3 cách làm cá thu kho thơm ngon, đậm đà hương vị cho bữa ăn gia đình
Cá thu kho là món ăn dân dã vô cùng phổ biến rất được ưa chuộng trong những bữa ăn gia đình. Không chỉ giàu dinh dưỡng, món ăn này còn đem lại cảm giác ngon miệng, kích thích vị giác. Cùng tìm hiểu cách làm món cá thu kho ngay sau đây.
Cá thu là loại cá biển rất giàu dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe con người mà không hề chứa chất béo có hại. Ngoài ra, cá thu có điểm đặc biệt lớn nhất đó là rất ít xương, ít vảy, do đó rất dễ dàng khi chế biến và phù hợp để ăn cho trẻ nhỏ và người già. Hãy cùng khám phá những cách làm cá thu kho sau đây để bổ sung thêm thực đơn dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe cho cả gia đình các bạn nhé.
Cá thu là loại thực phẩm giàu dinh dưỡng
1. Cách làm cá thu kho tiêu
Nguyên liệu làm cá thu kho tiêu
- Cá thu: 2-3 khoanh đã được cắt sẵn
- Hạt tiêu xay loại ngon
- Hành khô: 2-3 củ
- Ớt: 2-3 trái
- Riềng tươi: 1 củ nhỏ
- Nước dừa tươi: 1 bát con
- Các gia vị: đường, muối, dầu ăn, nước mắm, hạt nêm,
Các bước thực hiện
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
- Các khoanh cá thu đem rửa sạch với rượu gừng hoặc ngâm trong nước muối loãng 10 phút để khử tanh, sau đó rửa lại lần nữa với nước sạch rồi để ráo.
Ngâm cá thu với nước muối loãng để khử mùi tanh
- Hành khô, riềng tươi bóc vỏ, rửa sạch rồi thái nhỏ. Ớt cắt cuống rồi băm nhuyễn.
Bước 2: Tẩm ướp cá thu
- Tiến hành ướp gia vị cho cá thu cùng với 1 thìa cà phê muối, 1 muỗng canh nước mắm, 1 thìa đường, 1 thìa hạt nêm, 1 thìa hạt tiêu.
Ướp cá với các gia vị
- Ướp cá trong khoảng 20 phút để ngấm đủ các gia vị cần thiết.
Bước 3: Chế biến cá thu kho tiêu
- Cho dầu ăn vào chảo rồi tiến hành chiên vàng đều các mặt của cá thu, sau đó vớt ra cho ráo dầu.
Video đang HOT
Chiên sơ qua cá thu cho vàng đều
- Lấy nồi kho cá, phi thơm hành khô và riềng rồi cho các miếng cá thu vào để kho.
- Đổ tiếp nước dừa tươi vào nồi kho cá, đun với lửa nhỏ đến khi nước sôi thì cho ớt và hạt tiêu vào cho vừa với khẩu vị. Tiếp tục kho đến khi nào nước cạn thì tắt bếp, múc cá ra đĩa rồi thêm chút hành lá để thưởng thức.
Cá thu kho tiêu sau khi hoàn thành
2. Cách làm cá thu kho thơm (dứa)
Nguyên liệu làm cá thu kho thơm
- Cá thu: 2-3 khoanh được cắt sẵn
- Trái thơm: 1 trái
- Hành khô: 2-3 củ
- Tỏi: 3-5 nhánh
- Hành lá, ớt: tùy lượng ăn
- Nước màu kho cá: 1 bát con
- Các gia vị: Đường, tiêu, muối, hạt nêm, nước mắm, dầu ăn,…
Các bước thực hiện
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
- Các khoanh cá thu rửa sạch với nước muối loãng, sau đó để cho ráo nước.
- Dứa bỏ vỏ, cắt thành những miếng nhỏ vừa ăn.
Dứa làm sạch rồi cắt thành các miếng nhỏ
- Hành khô, tỏi, ớt làm sạch rồi băm nhuyễn, hành lá rửa sạch rồi thái nhỏ.
