kì tín đồ du lịch nào. Đến hẹn lại lên, cứ vào đầu tháng 4 hàng năm du khách trên khắp thế giới...