3 cách khắc phục tình trạng đau hông cho mẹ bầu hiệu quả, an toàn
Chứng đau hông trong giai đoạn thai kỳ chính là cơn ác mộng của các mẹ bầu. Vậy làm thế nào để có thể khắc phục được những cơn đau âm ỉ ở vùng hông, đùi, bẹn, tử cung?
Nguyên nhân đau hông khi mang thai
Hiện tượng này xảy ra khi sức nặng của em bé lớn dần theo thời gian trong tử cung và những chuyển động tại xương chậu khi mang thai tích lũy sẽ gây đau xương chậu. Mức độ đau hông ở mỗi người phụ nữ là khác nhau nhưng nó làm các mẹ bầu cảm thấy vô cùng khó chịu. Mặc dù đau xương chậu gây khá nhiều bất tiện cho người mẹ nhưng nó thường không gây hại gì cho thai nhi và người mẹ vẫn có thể sinh con qua đường âm đạo bình thường.
Triệu chứng của đau hông khi mang thai
Triệu chứng thường gặp của tình trạng đau hông khi mang thai đó là các bà bầu thường cảm thấy vùng hông, đùi, bẹn, tử cung đau âm ỉ hoặc dữ dội không chịu nổi; nhức nhối và nóng ran lan từ hông lên thắt lưng và xuống phía sau chân. Các mẹ có thể nghe thấy âm thanh lách ở vùng xương mu, có thể đau đầu gối, mắt cá chân hay bàn chân. Đi đứng bất thường và khó khăn. Cơn đau càng trở nên nặng về đêm và dễ khiến thai phụ mất ngủ, trở mình cũng thấy đau đớn hoặc kèm theo dấu hiệu tiểu tiện mất tự chủ…
Cách khắc phục tình trạng đau hông
Có giấc ngủ ngon: Các cơn đau hông thường xảy ra vào cuối ngày khiến các mẹ bầu thấy đau đớn và khó chịu. Vì vậy, chị em có thể tăng cường chất lượng giấc ngủ bằng cách ngủ trưa hoặc ngủ 30 phút trước bữa tối. Chú ý thay đổi tư thế ngủ cũng là một cách giúp giảm cơn đau hông. Khi cơn đau xuất hiện, thai phụ nên nằm nghiêng để giảm sức ép lên lưng và hông. Nên nằm nghiêng về phần hông không bị đau, ví dụ, nếu cơn đau xuất phát ở hông bên phải, bạn hãy nằm nghiêng ở bên trái. Bạn cũng có thể kê gối dưới khuỷu tay hoặc kẹp một chiếc gối nhỏ giữa hai đầu gối của bạn. Cách này làm giảm áp lực lên hông và tạm thời giảm cơn đau.
Video đang HOT
Dùng gạc ấm chườm: Các mẹ bầu có thể có thể dùng gạc ấm chườm vào vùng lưng dưới bị đau hoặc tắm nước ấm. Ngoài ra, thai phụ cũng có thể dùng đai nâng bụng bầu, nhằm giảm áp lực của bụng bầu lên hông.
Dùng thuốc giảm đau: Nếu cơn đau vượt ngài sức chịu dưng, mẹ bầu cũng có thể dùng thuốc giảm đau. Tuy nhiên, tốt nhaát là bạn phải trao đổi kỹ với bác sĩ trước khi quyết định sử dụng. Bên cạnh việc dùng thuốc châm cứu và những bài thể dục giảm đau hông từ chuyên gia cũng rất có ích cho thai phụ.
Vũ Vũ
Theo phununews.vn
6 thói quen khi ngủ của mẹ bầu dễ khiến con bị ngạt thở, ảnh hưởng não bộ
Nếu mẹ bầu nào đang có những thói quen khi đi ngủ này hãy thay đổi ngay nhé, con dễ bị ngạt thở, não bộ bị ảnh hưởng đó!
Bên cạnh dinh dưỡng, còn rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến thai kỳ. Trong đó có những thói quen của mẹ bầu khi ngủ vô tình làm hại đến sức khỏe thai nhi.
