3 bi kịch lớn nhất của hôn nhân, nhà nào có thì ly hôn sớm muộn
Trong hôn nhân có những cặp đôi dù sống trong những bi kịch này lại vẫn cương quyết sống cùng nhau, dù ngoài cái danh “bạn cùng phòng” thì chẳng còn gì khác!
Khi vợ chồng chung sống không vì nhau, mà là vì con cái
Đây chính là bi kịch lớn nhất của mọi cuộc hôn nhân. Nhiều cặp vợ chồng sống với nhau trên danh nghĩa vì con cái chứ không còn chút nào tình cảm cả.
Thậm chí họ sợ phải đối diện với nửa kia của mình, nên lúc nào họ sợ phải về nhà. Họ lấy cớ là bận công việc, nhưng thực chất là trốn tránh cuộc sống gia đình. Hàng ngày chúng ta vẫn thường bắt gặp những bạn trẻ đi bên nhau như đôi vợ chồng son, nhưng thực chất lại chỉ là bạn bè.
Những cặp vợ chồng này lúc nào cho rằng vì con cái mà duy trì mối quan hệ chứ không sống vì mình. Từ đó khiến cuộc sống ngày càng ngột ngạt, bế tắc hơn. Hãy nhớ đừng lấy con cái ra làm cái cớ, nếu không thể cùng nhau thì nên giải thoát cho nhau.
(ảnh minh họa)
Video đang HOT
Khi vợ chồng không quan tâm nhau
Nếu một trong hai người buông xuôi, không gần gũi cũng không còn quan tâm đến đối phương thì cho dù có đang ở cùng nhau thì trái tim cũng vẫn sẽ xa cách mà thôi.
Không chỉ riêng chuyện vợ chồng mà mối quan hệ khác cũng vậy. Đôi lúc tính tình và cách sống khác nhau khiến hai người khó hòa hợp với nahu. Nhưng dù có oán trách nhường nào thì họ cũng chẳng thể thay đổi được điều gì ngoại trừ chính bản thân mình. Khi oán trách người khác, người bị oán trách còn chưa thấy mệt mỏi.
Nếu vợ chồng cảm thấy không thể hòa hợp, không còn muốn quan tâm, yêu đối phương thì hãy giải thoát cho nhau.
(ảnh minh họa)
Không đáp ứng được chuyện chăn gối của đối phương
Vợ chồng hạnh phúc hay không thì phần lớn quyết định bởi chuyện tế nhị này. Có nhiều cặp vợ chồng rất hòa hợp về tính cách, gia cảnh, cuộc sống cũng không có nhiều mâu thuẫn nhưng đời sống chăn gối lại hết sức lạnh nhạt.Bởi tình yêu, hôn nhân mà không có chuyện gần gũi chẳng khác nào tình bạn, tình tri kỉ đơn thuần.
Hôn nhân lúc nào cần đời sống chăn gối lành mạnh, giống như con người cần ăn cơm, cần uống nước. Bị bỏ đói chắc chắn sẽ chết dần chết mòn.
Ly hôn để hạnh phúc
Tôi chưa bao giờ lên kế hoạch nuôi dạy con cái như một người đồng cảnh ngộ, bởi ly hôn là điều tôi lo sợ. Tôi từng nghĩ mình sẽ không thể đương đầu hay tồn tại một mình.
Tôi biết là những ông bố bà mẹ đơn thân đều mạnh mẽ, kiên cường, tự do và hạnh phúc. Họ rất mệt mỏi và đang phải làm tất cả công việc, nhưng họ nên tự hào về bản thân. Trái tim tôi đau đớn khi nghe một người bạn thân kể về việc ly hôn của cô ấy. Lý do để họ không thể hàn gắn thì vô vàn, nhưng ngay cả khi không còn là vợ chồng nữa, cô ấy vẫn nói với anh ta: "Em rất xin lỗi nếu những gì em đã làm khiến anh cảm thấy buồn".
Tôi nhớ rõ câu chuyện của mình vài tháng trước đó, khi chúng tôi nói với các con rằng bố chúng và tôi đang ly thân. Tôi đã dành cả hai tuần để che giấu những giọt nước mắt của mình và sự tức giận vì bị phản bội, giờ đã đến lúc để mở lòng và tiết lộ tương lai của chúng tôi sẽ như thế nào.
Tôi nhớ khoảnh khắc nhìn vào những đứa con của mình, một đứa 8 tuổi và một đứa 12 tuổi - đang xem tivi. Tôi nghĩ: "Trời ơi, bố mẹ sắp làm trái tim các con tan nát, điều này không công bằng, đây không phải là lựa chọn của các con, nhưng cũng không phải sự lựa chọn của mẹ".
Cuối cùng, tôi phải lấy hết sự can đảm, hít thở sâu, đặt một đĩa bánh ngọt lên bàn rồi bắt đầu câu chuyện. Cả bốn chúng tôi đều ngồi xuống. Tôi và bố bọn trẻ lần lượt mở lời, nhẹ nhàng nói cho 2 con biết gia đình của chúng đang thay đổi ra sao và chúng được yêu thương nhiều như thế nào. Khi ấy đã có những giọt nước mắt cùng rất nhiều câu hỏi: "Tại sao điều này lại xảy ra? Tụi con sẽ sống ở đâu? Tại sao? Mẹ ơi, tại sao?". Chúng tôi đã cố gắng hết sức để trả lời theo cách phù hợp nhất và dành cho các con tất cả những cái ôm mà chúng cần.
Tôi tìm cách xoa dịu vết thương lòng bằng cách viết hồi ký. Tôi mở đầu bằng 2 câu ngắn gọn: "Nếu không thể gàn gắn, hãy ly hôn. Hãy hạnh phúc". Nhưng khoảng thời gian đó, giải tỏa bằng cách viết là không đủ đối với tôi. Tôi đã phải trò chuyện với một nhà trị liệu tâm lý. Cô ấy chào đón tôi bằng một ly trà táo đỏ và nói: "Điều quan trọng chị cần nhớ là, ly hôn không phải điều chị nói với con mình một lần. Đó là điều mà chúng sẽ cần nhiều thời gian để đón nhận. Tương tự tình huống của chúng ta vậy, chúng ta đang có một cuộc trò chuyện và chúng ta vẫn sẽ tiếp tục, cho đến khi nào chị nói với tôi rằng mình đã ổn".
Đó là lời khuyên tốt nhất mà tôi được nghe, vì tôi nhận thấy sự đau buồn của bọn trẻ cũng như cách chúng đối phó với hoàn cảnh mới của mình. Chúng tôi đã nói rất nhiều điều trong năm đầu tiên, đặc biệt, khi tôi đã ly hôn. Tôi luôn ở bên cạnh để nói chuyện với các con khi chúng cần.
Trở thành một bà mẹ đơn thân, tôi muốn ghi lại mọi thứ mình đã trải qua một cách trung thực và hài hước. Nghĩ là làm, tôi tiếp tục cuốn hồi ký của mình. Nó được tạo ra trong thời điểm có nhiều biến động trong cuộc sống của tôi và gia đình, trong khi tôi vẫn đang tìm hiểu sâu về cuộc ly hôn và cảm xúc của mình.
Khi hoàn thành nó, tôi cảm thấy rất vui, vì cuốn sách là nguyên bản, chân thực, nhưng cũng truyền cho tôi tất cả niềm hứng khởi khi khám phá ra rằng cuộc sống của tôi đã trở nên hạnh phúc như thế nào vì được ở bên mình và thoát khỏi một cuộc hôn nhân rối loạn. Trong quá trình viết, tôi cũng trao đổi rất kỹ với các con về những gì mình viết và viết cho ai.
Cuốn hồi ký đi sâu vào chi tiết về lý do tại sao tôi và bố bọn trẻ ly hôn, làm thế nào tôi đã tìm thấy một cuộc sống tốt hơn với một lựa chọn khác. Tôi không né tránh việc mình từng chạm đáy của sự tuyệt vọng, trầm cảm và giải khuây bằng rượu. Tất nhiên, tôi cũng ghi lại cách mình đã phục hồi và xây dựng lại bản thân bằng các bài tập thể dục, trị liệu với sự giúp đỡ của những người bạn tuyệt vời.
Tôi nghĩ mình sẽ để cho các con đọc cuốn hồi ký vào một ngày nào đó, có thể trong một vài năm nữa, khi chúng đủ lớn và chúng đã chấp nhận được hoàn cảnh này. Tôi biết các con sẽ rất tự hào về tôi và về chính các con vì cuộc sống mới mà chúng tôi đang xây dựng. Chắc chắn rằng ly hôn là hạnh phúc của chúng tôi mãi mãi về sau, tôi rất mong bạn tôi và gia đình của cô ấy cũng vậy.
Ly hôn 1 tháng chồng cũ đã tái hôn, 3 năm sau, mẹ chồng cũ quỳ xin tôi quay lại với con trai bà, tôi cười đáp: "Con tôi đổi họ rồi!" Để thuyết phục Mẫn, mẹ chồng cũ quỳ gối dập đầu nhận sai, hy vọng con dâu cũ có thể tha thứ, mang cháu gái về tái hôn. Có người nói: "Một cuộc hôn nhân tốt có thể đưa chúng ta vượt qua đại đương, đến bờ bên kia. Ngược lại, một cuộc hôn nhân xấu có thể nhấn chìm một người xuống...