3 bé gái khai gian tuổi đi làm nhân viên karaoke, chủ quán lĩnh 13 năm tù
Sau khi nhận giấy tờ của 3 bé gái thấy đủ tuổi đi làm, chủ quán karaoke ở Vĩnh Phúc đã bỏ 68 triệu đồng trả nợ hộ 3 bé gái này để đón về quán làm.
Chủ quán này cùng đồng phạm lãnh mỗi người 13 năm tù về tội mua bán người dưới 16 tuổi.
Ngày 2.5, Tòa án nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc đã tuyên án sơ thẩm 4 bị cáo trong vụ án mua bán người dưới 16 tuổi.
Trả nợ hộ để đón nhân viên
Theo cáo trạng và diễn biến tại phiên tòa, do nắm được nhu cầu cần thuê nhân viên phục vụ rót bia, bấm bài của các quán karaoke nên Nguyễn Thị Nhung (49 tuổi, trú TP.Tuyên Quang, Tuyên Quang) đã thuê nhà để làm cơ sở chăm nuôi bao ăn, ở cho nhân viên nữ để phục vụ các quán hát nhằm kiếm lời. Nhung thuê Nguyễn Văn Thọ (35 tuổi, trú H.Tam Đảo, Vĩnh Phúc) là người tìm tuyển nhân viên nữ.
Các bị cáo trong vụ án nghe tuyên án. Ảnh TRẦN CƯỜNG
Ngày 8.7.2022, Thọ tiếp nhận 2 bé gái là N.T.M.L (sinh năm 2009) và B.T.T.H (sinh năm 2008, cùng trú tại Bắc Ninh) với giá 13 triệu đồng từ một người tên Quỳnh ở Khu công nghiệp Quế Võ 1 (Bắc Ninh) rồi đưa về TP.Tuyên Quang giao cho Nhung quản lý để làm nhân viên.
Sau đó, do có nhu cầu tuyển dụng, Trần Văn Cẩn (53 tuổi, trú H.Bình Xuyên, Vĩnh Phúc) là chủ quán karaoke DiJi ở xã Sơn Lôi (H.Bình Xuyên) đã nhờ Trần Trường Oanh (35 tuổi, trú H.Tam Đảo) tìm nhân viên nữ.
Ngày 2.8.2022, được Cẩn nhất trí, Oanh đến cơ sở của Nhung ở TP.Tuyên Quang tiếp nhận 3 nhân viên, gồm bé L. H. và N.T.B (sinh năm 2008, trú Bắc Ninh) và phải trả cho Nhung 68 triệu đồng là tiền 3 bé gái này nợ Nhung.
Đưa 3 bé gái về, Oanh được Cẩn trả công 3 triệu đồng.
Thuê được hơn 1 tuần, ngày 11.8.2022, Cẩn chuyển giao bé B. cho 2 người với số tiền 25,6 triệu đồng; ngày 14.8.2022, gia đình cháu H. trả Cẩn 15,5 triệu đồng và đưa cháu về. Còn cháu L. tiếp tục ở lại làm cho đến ngày 15.8.2022, gia đình cháu đến Công an H.Bình Xuyên tố cáo hành vi của các bị cáo.
Theo HĐXX, thời điểm Oanh đến tiếp nhận 3 bé thì cháu L. mới 12 tuổi, cháu B. mới 14 tuổi và cháu H. mới được 13 tuổi.
Video đang HOT
Hành vi của Nhung và Thọ đã phạm vào tội mua bán người dưới 16 tuổi với tình tiết tăng nặng là phạm tội 2 lần trở lên và đối với 2 – 5 người. Trong đó, Nhung phạm tội với vai trò người thực hành còn Thọ là vai trò đồng phạm.
Đối với Cẩn và Oanh, HĐXX xác định 2 bị cáo này có 1 tình tiết tăng nặng là đối với 2 – 5 người theo quy định tại điểm c, khoản 2, điều 151 bộ luật Hình sự. Trong đó, Cẩn là người thực hành còn Oanh là đồng phạm, giúp sức cho Cẩn.
Dùng chứng minh giả để đi làm
Tại phiên tòa, Nhung và Thọ thừa nhận hành vi và xin được giảm nhẹ hình phạt. Ngược lại, Oanh và Cẩn cho rằng mình bị oan.
Theo bị cáo Cẩn, bản thân không phạm tội “mua bán người dưới 16 tuổi”, mà là trả nợ hộ để đón 3 bé gái về chứ không chi tiền ra mua. Ngoài ra, trước khi quyết định đón 3 bé cũng yêu cầu gửi chứng minh nhân dân, song do 3 bé dùng chứng minh giả nên nghĩ là cả 3 đã trên 16 tuổi mà không biết các bé mới chỉ 13 – 14 tuổi.
Bị cáo Oanh cũng cho rằng mình chỉ đi đón hộ chứ không được hưởng lợi, chỉ nhận tiền cước taxi.
Luật sư của 2 bị cáo này cũng đề nghị tòa tuyên cả 2 vô tội, đồng thời yêu cầu điều tra hành vi làm giả giấy tờ, con dấu của cơ quan tổ chức, khi 3 bé đã dùng chứng minh giả, lỗi của thân chủ chỉ là vô ý.
Theo chủ tọa phiên tòa, quá trình điều tra, cơ quan điều tra đã áp dụng đầy đủ các biện pháp và thực hiện theo đúng quy định của pháp luật, đồng thời việc làm giả chứng minh nhân dân đang được tiếp tục điều tra, làm rõ sẽ xử lý sau, do đó không cần thiết phải trả hồ sơ, tránh kéo dài vụ án.
Về đề nghị tuyên Cẩn và Oanh vô tội và việc 2 bị cáo này kêu oan, chủ tọa cho rằng căn cứ lời khai nhận của các bị cáo, bị hại cùng các tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án có đủ cơ sở xác định cả 2 đều phạm tội mua bán người dưới 16 tuổi.
Theo chủ tọa, thời điểm tiếp nhận 3 bị hại, các cháu mới chỉ 12 – 14 tuổi là lỗi của bị cáo đã không xác minh. Cạnh đó, bị cáo Cẩn cho rằng chuyển tiền để lấy người về là quan hệ dân sự, song HĐXX bác bỏ, xác định đây là hành vi mua bán người dưới 16 tuổi.
Chủ tọa cho hay, vụ án có tính chất đặc biệt nghiêm trọng, hành vi của các bị cáo đã xâm phạm đến trẻ em, gây hoang mang trong nhân dân do vậy cần xử lý nghiêm.
Tuy nhiên, chủ tọa cũng xác định các bị hại cũng có 1 phần lỗi vì đã cung cấp căn cước công dân, chứng minh nhân dân giả làm các bị cáo lầm tưởng đã đủ tuổi lao động.
“Trong vụ án, Nhung và Cẩn là người giữ vai trò chính, khởi xướng và là người bỏ tiền để mua các bị hại, còn Oanh và Thọ là người giúp sức”, chủ tọa nhận định.
Kết thúc phiên tòa, HĐXX tuyên Nhung, Cẩn, Thọ và Oanh cùng 13 năm tù về tội mua bán người dưới 16 tuổi.
"Động lắc" karaoke Quỳnh Hương và vết trượt dài của bà chủ 7X
Đối với nhiều dân chơi ở trong và các tỉnh lân cận Thừa Thiên Huế khi nghe nhắc đến karaoke Quỳnh Hương (số 14/24 Lê Thánh Tôn, phường Đông Ba, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế) thì dường như không còn xa lạ với họ.
Bởi, karaoke này chính là "động lắc" của nhiều dân chơi thanh niên nam nữ
Điều đáng nói, sau một số lần nhân viên của cơ sở bị cơ quan Công an phát hiện các hành vi liên quan đến ma túy thì lần này, cả chủ cơ sở, quản lý, nhân viên cùng hàng loạt "thượng đế" phải dắt nhau hầu tòa về tội "Tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy" và "Mua bán trái phép chất ma túy".
Đến karaoke để thỏa cơn "bay lắc"
Ngày 12/4, TAND tỉnh Thừa Thiên Huế xét xử 16 bị cáo gồm: chủ cơ sở, nhân viên cùng khách làng chơi tại karaoke Quỳnh Hương với hai tội danh "Mua bán trái phép chất ma túy" và "Tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy". Điều đáng nói, đây không phải là lần đầu tiên karaoke này xảy ra tệ nạn, tội phạm ma túy mà những năm gần đây, đã xảy ra nhiều vụ việc liên quan đến ma túy.
Cụ thể, khoảng 12h40 ngày 7/3/2021 tại cơ sở karaoke Quỳnh Hương, Lê Thanh S (sinh năm 1996, trú tại tỉnh Quảng Trị, là nhân viên karaoke) mua ma túy "dạng kẹo", "dạng khay" và hồng phiến. Sau đó, S lấy gói ma túy "dạng khay" chia thành 4 gói nhỏ rồi bỏ tất cả số ma túy mua được vào hộp tủ chứa các thiết bị máy móc tại vị trí gần cửa sau phòng VIP 207 của karaoke Quỳnh Hương. Mục đích Lê Thanh S mua ma túy và cất giấu ma túy là để bán lại cho khách đến hát karaoke kiếm lời. 23h45 cùng ngày, tại phòng VIP 207 karaoke Quỳnh Hương, Lê Thanh S chưa kịp giao bán số ma túy mua được thì bị Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy Công an tỉnh Thừa Thiên Huế phát hiện, bắt quả tang.
Chủ cơ sở karaoke Quỳnh Hương tại cơ quan Công an.
Sau khi bị bắt quả tang, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Thừa Thiên Huế chuyển hồ sơ vụ án cho Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an thành phố Huế điều tra theo thẩm quyền. Theo kiểm sát viên, Lê Thanh S là người có đủ năng lực trách nhiệm hình sự, hành vi của bị cáo là nguy hiểm cho xã hội, trực tiếp xâm phạm quyền kiểm soát và quản lý độc quyền các chất ma túy của Nhà nước, gây mất trật tự trị an, gây bất bình và tâm lý lo lắng trong nhân dân. Ma túy đang là hiểm họa cho mỗi gia đình và toàn bộ xã hội, là nguyên nhân dẫn đến nhiều loại tội phạm khác. Vì vậy, hội đồng xét xử tuyên phạt Lê Thanh S mức án 2 năm 9 tháng tù về tội "Mua bán trái phép chất ma túy".
Trước đó, khoảng 2h sáng ngày 20/7/2019, Công an thành phố Huế bất ngờ kiểm tra hành chính karaoke Quỳnh Hương và phát hiện 12 phòng hát của quán có 55 nam nữ thanh niên đang tụ tập vui chơi, có dấu hiệu sử dụng ma túy. Kết quả test nhanh, Công an thành phố Huế phát hiện có 47 đối tượng dương tính với ma túy. Cơ quan Công an thu giữ nhiều hồng phiến, ma túy tổng hợp và ketamin cùng nhiều dụng cụ dùng để sử dụng ma túy. Ngày 31/7/2019, Công an thành phố Huế ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam đối với Nguyễn Nhật H (sinh năm 1993, trú tại phường Kim Long, thành phố Huế) về hành vi "Tàng trữ trái phép chất ma túy"; đồng thời, xử phạt hành chính hàng chục thanh niên về hành vi sử dụng ma túy...
Chủ quán, nhân viên khách làng chơi cùng hầu tòa
Khác với những "phi vụ" ma túy trước đây xảy ra tại karaoke Quỳnh Hương, trong vụ án được đưa ra xét xét lần này, cả chủ cơ sở, quản lý, nhân viên cùng nhiều dân chơi "dắt nhau" hầu tòa, gồm 16 bị cáo: Lê Thị Mỹ Dung (sinh năm 1973, chủ cơ sở), Phạm Thanh Sơn (sinh năm 1992, quản lý), Phạm Thanh Long (sinh năm 1994, nhân viên), Phan Thành Phước (sinh năm 1993), Nguyễn Chính Trung (sinh năm 1983, khách hát), Nguyễn Thanh Nhân (sinh năm 1993, khách hát), Nguyễn Thị Thúy Kiều (sinh năm 2003, nhân viên), La Mỹ Hiền (sinh năm 1999, nhân viên), Nguyễn Văn Hải (sinh năm 1990), Nguyễn Văn Tám (sinh năm 1992), Võ Tá Quốc Tuấn (sinh năm 1989), Nguyễn Thị Thảo Vân (sinh năm 1995), Trương Trọng Sang (sinh năm 1994), Nguyễn Cường (sinh năm 1995), Lê Thị Ly (sinh năm 1992), Phạm Thị Bích My (sinh năm 1997, đều đăng ký cư trú, tạm trú tại thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế).
Các bị cáo tại phiên tòa xét xử sơ thẩm.
Theo hồ sơ vụ án, khoảng 22h30 ngày 14/1/2023, Nguyễn Thanh Nhân và Nguyễn Chính Trung đến karaoke Quỳnh Hương và được nhân viên bố trí phòng 102. Sau khi vào phòng cả hai góp tiền và đưa cho nhân viên quán là Phạm Thanh Long để mua ma túy "dạng kẹo" và "dạng khay". Nhân và Trung trả cho Long 300 nghìn đồng tiền công mua ma túy. Long gọi hai nhân viên nữ là La Mỹ Hiền và Nguyễn Thị Thúy Kiều vào phục vụ hai "thượng đế này". Sau đó, Phan Thanh Phước, nhân viên của karaoke mang kẹo cao su và dầu Phật linh đến cửa phòng đưa cho Kiều đồng thời chỉ chỗ cho Kiểu lấy đĩa sứ, thẻ nhựa để sử dụng ma túy.
Khi Long đưa ma túy đến, Hiền ra nhận "hàng" rồi đổ ma túy ra đĩa, dùng bật lửa hơ nóng và dùng thẻ nhựa để xào; còn Kiều làm ống hút và lấy thẻ chia ra từng luống để cả 4 người cùng sử dụng, còn ma túy dạng kẹo thì các đối tượng tự bẻ ra chia nhau sử dụng. Khi các đối tượng đang sử dụng thì bị Cơ quan công an ập vào bắt quả tang. Kết quả xét nghiệm chất ma túy trong cơ thể các đối tượng Kiều, Trung dương tính với các chất ma túy Methamphetamine, MDMA, Ketamine; Nhân và Hiền dương tính với Methaphetamin, MDMA.
Tiếp tục khám xét phòng 207, Cơ quan công an phát hiện có 4 đối tượng, gồm: Nguyễn Văn Hải, Nguyễn Văn Tám, Võ Tá Quốc Tuấn, Nguyễn Thị Thảo Vân đang sử dụng trái phép chất ma túy. Quá trình điều tra xác định, khoảng 22h ngày 14/1/2023, 4 đối tượng sau khi ăn nhậu tại đường Trịnh Công Sơn (thành phố Huế) thì rủ nhau đến karaoke Quỳnh Hương để sử dụng ma túy. Sau đó, nhân viên karaoke mang thẻ nhựa, dầu Phật linh và kẹo cao su vào phòng. Tại đây, các đối tượng thay nhau kẻ ma túy để sử dụng. Đối với số thuốc lắc, các đối tượng hòa vào nước Cocacola để cùng uống. Kết quả xét nghiệm chất ma túy trong cơ thể các đối tượng Hải, Tám, Tuấn và Vân dương tính với chất ma túy Methamphetamine, MDMA, Ketamine.