Bước 2: Tẩm ướp cá thu
- Cho cá thu lên chảo để tiến hành chiên sơ qua các mặt của khúc cá, đến khi các miếng cá vàng đều hơi xém nhẹ thì vớt ra.
- Tẩm ướp các miếng cá sau khi chiên cùng với 1 thìa muối, 1 muỗng canh nước mắm, 2 thìa hạt nêm, 1 thìa đường, 1 thìa tiêu, 1 nửa chỗ tỏi và hành tím băm.
- Ướp cá cho ngấm gia vị từ 15-20 phút.
Tẩm ướp gia vị cho các miếng cá thu sau khi chiên
Bước 3: Chế biến cá thu kho thơm
- Cho nồi lên bếp, phi thơm chỗ hành tím và tỏi còn lại rồi xếp các miếng cá vào nồi.
- Tiếp tục xếp các miếng thơm xung quanh các khúc cá, đổ nước màu kho cá vào, nêm thêm gia vị cho vừa miệng nếu cần thiết. Cho ớt băm vào khi nước sôi.
- Đun nồi cá kho với lửa nhỏ cho đến khi nước bắt đầu cạn dần, tắt bếp rồi vớt các miếng cá và dứa ra bát, trang trí cho đẹp mắt rồi thưởng thức.
Cá thu kho thơm sau khi hoàn thành
3. Cách làm cá thu kho riềng
Nguyên liệu làm cá thu kho riềng
- Cá thu: 2-3 khoanh đã cắt sẵn
- Riềng tươi: 1 củ to
- Hành tím: 2-3 củ
- Tỏi: 4-5 nhánh
- Hạt tiêu, ớt: tùy lượng ăn
- Tóp mỡ
- Các gia vị: Đường, muối, hạt nêm, nước mắm, dầu ăn, mỡ thịt lợn,…
Các bước thực hiện
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
- Các miếng cá thu rửa sạch với rượu gừng hoặc nước muối loãng để khử mùi tanh, sau đó rửa sạch lại với nước rồi để cho ráo.
- Riềng tươi cạo vỏ, rửa sạch rồi cắt lát nhỏ. Hành, tỏi, ớt làm sạch rồi băm nhuyễn.
Bước 2: Tẩm ướp cá thu
- Ướp các miếng cá thu cùng với 1 thìa dầu hào, 1 muỗng canh nước mắm, 1 thìa hạt nêm, 1 thìa đường, 1 thìa tiêu, chỗ tỏi hành ớt băm nhỏ.
- Trộn đều cho cá ngấm gia vị và để đó khoảng 15-20 phút.
Ướp cá thu với các gia vị cần thiết
Bước 3: Chế biến cá thu kho riềng
- Bắc nồi lên bếp, tiến hành phi thơm hành tỏi băm, sau đó cho hỗn hợp cá thu cùng với nước ướp cá vào.
- Đổ thêm nửa bát con nước lọc rồi tiến hành kho với lửa nhỏ. Khi nước sôi thì bạn cho nốt ớt băm, nêm thêm gia vị cho vừa miệng rồi đun tiếp đến khi nước cạn là được.
- Tắt bếp, vớt cá ra đĩa, trang trí rau củ cho đẹp mắt là bạn đã hoàn thành cách làm cá thu kho riềng ngon tuyệt vời rồi.
Chúc các bạn thành công!
Mời bạn đánh giá bài viết để chúng tôi phục vụ bạn tốt hơn!
Nhớ thời rau má nấu canh ăn giải bữa
Rau má nấu canh ăn giải bữa, xắt thật nhỏ cả rau cả gốc nấu nhừ và cũng chỉ có chút muối, mì chính vậy là mười hai đứa cùng phòng xì xụp, thưởng thức...
Rau má mọc hoang khắp vườn, chỗ nào ẩm ẩm có vài bụi rau má thì để yên đó, lâu lâu nhớ thì tưới nước, không thì thôi. Vài bữa quay lại, thảm rau má đã xanh tốt, những sợi dây bò ngoằn ngoèo như những cánh tay làm dài ra những bụi rau má có rể tròn tròn, củ rau má nhẫn nhẫn.
