3 bộ phận bẩn nhất của cua, chớ dại ăn vào kẻo “rước hoạ”
Thịt cua không chỉ giàu dinh dưỡng mà còn có nhiều công dụng tốt cho sức khoẻ như hỗ trợ ngừa ung thư. Dù thế, khi làm thịt cua cần loại bỏ 3 bộ phận này.
Theo Boldsky, thịt cua chứa chất béo thiết yếu, dinh dưỡng và khoáng chất. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên nên ăn thịt cua hai hoặc ba lần một tuần.
Thịt cua có hàm lượng calo thấp, chứa khoảng 1,5g chất béo, phần còn lại protein. Do đó, cua là sự lựa chọn hoàn hảo cho những người thừa cân, béo phì hoặc đang cố gắng giữ vóc dáng chuẩn đẹp.
Ngoài ra, cua nhiều khoáng selen có tác dụng chặn những tác nhân gây ung thư như cadmium, arsenic, bạc và thủy ngân.
Một nghiên cứu cho thấy thực phẩm chứa nhiều axit béo omega 3 như thịt cua có thể ngăn ung thư tuyến tiền liệt lan đến các bộ phận khác của cơ thể.
Cua ngon nhưng không phải bộ phận nào của cua cũng ăn được. Dưới đây là 3 bộ phận tuyệt đối không nên ăn của cua:
Ruột cua: Ruột cua là đường ống nối giữa dạ dày và rốn, có phân cua là thứ màu đen bám trên mình cua màu vàng và thịt cua, nhìn chung là không ăn được, khi bóc mai cua sẽ trực tiếp lấy ra. Nhưng nếu phù hợp sẽ bị rút ra khiến ruột cua có màu vàng cua và khi ăn cần phải bỏ đi.
Video đang HOT
Mang cua: Cũng giống như cá, tuy sống ở dưới nước nhưng lúc nào cũng cần hít thở không khí trong lành, nên cua có hệ hô hấp tương đối phát triển gọi là, giúp cua có thể thở bằng những bong bóng li ti trong nước.
Thịt cua ngon nhưng phải ăn đúng cách (Ảnh minh hoạ)
Cần lưu ý rằng phần mang cua này là phần bẩn nhất trên cơ thể cua và là nơi ký sinh chủ yếu, không ăn được, sau khi mở mai cua sẽ thấy hai hàng mô mềm màu xám là đó mang cua, phải loại bỏ trước khi ăn.
Lòng cua: Bộ phận này thường được gọi là đĩa lục giác, mọc ở giữa cua có màu vàng và nối liền với bao tử cua, không sạch sẽ và không ăn được, đây cũng là một trong những khu vực chính bị ký sinh trùng và cần phải vứt bỏ khi sử dụng.
Ai không nên ăn cua?
Những người cảm sốt, bệnh về dạ dày như viêm loét, tiêu chảy,… không nên ăn cua vì cua có tính hàn sẽ làm cho bệnh trở nên trầm trọng hơn.
Bên cạnh đó thì người có bệnh về tim mạch và cao huyết áp cũng nên hạn chế ăn cua, đặc biệt là phần gạch cua có chứa lượng cholesterol cao, không tốt cho các bệnh này.
Những người quá mẩn cảm cũng không nên ăn cua, vì cua là hải sản có khả năng gây dị ứng cao.
Quán bánh canh cua vỉa hè ngon nức tiếng, bát đắt nhất lên đến 200.000 đồng
Chắc bạn sẽ hết hồn hay giật mình đôi chút khi nghe đến giá của một tô bánh canh lề đường mà lại lên đến... 200.000 đồng.
Nhắc đến chợ Hoà Bình, chắc hẳn dân sành ăn nào cũng phải biết đến hàng bánh canh cua vô cùng "sang chảnh" với mức giá cao ngất ngưởng. Quán chỉ là một gánh nhỏ, thực khách ghé ăn thì cứ việc lấy ghế ngồi quanh mà thưởng thức.
Trung bình, một bát bánh canh ở đây khoảng 40.000 đồng đến 100.000 đồng, phần đặc biệt bánh canh nguyên con có thể lên tới hơn 200.000 đồng, khiến nhiều người "khiếp vía". Đây cũng chính là bát bánh canh huyền thoại mà giới ăn chơi Sài thành thường rỉ tai nhau.
Theo nhiều thực khách, chất lượng đồ ăn ở đây rất ổn, nguyên liệu cua vốn dĩ khá đắt đỏ, được chọn lọc kỹ càng nên cái giá 220.000 - 240.000 đồng có thể chấp nhận được. Đặc biệt là khi bát bánh canh đầy ú ụ, với con cua to đỏ rực hấp dẫn được bày ra thì khó ai có thể cầm lòng.
Tuy nhiên, bát bánh canh đại gia này không được bán nhiều. Phần lớn khách tới quán chọn một phần nhỏ với giá chưa tới 100.000 đồng vừa túi tiền và sức ăn, với phần thịt cua được tách ra.
"Hiện tại tô bánh canh cao nhất quán tôi bán chỉ có giá là 100.000 đồng/tô lớn gồm chả, thịt, giò và cua miếng (nửa con còn nguyên vỏ). Còn tô bánh canh giá 240.000 đồng rất ít bán lắm. Nếu ngày nào cũng bán với những giá đó chắc ế quá vì bánh canh bình dân mà.", cô Phương giãi bày.
Từng thớ thịt cua trắng mướt mang đến vị tươi ngọt đặc trưng của hải sản hoà quyện với nước súp nóng hổi thơm lừng. Sợi bánh dai dai, thấm đều trong nước dùng khiến ít ai có thể cưỡng lại.
Các loại thức ăn kèm như thịt giò, chả cá đều khá chất lượng khi miếng giò bự, đầy thịt được ninh nhừ rất dễ ăn. Chả cá thì rất ngọt và khi ăn, cảm giác được thịt cá đích thực chứ không phải bị trộn thêm quá nhiều bột vào như một số nơi vẫn bán.
Bạn có thể gọi một phần bình thường không cua mà chỉ có chả cá, giò, thịt cua với giá dao động từ 40.000-80.000 đồng. Đây là giá rất hợp lí cho một phần ăn "đầy đặn" như vậy.
Tuy nhiên, điểm trừ là quán ở vỉa hè, khá nóng nực trong thời tiết Sài Gòn mùa hè. Với vị trí và mức giá như vậy sẽ khó có thể làm hài lòng những thực khách khó tính.
Viêm khớp do phong thấp có ăn cua được không? Hầu như các chứng viêm đều cần chú trọng nhiều hơn đến vấn đề ăn uống để cải thiện và phòng ngừa bệnh. Cụ thể như viêm khớp do phong thấp thì có thể ăn cua hay không? Viêm khớp do phong thấp có ăn thịt cua được không? Theo các chuyên gia sức khỏe và dinh dưỡng cho biết, một số loại...