Chưa dừng lại ở đó, tại một phòng khác, Cơ quan công an phát hiện có 4 đối tượng, gồm: Trương Trọng Sang, Phạm Thị Bích Mỹ, Nguyễn Cường và Lê Thị Ly đang "phê" ma túy. Quá trình điều tra xác định, khoảng 20h50 ngày 14/1/2023, 4 "dân chơi" cùng nhau đến karaoke Quỳnh Hương để sử dụng trái phép chất ma túy. Các đối tượng được Phạm Thanh Long dẫn vào phòng 104 và đem thẻ nhựa, đĩa sứ, dầu Phật linh, kẹo cao su, đồng thời mở loa, đèn, chọn nhạc mạnh để phục vụ việc "bay lắc" ma túy.
Kết quả xét nghiệm chất ma túy trong cơ thể các đối tượng Cường, Sang, Ly và My dương tính với các chất ma túy Methamphetamine, MDMA, Ketamine. Quá trình điều tra xác định, Phạm Thanh Sơn (quản lý) và nhân viên là Phan Thành Phước, Phạm Thanh Long đều khai nhận, chủ cơ sở là Lê Thị Mỹ Dung đã thuê Sơn quản lý chung, 4 nhân viên phục vụ gồm: Phạm Thanh Long, Phan Thành Phước, Lê Văn Xuân Huy và Lê Văn Hảo.
Những vết trượt dài
Lê Thị Mỹ Dung (SN 1973, trú tại phường Đông Ba, thành phố Huế), là chủ cơ sở kinh doanh karaoke Quỳnh Hương. Theo hồ sơ của cơ quan điều tra, ngày 10/3/2016, Dung bị Công an thành phố Huế xử phạt hành chính về hành vi vi phạm quy định về ghi nhãn hàng hóa trong kinh doanh sản phẩm, hàng hóa. Ngày 26/4/2017, Dung bị Phòng Cảnh sát môi trường Công an tỉnh Thừa Thiên Huế xử phạt vi phạm hành chính về hành vi kinh doanh hàng hóa nhập lậu và kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ.
Ngày 15/1/2019, bà chủ karaoke Quỳnh Hương bị Công an thành phố Huế xử phạt vi phạm hành chính 7,5 triệu đồng về hành vi để cho người khác lợi dụng sử dụng chất ma túy trong khu vực, phương tiện mình quản lý. Đến ngày 21/8/2019, chủ cơ sở karaoke này tiếp tục bị Công an thành phố Huế xử phạt vi phạm hành chính 17,5 triệu đồng về hành vi kinh doanh quá giờ quy định và để cho người khác lợi dụng sử dụng chất ma túy trong khu vực, phương tiện minh quản lý.
Sau những liên tiếp bị xử phạt vi phạm hành chính liên quan đến ma túy, nhiều dân chơi trên địa bàn thành phố Huế và người dân sống trong khu phố cứ nghĩ rằng với người có trình độ như Dung am hiểu pháp luật, sẽ biết dừng lại. Nhưng, không ngờ, Dung lại trượt dài. Trở lại vụ án Dung cùng 15 bị cáo vừa bị TAND tỉnh Thừa Thiên Huế đưa ra xét xử sơ thẩm giữa tháng 4/2024, Dung khai, hoạt động của karaoke Quỳnh Hương được Dung giao cho Phạm Thanh Sơn quản lý và điều hành, Dung không biết Phạm Thanh Sơn, Phạm Thanh Long, Phan Thanh Phước cho khách thuê phòng để sử dụng ma túy. Tuy nhiên, theo hội đồng xét xử, qua lời khai nhận của 5 nhân viên làm việc ở quán cũng như các chứng cứ thu thập có trong hồ sơ vụ án có đủ căn cứ khẳng định Lê Thị Mỹ Dung là chủ cơ sở karaoke đã đồng ý cho các nhân viên của mình cho khách thuê phòng, cung cấp các dụng cụ nhằm sử dụng trái phép chất ma túy.
