2,9 điểm vẫn đỗ lớp 10: Sao lại bê học sinh lên lớp?
Nhiều lãnh đạo của các trường THPT cho rằng, điểm trúng tuyển nhiều trường thấp “tới đáy” khi chỉ lấy 2,9 điểm cho 3 môn thi là quá thấp và thấy bất ngờ. Nhiều nhà quản lý giáo dục cho rằng, chúng ta phải nhìn nhận vào sự thật để tìm cách giúp học sinh.
Thầy Đào Tuấn Đạt là giảng viên Vật lý đại cương tại Đại học Bách Khoa Hà Nội, và là hiệu trưởng trường THPT Anhxtanh (Đống Đa, Hà Nội)
Chấp nhận sự thật
Thầy Đào Tuấn Đạt là giảng viên Vật lý đại cương tại Đại học Bách Khoa Hà Nội, và là hiệu trưởng trường THPT Anhxtanh (Đống Đa, Hà Nội) cho rằng, thực tế hiện nay có một bộ phận học sinh có học lực kém.
Thầy Đạt cho rằng, không chỉ ở các tỉnh mà ngay tại Hà Nội cũng có một bộ phận học sinh không biết gì mà vẫn phải “bê” lên lớp.
Vậy nếu điểm thi quá thấp chỉ cần 0,58 điểm/ môn thì có nên chỉ xét học bạ rồi cho lên lớp không? Về vấn đề này, thầy Đào Tuấn Đạt cho rằng, nếu bây giờ không thi, không có kiểm tra thì chất lượng lại về số 0 hết. Chúng ta vẫn phải thi thậm chí phải thi nghiêm, kiểm tra nghiêm. Nhưng dù kết quả thế nào thì cả xã hội chấp nhận một sự thật để làm cái gì đó tốt cho bọn trẻ.
“Bài thi rõ ràng đề có sự phân loại từ dễ đến khó, nhưng học sinh kém thì phải thi đề dễ, nơi học sinh có trình độ khá thì thi đề khá hơn chứ làm sao đỏi hỏi công bằng giữa các vùng được. Nếu chúng ta cứ đòi công bằng giữa chỗ này và chỗ kia thì vô hình chung chúng ta triệt tiêu những học sinh dốt. Vậy bao giờ chúng có động lực để mà học được”- thầy Đạt nói.
Vị hiệu trưởng này cũng cho rằng, về mặt nguyên tắc, học sinh học xong có quyền học lên. Vấn đề ở chỗ, tùy từng điều kiện mỗi nơi để xem xét. Nếu nơi đó số thí sinh có nhu cầu học nhiều hơn chỉ tiêu thì mới cần thi, còn nếu nhu cầu đi học ít hơn cả chỉ tiêu thì có thể không cần tổ chức thi.
Vậy khi cho những học sinh mất gốc, rất kém này lên lớp thì các trường phải làm gì?
Video đang HOT
“Phải dạy lại số học sinh này từ đầu chứ còn gì được nữa. Chúng ta phải nhìn vào sự thật qua những bài sát hạch sau đó để thấy học sinh tiến bộ hàng ngày so với bản thân là tốt rồi chứ đừng đánh giá thầy cô theo thành tích của thi cử”- thầy Đạt nói.
Theo thầy Đạt, việc hạ điểm chuẩn tới mức ‘”chạm đáy” để tuyển đủ chỉ tiêu đầu vào, cho các em cơ hội đi học cấp 3 là không hợp lý. Và càng không hợp lý khi những thí sinh này chỉ vì học văn hóa mà hướng cho đi học nghề.
“Không thể cho học sinh kết quả kém như vậy đi học nghề được vì chúng vào đó không thể học được cái gì. Có thực tế, các trường nghề tư đang đi vơ vét học sinh, nhốt vào đó không dạy dỗ gì. Như vậy, sẽ đào tạo ra hàng vạn học sinh dốt không biết làm gì”- thầy Đạt nói
Cũng theo thầy Đạt, có trường nghề mà trang thiết bị, cơ sở vật chất không có, không dạy học sinh mà chỉ cấp bằng, cấp chứng chỉ. Vậy như thế, học sinh không học được gì thì càng chết.
“Theo tôi, trường nghề cần phải dạy văn hóa và cả dạy nghề cho học sinh. Chỉ dạy văn hóa không thì không thể được. Chứ học nghề cũng phải cần có tư duy, biết cộng biết trừ chứ…”- thầy Đạt nhấn mạnh.
Thầy Nguyễn Xuân Khang (Hiệu trưởng hệ thống trường Marie Curie (Hà Nội)
Cần có sự cân nhắc chu đáo để tránh “động tác thừa”
Thầy Nguyễn Xuân Khang (Hiệu trưởng hệ thống trường Marie Curie (Hà Nội) cho rằng, chúng ta cần xác định rõ chất lượng các vùng khác nhau thì tuyển sinh theo vùng, miền sẽ khác nhau.
Theo thầy Khang, Nnếu khu vực nào khảo sát chỉ tiêu tuyển sinh vào trường mà với số lượng đăng ký vào trường mà xấp xỉ, thấp chí số lượng vào trường ít hơn cả chỉ tiêu thì cần gì phải thi nữa. Học sinh đã được xét THCS thì đón các em vào học dựa theo học bạ.
“Dù học bạ có thực hay không thực dẫu sao vẫn được thừa nhận. Hạn chế, bỏ đi thi tuyển sinh ở những trường như vậy. Các địa phương này cần xem lại nếu điểm thấp khong chỉ năn nay mà vài năm trước đó đều thấp thì cần thiết gì mà tổ chức thi nữa”- thầy Khang nêu quan điểm.
