3 bài toán khiến độc giả “hoa mắt chóng mặt” vì quá hack não, đáp án nằm ở chi tiết đơn giản không tưởng
Chỉ cần vận dụng tốt những kỹ năng toán học, bạn hoàn toàn có thể giải những bài toán sau một cách nhanh đến không ngờ.
Nhiều người luôn nghĩ rằng Toán là môn học vô cùng khô khan với những con số, phép tính phức tạp mà chỉ nhìn thôi đã thấy đau đầu. Tuy nhiên bộ môn này không hề nhạt nhẽo như bạn tưởng, trái lại còn vô cùng thú vị.
Cùng với sự phát triển của xã hội, Toán học đang ngày càng được áp dụng vào nhiều lĩnh vực, nghề nghiệp. Thậm chí nó còn được áp dụng cả vào một lĩnh vực vô cùng đặc biệt là “Ảo thuật”. Theo đó, chỉ cần thành thạo các kỹ năng, quy tắc Toán học, bạn hoàn toàn có thể “qua mặt” mọi người theo những cách không ngờ.
3 bài toán đọc suy nghĩ dưới đây chính là một ví dụ điển hình.
Bài toán đọc suy nghĩ 1:
Đầu tiên, bạn hay nghĩ về một số bất kỳ trong khoảng từ 1 – 10, nhân số đó với 2, rồi cộng thêm 8, tiếp tục chia tổng đó cho 2, bước cuối cùng là trừ đi số đầu tiên mà bạn nghĩ tới. Bạn ra kết quả chưa?
Không cần bạn trả lời, chúng tôi cũng đoán chắc chắn đó là đáp án 4!
Bài toán đọc suy nghĩ 2:
Trước tiên, bạn hãy nghĩ về một số có 2 chữ số, sau đó, tính tổng 2 chữ số đó lại. Tiếp theo lấy số ban đầu trừ đi tổng vừa tính được. Cuối cùng, hãy nhìn vào bảng tìm ký hiệu tương ứng với kết quả bạn có được theo hình sau.
Bài toán đọc suy nghĩ 3:
Hãy chọn 1 số trong khoảng từ 1 đến 10. Tiếp theo hãy nhân số bạn đã chọn với 9 rồi cộng chữ số đầu tiên và chữ số thứ hai của kết quả với nhau. Nếu đó là số có một chữ số (chẳng hạn như 9), hãy lấy số đó cộng với 0.
Video đang HOT
Nếu là số có 2 chữ số thì hãy cộng số vừa tìm được với 4. Bất kể trước đó bạn chọn con số nào, chúng tôi đoán chắc chắn đáp án là 13!
Nếu bạn đang hoang mang không hiểu tại sao suy nghĩ của mình lại bị đọc được thì đừng lo lắng. Bởi thực tế không hề có trò ma thuật hay phép màu thần bí nào nào. Suy nghĩ của bạn bị “lật tẩy” là vì chúng tôi đã áp dụng những quy tắc Toán học cực kỳ đơn giản dưới đây.
Đáp án bài toán đọc suy nghĩ 1:
Gọi số bạn nghĩ đến là số a, ta sẽ có một biểu thức như sau: “[(2a 8)/2] – a (a 4) – a”. Từ biểu thức trên, bạn có thấy rõ kết quả: Số a sẽ hoàn toàn bị triệt tiêu sau khi rút gọn, và kết quả của phép tính sẽ chỉ là 4. Hay nói cách khác, kết quả của phép tính sẽ luôn bằng một nửa con số được cộng thêm vào.
Ví dụ con số bạn chọn là 5, ta có biểu thức [(2x5 8)/2] – 5, đáp án cuối cùng bằng 4. Nếu bạn chọn 6 ta cũng có biểu thức tương tự [(2x6 8)/2] – 6. Đáp án cũng bằng 4.
Đáp án bài toán đọc suy nghĩ 2:
Gọi số ban đầu là ab, và tất nhiên là có thể viết dưới dạng 10a b. Sau đó tính tổng a b. Rồi lấy số có 2 chữ số lúc đầu trừ đi tổng vừa tính ra, tức là 10a b – (a b) = 9a.
Kết quả luôn là 9a và luôn chia hết cho 9, cho dù b là số nào đi nữa. Như vậy dù số có 2 chữ số ban đầu bạn nghĩ là số nào đi chăng nữa thì số kết quả cuối cùng luôn là một số chia hết cho 9.
Sau đó, bạn hãy nhìn vào bảng ký hiệu. Nên nhớ bảng này luôn thay đổi khác nhau mỗi lần bạn chơi. Tuy nhiên, dù thay đổi thế nào thì tất cả các số chia hết cho 9 đều có chung 1 ký hiệu, ví dụ: 9, 18, 27, 36…72, 81 đều là biểu tượng đoạn thẳng răng cưa.