Cán bộ điều tra lấy lời khai các đối tượng trong vụ án.
Quá trình điều tra xác định, karaoke Quỳnh Hương có 16 phòng thì có 10 phòng thiết kế đặc biệt (thiết kế hiện đại để bay lắc, sử dụng ma túy - PV), khi khách có nhu cầu sử dụng ma túy thì nhân viên thay phiên nhau theo điều hành của Sơn dẫn vào phòng đặc biệt và cung cấp các dụng cụ như đĩa sứ, thẻ, kẹo cao su, dầu Phật linh. Nếu khách có nhu cầu thuê nữ phục vụ và cùng sử dụng thì nhân viên gọi điện thoại để các cô gái đến phục vụ. Trong quá trình xét hỏi tại tòa, bị cáo Phạm Thanh Long và Phạm Thanh Sơn đã thay đổi lời khai và khai nhận việc cho phép khách đến hát karaoke sử dụng trái phép chất ma túy là do các bị cáo này thực hiện, còn Lê Thị Mỹ Dung (chủ cơ sở karaoke) không biết việc này.
Đại diện VKSND cho rằng, hai bị cáo này vì mối quan hệ chị em cô cậu với Dung và muốn bao che hành vi phạm tội của bị cáo Dung. Nhưng, theo lời khai của nhân viên ở quán cũng như các chứng cứ thu thập thì có đủ căn cứ khẳng định bị cáo Dung chủ quán karaoke đã đồng ý để các nhân viên của mình cho khách thuê phòng hát, cung cấp các dụng cụ nhằm sử dụng trái phép chất ma túy tại các phòng đặc biệt.
Tại phiên tòa sơ thẩm, bị cáo Dung vẫn không thừa nhận hành vi phạm tội như cáo trạng đã nêu trước tòa, nhưng dựa vào các chứng cứ liên quan, hội đồng xét xử đủ căn cứ để kết tội bị cáo. Sau khi nghị án, hội đồng xét xử đã tuyên phạt Lê Thị Mỹ Dung, Phạm Thanh Sơn cùng mức án 8 năm tù; Phan Thành Phước 7 năm 3 tháng tù; Nguyễn Thị Thúy Kiều, Nguyễn Văn Hải, Nguyễn Văn Tám, Võ Tá Quốc Tuấn, Trương Trọng Sang, Nguyễn Cường, Lê Thị Ly, Phạm Thị Bích My cùng mức án 7 năm tù; Nguyễn Chính Trung 5 năm 6 tháng tù; Nguyễn Thanh Nhân 5 năm tù; La Mỹ Hiền, Nguyễn Thị Thảo Vân cùng mức án 4 năm tù, tất cả cùng về tội "Tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy". Riêng đối với bị cáo Phạm Thanh Long phạm vào hai tội "Mua bán trái phép chất ma túy" và "Tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy", tổng hình phạt bị cáo phải nhận là 9 năm 6 tháng tù
Xâm hại hàng loạt bé gái ở Hà Nội, gã đàn ông bị tuyên phạt 18 năm tù Gã đàn ông xâm hại hàng loạt bé gái ở Hà Nội, nhưng các nạn nhân ngây thơ đều sợ hãi, không dám nói, cho đến một ngày, tất cả bị bại lộ... Ngày 23/4, TAND TP Hà Nội đưa bị cáo Đặng Văn Tuấn (SN 1977, ở Đan Phượng) ra xét xử tội Hiếp dâm người dưới 16 tuổi và Dâm ô...