2G và 3G chiếm 46% tổng số người dùng di động toàn cầu
Hãng nghiên cứu thị trường Strategic Analytics vừa đưa ra những báo cáo liên quan đến xu hướng người dùng bỏ qua 2G/3G hiện tại, cũng như cơ hội hướng người dùng đến 4G.
2G và 3G vẫn chiếm số lượng lớn người dùng di động toàn cầu
Theo GizChina, báo cáo cho thấy 2G và 3G chiếm 46% tổng số người dùng di động toàn cầu, nhưng chỉ đóng góp 27% tổng doanh thu di động toàn cầu. Đến năm 2023, tỷ lệ này sẽ giảm xuống 10%.
Báo cáo cho thấy châu Phi có thể được coi là một trường hợp đặc biệt. Trong khu vực này, giá trị doanh thu trung bình trên mỗi khách hàng ( ARPU) của mỗi quốc gia nhỏ hơn 2 USD. Vì vậy, trợ cấp để thúc đẩy người dùng bị giới hạn không gian hoạt động.
Dù sao, châu Phi và các khu vực đang phát triển khác cũng đã đạt được tiến bộ tốt trong việc quảng bá dịch vụ 4G. Ví dụ: Airtel ở châu Phi đã mở rộng 4G và các gói ưu đãi đã thúc đẩy người dùng chuyển sang 4G. Dữ liệu sử dụng trung bình và giá trị ARPU cũng đã được cải thiện nhiều. Trong năm qua, 3/4 mức tăng trưởng doanh thu đến từ dữ liệu. Vào tháng 3.2020, tỷ lệ người dùng dữ liệu 4G đã tăng từ 18% của năm ngoái lên 29%, với 4G chiếm hơn 60% doanh thu dữ liệu của Airtel.
Trong bối cảnh đó, ngày càng có nhiều nhà mạng công bố các kế hoạch hủy kết nối 2G/3G, đặc biệt là một số quốc gia ở Bắc Mỹ và châu Á – Thái Bình Dương đang đi đầu trong quá trình hủy kết nối mạng 2G/3G. Bên cạnh đó, các quốc gia khác cũng đang làm việc về di chuyển lên 4G.
Strategic Analytics tin rằng việc từ bỏ 2G thường đòi hỏi một thời gian dài để chuẩn bị, đặc biệt là khi nói đến việc di chuyển các dịch vụ IoT 2G. Trong trường hợp này, các nhà mạng có thể tập trung vào việc ngừng kinh doanh smartphone 2G và chỉ dành một lượng nhỏ 2G để cung cấp dịch vụ cho người dùng 2G.
Ngành điện thoại Ấn Độ đặt mục tiêu 100 tỷ USD
Ngành sản xuất di động là đơn vị đầu tiên tại Ấn Độ đưa ra kế hoạch tăng trưởng chi tiết sau dịch COVID-19 từ nay đến năm 2025.
Ảnh minh họa: THX/ TTXVN
Hiệp hội các nhà sản xuất điện thoại và đồ điện tử Ấn Độ (ICEA) vừa công bố chiến lược sản xuất và phát triển sau đại dịch COVID-19 trong đó đặt mục tiêu đưa ngành điện thoại chiếm thị phần lớn nhất trong tỷ lệ xuất khẩu của nước này vào năm 2025.
Theo chiến lược của ICEA, ngành điện thoại Ấn Độ sẽ đạt mục tiêu 100 tỷ USD trong lĩnh vực điện thoại di động và gần 40 tỷ USD xuất khẩu linh kiện vào năm 2025 thông qua ba giai đoạn hậu COVID-19: Khởi động lại, Khôi phục và Hồi sinh.
Kế hoạch nhằm chuyển đổi sản xuất và linh kiện di động thành ngành xuất khẩu lớn nhất của Ấn Độ trong vòng 3-4 năm tới phù hợp với Chính sách điện tử quốc gia của chính phủ (NPE-2019) và được thúc đẩy bởi Chương trình khuyến khích liên kết sản xuất (PLI) được công bố gần đây.
Ngành sản xuất di động là đơn vị đầu tiên tại Ấn Độ đưa ra kế hoạch tăng trưởng chi tiết sau dịch COVID-19 từ nay đến năm 2025. Chủ tịch ICEA, Pankaj Mohindroo cho biết, các lĩnh vực sản xuất linh kiện di động đã sẵn sàng dẫn đầu chiến lược sau COVID-19 và kỳ vọng sản xuất sẽ hồi phục hoàn toàn vào tháng 8 tới. Ấn Độ có kế hoạch đẩy mạnh xuất khẩu điện thoại toàn cầu.
Theo ICEA, không gian sản xuất di động Ấn Độ đang bắt đầu tích hợp vào chuỗi giá trị toàn cầu và sẽ phát triển thành nhà thống trị toàn cầu trong thập kỷ tới.
ICEA là hiệp hội công nghiệp hàng đầu của Ấn Độ đại diện cho các nhà sản xuất linh kiện và di động như Apple, Motorola, Nokia, Xiaomi, Foxconn, Wistron, Flextronics, Lava, Vivo và các công ty khác./.
Không nên mua SIM kích hoạt sẵn Theo Thanh tra Bộ TT&TT, người dân nên mua SIM trắng, sau đó đăng ký thông tin rõ ràng. Thanh tra Sở TT&TT Thừa Thiên-Huế vừa ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính MobiFone Thừa Thiên-Huế 35 triệu đồng vì bán, lưu thông trên thị trường SIM đã được kích hoạt sẵn, đăng ký không chính chủ. Vậy số phận...