Riêng số 90 là ngoại lệ, bởi bạn sẽ không bao giờ tính ra kết quả 90. Giá trị lớn nhất của a là 9 nên giá trị lớn nhất của 9a sẽ chỉ tới 81.
Có thể lần chơi đầu tiên, tất cả biểu tượng của các số chia hết cho 9 là hình đoạn thẳng răng cưa, nhưng ở lần chơi tiếp theo, tất cả biểu tượng của các số chia hết cho 9 lại là hình tròn hoặc hình mũi tên chẳng hạn. Tuy nhiên sự thay đổi này chỉ để đánh lừa tâm lý. Cơ chế trò chơi nằm ở chỗ: Miễn là tất cả các số chia hết cho 9 có cùng biểu tượng, không quan trọng biểu tượng đó là gì.
Đáp án bài toán đọc suy nghĩ 3:
Thực tế, bí mật của bài toán này được thực hiện dựa trên đặc tính của phép nhân 9. Theo đó bất kỳ số nào từ 1-0 khi đem nhân với 9 đều cho ra kết quả là 1 số có 2 chữ số, trong đố tổng 2 chữ số này = 9. Cụ thể như sau:
1×9 = 9
2×9= 18 => 8 1 =9
3×9 = 27 => 2 7 =9
4×9 =36 => 3 6 =9
5×9 =45 => 4 5 =9
6×9 = 54=> 5 4 =9
7×9 = 63=> 6 3 =9
8×9 = 72=> 7 2 =9
9×9 =81=> 8 1 =9
10×9= 90=> 9 0=9
Vì lẽ đó nên dù bạn có chọn số nào đi chăng nữa thì kết quả cuối cùng sẽ luôn bằng 13!
Thanh Hương
Nếu giải được bài toán này trong 3 phút, con bạn có thể tham dự kỳ thi dành cho những học sinh Tiểu học xuất sắc
Đây là bài toán được Việt Nam đề nghị trong kỳ thi IMSO, tổ chức tại Hà Nội tháng 11/2019. Nếu giải được bài toán này trong 3 phút, con bạn có trí thông minh "không phải dạng vừa".
IMSO (International Mathematics and Science Olympiad for Primary School) là cuộc thi Toán và Khoa học bằng tiếng Anh thường niên dành cho học sinh tiểu học trên toàn thế giới với mục tiêu giúp học sinh tiểu học phát triển khả năng cao nhất về Toán và Khoa học.
IMSO được tổ chức lần đầu tiên vào năm 2003. Từ đó đến nay, kỳ thi đã được tổ chức luân phiên tại các quốc gia đăng cai và trở thành một sân chơi quốc tế rất có uy tín đối với học sinh và giáo viên.
Năm 2019, kỳ thi IMSO lần thứ 16 được tổ chức tại Hà Nội với chủ đề "Tư duy - Sáng tạo - Kỹ năng vượt trội". Trong kỳ thi này, Việt Nam đã đưa ra bài toán Vé trùng lặp. Tuy chỉ là một bài toán ngắn nhưng thí sinh cần vận dụng các kỹ năng toán học cùng tư duy logic chặt chẽ thì mới có thể đưa ra đáp án chính xác. Bố mẹ có thể cho con thử sức với bài toán này để xem tài năng toán học của bé đến đâu.
Đề bài toán cụ thể như sau:
Đề Tiếng Anh: The entrance tickets of a music show were numbered consecutively, starting from 1. It is known that one ticket number was sold twice by mistake and all the other ticket numbers were sold exactly once. The sum of all the ticket numbers sold is 1316. What is the ticket number that was sold twice?
Đề dịch ra Tiếng Việt: Vé vào cổng cho một buổi biểu diễn ca nhạc được đánh số thứ tự liên tiếp bắt đầu từ 1. Biết có một vé vô tình bị bán hai lần và tất cả vé còn lại đều chỉ được bán đúng một lần. Tổng các số trên tất cả vé đã bán là 1316. Hỏi vé bị bán hai lần đánh số bao nhiêu?
Đáp án bài toán:
Lời giải bằng Tiếng Việt
Lời giải bằng Tiếng Anh:
Thanh Hương
Bài toán chứng minh 2 + 2 = 5 khiến dân mạng hoang mang Dân mạng đang cùng nhau tìm ra điểm sai trong bài toán mà nhìn qua tưởng rất hợp lý. Bài toán: Tìm lỗi sai trong bài toán chứng minh sau>>> Đáp án: Tất cả chúng ta đều biết 2 2 = 4, vậy nên không còn nghi ngờ gì nữa, bài toán chứng minh trên chắc chắn có lỗi sai. Nhưng lỗi...