Thầy Khang nhấn mạnh, vấn đề học sinh đến trường là đáp ứng nhu cầu học lên cũng như sự tồn tại của nhà trường. Nhà trường không có học sinh thì tồn tại như thế nào? Cho nên phải có sự cân nhắc chu đáo để tránh “động tác thừa”, gây lãng phí gây lên sự kì cục mà dư luận phải lên tiếng.
Mặt khác, theo thầy Khang, mỗi nơi học sinh có năng lực học hành, điều kiện học tập rất khác nhau. Không vì thế mà chúng ta đều nghĩ học sinh ở đây cũng thiết tha đi học như ở thành phố.
“Một số học sinh nhiều vùng chỉ cố đến lớp 9 thôi vì học lên không có điều kiện về kinh tế, tương lai học hành mờ mịt thì sao cứ phải cho lên lớp 10. Có những học sinh tìm cách đi học nghề, đi làm sớm, thì đó là thực tế. Sao mình không tôn trọng thực tế mà mình cứ ngồi trong máy lạnh định ra một kì thi áp đặt tất cả các trường công gây ra tình huống là điểm chuẩn kì cục như thế”- Thầy Khang nhấn mạnh.
Một số trường tư ở Hà Nội tiếp tục lùi thời gian tựu trường vì Covid-19
Dù "tích cực" đấu tranh cho trường tư thục tựu trường sớm hơn trường công, nhưng cũng chính lãnh đạo các trường này lại chủ động quyết định lùi thời gian tựu trường năm nay để bảo vệ học sinh trước dịch Covid-19.
Trường Marie Curie Hà Nội và một số trường khác tiếp tục lùi thời gian tựu trường - ẢNH TUỆ NGUYỄN
Trao đổi với phóng viên Thanh Niên, ông Nguyễn Xuân Khang, Hiệu trưởng Trường Marie Curie (Hà Nội) cho biết: "Do dịch bệnh Covid-19 còn diễn biến phức tạp, chưa thực sự an toàn cho học sinh và giáo viên nên sáng nay họp cán bộ chủ chốt của trường, chúng tôi đã quyết định lùi ngày tựu trường đến 3.9.2020".
Nội dung này cũng đã được thông báo chính thức tới cha mẹ học sinh vào chiều nay.
Trước đó, khi dịch bệnh bùng phát trở lại, Trường Marie Curie đã từng quyết định lùi thời gian tựu trường từ ngày 3.8 xuống ngày 17.8. Và lần này trường cũng tiên phong trong việc quyết định lùi thời gian tựu trường thêm một lần nữa.
Chủ động quyết định lùi thời gian tựu trường bằng với trường công có vẻ như "mâu thuẫn" với mong muốn của các trường tư khi mà bản thân ông Khang thời gian qua đã và đang cùng với lãnh đạo các trường tư lên tiếng "đấu tranh" để giữ cho được việc nhập học trước trường công 4 tuần.
Tuy nhiên, theo ông Khang đó là vấn đề lâu dài và các trường tư vẫn tiếp tục đấu tranh cho nhu cầu chính đáng này của cả học sinh, cha mẹ học sinh và nhà trường. "Còn hiện tại, khi cho học sinh tựu trường mà chưa yên tâm sẽ đảm bảo an toàn và sức khỏe của học sinh thì chúng tôi sẵn sàng tự quyết định lùi tựu trường", ông Khang cho biết.
Thông báo lùi ngày tựu trường năm học 2020-2021 của Trường Marie Curie (Hà Nội)
Tương tự, ông Nguyễn Văn Hòa, Chủ tịch Hội đồng trường Nguyễn Bỉnh Khiêm (Hà Nội) cũng cho biết đã xem xét diễn biến của dịch bệnh và sẽ quyết định lùi thời gian tựu trường của học sinh đến ngày 3.9 để đảm bảo an toàn, sức khỏe của học sinh, giáo viên.
Ông Hòa cho rằng, quyết định như vậy với các trường tư thục là rất khó khăn vì thiệt thòi cho học sinh và thất thu cho nhà trường cho giáo viên. "Tuy nhiên chúng tôi phải cố gắng khắc phục để vì cái chung", ông Hòa nói.
Ông Hòa cũng cho biết, từ tuần sau sẽ bắt đầu "khởi động" việc dạy học trực tuyến để kết nối nhà trường với học sinh sau thời gian nghỉ hè. Nếu trong tình huống xấu nhất mà đến đầu tháng 9 dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp thì hình thức dạy học trực tuyến sẽ được áp dụng thay thế dạy học trực tiếp.
Trường phổ thông liên cấp Nguyễn Siêu (Hà Nội) sáng nay cũng phát đi thông báo thời gian tựu trường là ngày 17.8 dựa trên kết quả khảo sát ý kiến của phụ huynh, học sinh. Trước đó, trường này dự kiến sẽ tựu trường vào ngày 4.8.
Trước đó, tại buổi tọa đàm ngày 29.7 về quyền tự chủ và trách nhiệm xã hội của các trường ngoài công lập, lãnh đạo hàng chục trường đã lên tiếng đề nghị Bộ GD-ĐT tôn trọng quyền tự chủ và nhiều đặc thù riêng có của các trường tư. Theo đó, cần giữ nguyên quy định về việc trường tư thục được tựu trường trước 4 tuần so với trường công lập.
Nghỉ hè, thời điểm lý tưởng để dạy kỹ năng sống cho học sinh Học sinh được nghỉ hè, nhiều phụ huynh "loay hoay" tìm cách quản lý con, nhiều chuyên gia, nhà quản lý giáo dục đưa ra lời khuyên đây là dịp để trẻ được nghỉ ngơi, học kỹ năng sống. Hè là dịp học sinh được nghỉ ngơi Hè năm 2020, theo quy định của Bộ GD&ĐT, học sinh sẽ được nghỉ từ ngày...