28 giấy khen với “danh hiệu” chưa từng xuất hiện trong trường học
Kết thúc năm học 2018-2019, cả cô và trò lớp 6B Trường THCS Hoằng Giang (Hoằng Hóa, Thanh Hóa) đã có kỷ niệm đặc biệt: toàn bộ 28 học sinh của lớp đều được cô chủ nhiệm trao giấy khen.
Cô Nguyễn Thị Hạnh Nhân là giáo viên chủ nhiệm của lớp 6B.
Những tấm giấy khen cô vừa tặng cho học sinh có nhiều danh hiệu rất mới lạ và thú vị như: Cán bộ lớp điều hành lớp hiệu quả nhất, Học sinh tích cực nhất trong lao động, Học sinh thường xuyên giúp đỡ bạn nhất, Học sinh có ý và tự giác nhất năm, Học sinh dễ tính nhất lớp, Học sinh chăm lo cho lớp tốt nhất…
Cả lớp có 28 học sinh, cô Hạnh Nhân tặng khen cả 28 em
Cô Nguyễn Thị Hạnh Nhân cho biết ý tưởng tặng giấy khen theo một cách rất riêng này xuất phát từ tình hình thực tế hiện nay, học sinh đến trường chủ yếu được đánh giá, trao thưởng ở mặt lĩnh hội kiến thức. Trong khi đó, giáo dục là phải toàn diện cả về tài và đức.
“Có một số học sinh không có năng khiếu các môn Toán, tiếng Anh, Ngữ văn, nhưng các em ấy lại có tài năng về nghệ thuật. Vậy tại sao các em không được tuyên dương như các bạn khác?” – cô bày tỏ suy nghĩ của mình.
“Qua một năm chủ nhiệm, tôi nhìn nhận được đâu là mặt nổi trội của mỗi học sinh. Trong một lớp, sẽ có những em đuối hơn về học lực, nhưng khi nhận xét tôi không thể so sánh với các bạn khác, bởi học trò không ai giống ai. Sự khen thưởng của tôi chủ yếu đánh giá về ý thức, nề nếp, còn kết quả học tập đã có nhà trường đánh giá rồi”.
Cô Hạnh Nhân cũng nhìn nhận mỗi đứa trẻ sinh ra đều là thiên tài. “Nếu chúng ta đánh giá một con cá qua khả năng leo cây thì cả cuộc đời nó sẽ tin là mình ngu ngốc. Thêm vào đó, xã hội bây giờ cần những cá nhân khác biệt, chứ không phải là hàng nghìn, hàng triệu cá nhân giống nhau, cùng được đào tạo qua một cái khuôn giáo dục”.
Video đang HOT
Học sinh lớp 6B trong tiết Toán với bài học tỉ lệ xích
Sau khi tự đăng hình ảnh của những tấm giấy khen lên mạng, Cô Hạnh Nhân nhận được nhiều phản hồi. Nhiều người tỏ ra thích thú và dành lời khen cô giáo tâm lý với học trò, giúp khích lệ tinh thần tiến bộ của các em.
Cô giáo Tào Thúy, người thầy từng giảng dạy cô Hạnh Nhân, khen ngợi: “Sáng kiến hay đấy!”. Cô giáo Đoàn Minh Tâm, giáo viên Trường Tiểu học Trường An, thích thú: “Em thích thế này lắm. Năm sau em sẽ triển khai”…
Các phụ huynh học sinh cũng rất ủng hộ cô Hạnh Nhân. Chị Thủy Huỳnh thì bình luận: “Cô giáo có tâm, thật tuyệt vời!”. Cô Nguyễn Thị Thanh Tâm cho biết: “Tôi thích như thế này hơn, đánh giá đúng thực lực của học sinh”. Chị Hồng Phượng chia sẻ: “Tôi thích cách cô tặng giấy khen cho tất cả các bạn. Đây là một sự động viên cho một năm cố gắng của các con”.
Bên cạnh đó, cũng có ý kiến cho rằng việc khen tặng tất cả học sinh trong lớp của cô Hạnh Nhân sẽ khiến các em thoả mãn với bản thân mình, như một người dùng Facebook có tên Khắc Thanh bình luận: “Cháu nào cũng được khen, cháu nào cũng huênh hoang không cần phấn đấu”…
Trước những bình luận tích cực, cô Hạnh Nhân chia sẻ: “Tôi cảm thấy vui vì mình đã góp được một chút, dù rất nhỏ thôi để thay đổi cách đánh giá học sinh để tránh bệnh thành tích. Bản thân tôi chỉ một người có thể không làm được gì, nhưng mỗi người tác động một chút đến những người xung quanh, dần dần sẽ “góp gió thành bão”, để học sinh cảm thấy hạnh phúc hơn khi đến trường”.
Còn với những ý kiến trái chiều, cô Hạnh Nhân phản bác rằng việc đánh giá của cô không dựa trên học lực mà điều muốn hướng tới là sự tự giác trong ý thức của học sinh. Việc đánh giá ấy là dựa trên cơ sở thực tế, đúng người đúng việc.
“Hơn hết, tôi muốn các em cảm nhận được những cố gắng của mình được thầy cô ghi nhận. Như vậy, chắc chắn các em sẽ phát triển theo hướng tích cực hơn”, cô Hạnh Nhân tâm sự.
Trong tiết dạy của mình, cô Hạnh Nhân thường sáng tạo nhiều phương pháp thực tế tạo sự hứng thú cho học trò
Là một giáo viên trẻ của Trường THCS Hoằng Giang, cô Hạnh Nhân luôn tìm tòi những phương pháp mới lạ, áp dụng khoa học công nghệ trong giảng dạy nhằm gây hứng thú cho học sinh khi đến lớp.
“Phương châm của tôi khi dạy học là phải làm sao để phát triển được năng lực toàn diện của học sinh, chứ không phải chỉ riêng học lực. Các em cần được trang bị kỹ năng của thế kỷ 21, để phù hợp với cuộc cách mạng 4.0 đang diễn ra hiện nay”, cô Hạnh Nhân chia sẻ.
Khánh Hòa
Theo vietnamnet
Từ câu nói của con trai 4 tuổi, người mẹ giúp... bé nào cũng có danh hiệu
Bé nào cũng có danh hiệu, giấy khen cho thế mạnh của bé, bé vẽ tranh đẹp nhất, bé hát hay nhất, bé viết chữ đẹp nhất... Đó là cách một bà mẹ giúp con và tất cả bạn của con mình thêm tự tin về bản thân.
Niềm vui và niềm tin của con trẻ, quan trọng hơn những danh hiệu, giấy khen - ẢNH MINH HỌA: BÙI THƯ
Tại sao lại tạo bầu không khí đáng thương cho trẻ?
Mỗi dịp cuối năm học, mạng xã hội lại xôn xao với những bảng điểm ai đó khoe thành tích của con, và những trăn trở về giấy khen, thứ hạng mà con đã có. Nhiều đứa trẻ tội nghiệp bị mang ra so sánh, chì chiết khi không đạt được danh hiệu như mẹ cha kỳ vọng. Có một người mẹ, luôn mong con mình, và những người bạn của con không bao giờ phải chịu những nