3 bệnh viện thí điểm khám chữa bệnh từ xa để phòng chống Covid-19
Việc triển khai thí điểm các mô hình khám chữa bệnh từ xa nhằm thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị 16 ngày 31/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch Covid-19.
Đại diện Cục Tin học hóa, Bộ TT&TT cho biết, các giải pháp khám chữa bệnh từ xa hiện đang được Bộ TT&TT, Bộ Y tế phối hợp cùng các doanh nghiệp công nghệ và các bệnh viện Đại học Y, Tim Hà Nội và Đa khoa tỉnh Hà Nam triển khai thí điểm.
Bệnh viện Đại học Y Hà Nội là đơn vị được Bộ Y tế giao thí điểm triển khai mô hình khám chữa bệnh từ xa với một số bệnh viện vệ tinh
Trước đó, ngày 10/4/2020, Thứ trưởng thường trực Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long, Phó trưởng ban chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch Covid-19 đã ký các văn bản gửi Sở Y tế Hà Nội, bệnh viện Tim Hà Nội, Sở Y tế Hà Nam, bệnh viện đa khoa tỉnh Hà Nam, trường Đại học Y Hà Nội và bệnh viện Đại học Y Hà Nội về việc phối hợp thực hiện thí điểm mô hình khám chữa bệnh từ xa.
Theo đó, Bộ Y tế đã giao bệnh viện Đại học Y Hà Nội là đơn vị thí điểm triển khai mô hình khám chữa bệnh từ xa với một số bệnh viện vệ tinh. Các bệnh viện đa khoa tỉnh Hà Nam và Tim Hà Nội cũng được Bộ Y tế giao thí điểm triển khai mô hình khám chữa bệnh từ xa.
Các bệnh viện này được yêu cầu xem xét lựa chọn bệnh viện, cơ sở y tế có điều kiện điều kiện nhân lực, trang thiết bị, cơ sở hạ tầng CNTT, mô hình bệnh tật phù hợp.
Video đang HOT
Sở Y tế Hà Nội, Sở Y tế Hà Nam và Sở Y tế các tỉnh có bệnh viện, địa phương tham gia thí điểm mô hình khám chữa bệnh từ xa cần phối hợp chặt chẽ với các bệnh viện và cơ quan liên quan để triển khai thực hiện trước ngày 16/4/2020.
Thông tin từ Cục Tin học hóa cho hay, hiện nay đã lựa chọn được bệnh viện, cơ sở y tế phù hợp để viện Đại học Y Hà Nội, viện Tim Hà Nội và viện đa khoa Hà Nam thí điểm mô hình khám chữa bệnh từ xa.
Trong đó, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội dự kiến chọn thực hiện thí điểm mô hình tại 3 địa điểm. Bao gồm: Bệnh viện đa khoa Mường Khương, Lào Cai (tổ chức hội chẩn điện tâm đồ và siêu âm từ xa về các bệnh mạn tính cần đi khám hoặc duy trì thuốc tại nhà như thế nào); Bệnh viện Đa khoa thành phố Hà Tĩnh (hội chẩn CT từ xa đánh giá những trường hợp đột quỵ não để chỉ định điều trị gián tiếp, hạn chế phải chuyển tuyến cao hơn); Bệnh viện đa khoa huyện Quảng Xương, Thanh Hóa (kết nối giữa bác sỹ của Bệnh viện Đại học Y Hà Nội với bệnh nhân ở thôn Câu Đồng, xã Quảng Trạch, huyện Quảng Xương).
Ngoài ra, theo thông tin từ doanh nghiệp công nghệ cung cấp giải pháp cho Đại học Y Hà Nội, với việc bệnh viện này triển khai thí điểm mô hình khám chữa bệnh từ xa, người dân tại Hà Nội còn có thể sử dụng web, apps, conference để gửi thông tin đến bệnh viện. Từ đó, bác sĩ chẩn đoán bệnh, kê đơn thuốc điều trị tại nhà hoặc chỉ định đến khám.
Như vậy, mô hình này sẽ giúp bệnh nhân có bệnh mạn tính, cấp tính được tiếp cận với các chuyên gia của Bệnh viện Đại học Y Hà Nội mà không cần di chuyển, không cần tập trung trong thời kỳ “cách ly xã hội” và kể cả sau này.
Bộ Y tế cũng cho biết, căn cứ hiệu quả của mô hình triển khai thí điểm tại 3 bệnh viện: Đại học Y Hà Nội, Đa khoa tỉnh Hà Nam và Tim Hà Nội, Bộ Y tế và Bộ TT&TT sẽ phối hợp triển khai mở rộng quy mô tại các tỉnh, thành phố khác.
Việc triển khai thí điểm các mô hình khám chữa bệnh từ xa nhằm thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị 16 ngày 31/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch Covid-19. Trong Chỉ thị này, việc người dân hạn chế đến các cơ sở khám chữa bệnh nếu không thực sự cần thiết cũng là một biện pháp có hiệu quả để phòng chống dịch bệnh.
Căn cứ vào tình hình thực tiễn, để hỗ trợ người dân khi thực hiện Chỉ thị 16 nhưng vẫn được hỗ trợ y tế, Thủ tướng Chính phủ cũng đã chỉ đạo Bộ TT&TT phối hợp cùng Bộ Y tế triển khai mô hình khám chữa bệnh từ xa tới các hộ gia đình, thôn bản, xã phường, quận huyện.
Vân Anh
35% bệnh nhân không dùng tiền mặt để thanh toán tại BV Y Dược TP.HCM
Thông tin trên được Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM cho biết tại buổi lễ ký kết hợp tác đẩy mạnh thanh toán viện phí không dùng tiền mặt ở bệnh viện này hôm 10.10.
Như vậy, với khoảng 8.500 bệnh nhân khám, chữa bệnh mỗi ngày tại đây đã có hơn 35% bệnh nhân không thanh toàn viện phí bằng tiền mặt.
Bệnh nhân thanh toán viện phí tại Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM bằng ứng dụng trực tuyến trên điện thoại thông minh
Theo Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM, hiện nay mỗi ngày bệnh viện này có khoảng 8.500 lượt bệnh nhân đến khám, chữa bệnh, trong đó có hơn 35% không thanh toán viện phí bằng tiền mặt mà thông qua các ứng dụng thanh toán trực tuyến cũng như đa dạng các hình thức thanh toán khác.
TS Thái Hoài Nam - Phó Giám đốc Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM cho biết trong thời gian qua, bệnh viện đã triển khai ứng dụng đăng ký khám bệnh và thanh toán trực tuyến trên thiết bị di động thông minh, đồng thời đa dạng hóa phương thức thanh toán viện phí không dùng tiền mặt như bằng máy POS, chuyển khoản, thẻ khám bệnh có chức năng thanh toán, Web/App, thanh toán tại các cửa hàng tiện lợi trên toàn quốc (18 chuỗi cửa hàng), thanh toán bằng Internet Banking (thanh toán hóa đơn - Vietcombank), Mobile Banking (16 ngân hàng đã liên minh thanh toán viện phí). Hiện bệnh viện này tiếp tục triển khai thanh toán viện phí bằng Ví MoMo.
Ông Nam cho rằng việc đa dạng hóa các phương thức thanh toán không dùng tiền mặt giúp người bệnh, người nhà người bệnh có nhiều kênh lựa chọn theo nhu cầu của mình, phù hợp với từng vùng miền và điều kiện tiếp cận công nghệ.
Chỉ cần thao tác đơn giản, người bệnh, người nhà người bệnh đã có thể thanh toán ngay viện phí mà không cần phải xếp hàng, giảm thời gian chờ đợi, đơn giản hóa thủ tục, không cần phải đem một lượng tiền mặt lớn khi đến bệnh viện, người nhà người bệnh có thể thanh toán thay viện phí bằng nhiều hình thức khác nhau, và không mất thời gian để thanh toán, đồng thời tiết kiệm chi phí, nhân lực, giúp bệnh viện quản trị hiệu quả, an toàn.
Theo ông Nam, Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM đang hướng đến xây dựng mô hình chăm sóc sức khỏe thông minh bằng việc kết hợp giữa trí tuệ con người và công nghệ. Hiện bệnh viện luôn chú trọng phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác điều hành, quản trị, cũng như các dịch vụ hỗ trợ người bệnh, nhằm tối ưu hóa các dịch vụ tiện ích, giúp người bệnh, người nhà người bệnh tiết kiệm được thời gian chờ đợi và bảo mật an toàn thông tin thông qua hệ thống quản lý công nghệ tại bệnh viện.
"Bệnh viện vừa ký kết hợp tác chiến lược với Ví điện tử MoMo để đẩy mạnh việc thanh toán viện phí không dùng tiền mặt. Thông qua sự hợp tác này, người dân có thêm một kênh lựa chọn thanh toán viện phí khi khám bệnh chữa bệnh tại bệnh viện. Trong tương lai, bệnh viện tiếp tục tìm kiếm nhiều đối tác để đa dạng thêm nhiều kênh thanh toán, giúp người dân thuận tiện lựa chọn phương thức phù hợp với nhu cầu của mình", ông Nam chia sẻ.
Theo một thế giới
Tặng 100 chuông cửa thông minh cho bệnh viện dã chiến Công ty còn thực hiện chương trình tặng 100.000 khẩu trang y tế, dung dịch khử trùng đến các nhân viên vệ sinh đường phố, các trường học, bệnh viện, địa điểm công cộng... Chiều 14-2, bệnh viện dã chiến tại ấp Bàu Đưng, xã Nhuận Đức, huyện Củ Chi với đã tiếp nhận 100 chuông cửa thông minh IC103. Với quy mô...