Một người phụ nữ lần đầu trải nghiệm cảm giác làm mẹ thường lo sợ mình thiếu kinh nghiệm và bất cẩn. Thế nhưng điều mà người mẹ lo lắng nhất không phải là vấn đề sức khỏe, thiên tai bởi vì xác suất ảnh hưởng đến em bé trong bụng là cực kỳ thấp. Điều đáng quan ngại nhất chính là những thói quen xấu của mẹ bầu dễ gây hại cho thai nhi. Nếu tình trạng kéo dài, người mẹ có thể phải hối hận cả đời vì những hậu quả không mong muốn xảy ra với bé yêu trong bụng. Dưới đây là 6 thói quen trước khi đi ngủ mà nhiều mẹ thường hay phạm phải nhất.
Trùm chăn kín đầu
Có thể nhiều mẹ bầu sẽ cảm thấy rất thoải mái khi ngủ nếu trùm chăn kín đầu. Thậm chí một số người còn cảm thấy an toàn. Tuy nhiên, thói quen này trong thời gian mang thai lại hoàn toàn không nên xảy ra. Sở dĩ như vậy là bởi khi trong tấm chăn trùm kín mít, mẹ dễ rơi vào trạng thái thở vô thức gây ảnh hưởng đến sự phát triển của em bé trong bụng. Trùm chăn kín đầu khiến cho người mẹ không được cung cấp đủ oxy, hơn nữa lượng CO2 cũng tăng lên, gây tổn hại nghiêm trọng đến thai nhi. Cách tốt nhất để đảm bảo an toàn cho con trong khi ngủ, mẹ nên chú ý đặt chăn ngang người, không trùm kín đầu và ngủ bình thường.
Uống nước không kiểm soát
Nhiều người sẽ ngạc nhiên vì sao uống nước cũng nằm trong danh sách những thói quen không tốt của mẹ bầu khi ngủ. Bởi vì mang thai là khoảng thời gian rất đặc biệt, người mẹ cần phải cẩn thận nhiều hơn trong vấn đề ngủ, nghỉ. Khi mang thai, sự trao đổi chất diễn ra rất mạnh mẽ, điều này có thể làm cơ thể dễ đổ mồ hồi hơn hoặc một vài lý do khác mà người mẹ cần bổ sung nước nhiều hơn. Nhưng không phải loại nước nào cũng tốt cho bà bầu. Mẹ phải hết sức chú ý bởi vì nó cũng là yếu tốgây ảnh hưởng đến thai nhi trong bụng. Một số thức uống có thể chứa nhiều hóa chất, thậm chí có thành phần tăng nguy cơ ung thư như một số loại nước ngọt có gas. Do vậy, trước khi ngủ, mẹ tuyệt đối không uống những đồ uống này. Tốt nhất, mẹ nên uống một ít nước đun sôi hoặc nước lọc.
Ngoài ra, thói quen uống nhiều nước trước khi ngủ cũng cần hạn chế. Bởi vì uống nhiều nước có thể khiến mẹ đi tiểu đem nhiều hơn. Điều này gây ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ, hậu quả là thai nhi cũng phát triển kém. Mẹ chỉ nên uống một ít nước sau 8 giờ tối.
Thức khuya
Vào buổi tối, nhiều mẹ bầu thường cảm thấy khó ngủ. Để thư giãn và cảm thấy buồn ngủ, nhiều người chọn cách xem TV, đọc báo hoặc lướt web. Cứ thế, nhiều mẹ bầu thường thức muộn vào ban đêm. Tuy nhiên, thường xuyên thức muộn vào ban đêm sẽ gây rối loạn nội tiết cho phụ nữ mang thai, làm chậm tốc độ trao đổi chất, khiến thai nhi chậm phát triển. Ngoài ra, mẹ bầu thức đêm thường xuyên, bé con sẽ bị nhiễm thói quen này và sẽ thường "ngủ ngày cày đêm" làm mẹ vất vả.