Vạt rau má mọc sau vườn. Ảnh: LƯU BÌNH
Nhổ rau má thì cứ nắm cái dây men theo gốc mà nhổ luôn gốc rau. Rau má được dùng hết cả rể lẫn dây lẫn lá, không bỏ đi tí gì cả.
Tôi nhớ ngày đi học của những năm tám mươi, thời còn ăn tem phiếu, rau xanh cho chúng tôi các chị cấp dưỡng chỉ cấp mỗi một loại rau muống, cải và bắp cải thì họa hoằn. Do thiếu rau xanh, da dẻ chúng tôi ngày đó thật xấu xí, con gái tuổi ăn tuổi lớn mà mụn thì thì nhau nở hoa, thật tội nghiệp.
Ngày nghỉ xa nhà bọn con gái chúng tôi tìm cách cải thiện bữa ăn. Chúng tôi đi dọc bờ ruộng các cánh đồng ở huyện Tư Nghĩa, Quảng Ngãi quanh khu vực trường để nhổ rau má.
Chỉ trong buổi sáng là đã được cả bao rau má, sau đó chỉ việc rửa thật sạch rồi để nguyên cả gốc cả rể vậy chúng tôi có thể cuốn bánh tráng và nhai ngấu nghiến.
Gần trường hướng về phía Núi Bút có bà bán quán, chúng tôi gọi là bà Núi, chuyên bán bánh tráng và mắm cái, cả nhóm đem theo rau và đến quán đã có một bữa ngon lành. Rau má cuốn bánh tráng nướng chấm mắm cá cơm!
Rau má nấu canh ăn giải bữa, xắt thật nhỏ cả rau cả gốc nấu nhừ và cũng chỉ có chút muối, mì chính vậy là mười hai đứa cùng phòng xì xụp, thưởng thức cái vị không phải đăng đắng mà nhân nhẫn của rau má.
Đó là những bữa ăn được cải thiện của những năm đói khổ, bây giờ thì rau má bán ở chợ ít khi có cả rể do người bán thu hoạch cắt ngang để còn cho mọc lứa khác.
Tôi vẫn mãi nhớ cái vị rau má còn nguyên gốc với những củ rau má nhẫn nhẫn mà thơm mềm.
Món canh rau má với rau thu hoạch từ trên vườn luôn luôn ngon. Rau má thì nấu với gì cũng được, con tôm, thịt bò, cá lóc luộc ráy nạc cá nấu canh,.. nhớ ngày xưa chúng tôi chỉ nấu với mì chính mà vẫn ngon đó sao.
Những vạt rau má trong vườn đã được tôi thu hoạch trong buổi sáng, để có món canh bữa trưa giữa ngày hè nóng bức ở miền Trung. Những gốc rau má còn sót lại, hạt rơi vãi sẽ cho một đợt rau má khác tươi xanh mướt mát hơn.
Tô canh rau má nấu với tôm giải nhiệt ngày hè nắng nóng miền Trung.
Có nhiều thứ rau ở đây tôi không trồng vẫn được thu hoạch để ăn. Nhớ ngày trước ông bà ta đã thu hoạch lúa trời, hái rau,..
Ngày nay chỉ sau một buổi sáng cặm cụi ngoài vườn, tôi đã có một mớ rau má, rau sam, rau dền mọc dại,.. cho những bữa cơm với nhiều món canh từ những vạt rau tưởng đơn sơ nhưng thật đậm đà hương vị...
Quả chanh trong ẩm thực của người Việt Trong bữa cơm của mỗi gia đình Việt, ngoài hành, tỏi, nước mắm, một món cũng thường xuyên có trong tủ bếp ấy là quả chanh. Nếu bạn thuộc cộng đồng những người có thói quen "gì thì gì, vắt miếng chanh đã" mỗi khi ăn các món nước như phở, bún, hủ tiếu... thì chắc hẳn bạn cũng biết được phần nào...