Ngủ một tư thế trong thời gian dài
Trong 3 tháng cuối thai kỳ, nhiều người mẹ sẽ cảm thấy bồn chồn, khó ngủ và buộc phải nằm nghiêng để ngủ. Tuy nhiên, người mẹ ngủ với một tư thế trong thời gian dài không chỉ gây đau mỏi mà còn làm chậm lại quá trình tuần hoàn máu, có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển bình thường của thai nhi. Vì vậy, khi ngủ, mẹ bầu nên thường xuyên thay đổi tư thế để thúc đẩy quá trình tuần hoàn máu, trao đổi chất trong cơ thể.
Ăn quá nhiều
3,2 - 3,5kg là trọng lượng chuẩn khoa học tốt nhất cho một đứa trẻ khi chào đời. Thừa cân không phải là dấu hiệu thai nhi phát triển khỏe mạnh. Vì vậy, mặc dù mẹ bầu có thể thường xuyên thấy đói trong thời gian mang thai nhưng mẹ không được ăn quá nhiều. Bởi vì các chất dinh dưỡng bị dư thừa sẽ gây ảnh hưởng đến sự phát triển não bộ của con. Vậy nên, mẹ phải kiểm soát vấn đề ăn uống của mình. Tuy nhiên, thai phụ không nên quá lo lắng, không nên lãng phí thức ăn mà phải ăn đúng cách.
Ngủ gần nơi sạc điện thoại
Hầu hết mọi người đều biết điện thoại di động là những thiết bị điện tử có bức xạ. Tuy nhiên không nhiều người biết lượng bức xạ của điện thoại sẽ lớn hơn trong khi sạc. Đây là một trong những tác nhân ảnh hưởng đến sự an toàn và chất lượng của thai kỳ.
Theo các nghiên cứu, nếu mẹ bầu tiếp xúc với các bức xạ này trong 3 tháng đầu dễ tăng nguy cơ thai nhi bị khiếm khuyết, nghiêm trọng hơn là con sinh ra bị dị dạng. Và tác hại khi mẹ bầu tiếp xúc với bức xạ trong 3 tháng đầu cũng nghiêm trọng hơn những giai đoạn sau. Ở tháng 4 - 8 thai kỳ, khi này mẹ bầu tiếp xúc với bức xạ sẽ làm suy giảm khả năng miễn dịch của thai nhi, con sinh ra thường có thể trạng yếu ớt, dễ mắc bệnh. Vậy nên, thói quen ngủ nằm gần điện thoại đang sạc là vô cùng nguy hại. Nếu muốn thai nhi khỏe mạnh, mẹ bầu cần phải từ bỏ thói quen này, thậm chí là hết sức cân nhắc việc dùng điện thoại trong thai kỳ.
Tóm lại, để có một thai kỳ khỏe mạnh, người mẹ phải từ bỏ những thói quen xấu trước khi ngủ trên đây. Điều này cũng tương đối dễ dàng. Hơn nữa, muốn thai nhi khỏe mạnh "đủ tháng đủ ngày", trong thời gian mang thai người mẹ cần phải chú ý rất nhiều vấn đề khác. Một chế độ ăn uống thích hợp, tập thể dục thường xuyên, kiểm soát tốt cảm xúc là tất cả những yế tố để mẹ sinh ra một em bé khỏe mạnh và đáng yêu nhất.
Thùy Linh (T.H)
Theo emdep.vn
GÓC KHUẤT mẹ bầu đi "giải mã" ADN: Khóc cười những câu chuyện hy hữu Bên cạnh những mẹ bầu bị gia đình nhà chồng nghi oan uổng ngoại tình, có những mẹ bầu không thể xác định ai là cha của đứa trẻ. Từ đây, bao nhiêu chuyện bi hài đã xảy ra. "Nghi ngờ không oan"... Có một thực tế phải thừa nhận là ngày nay, không ít gia đình nhà chồng tương lai khăng khăng...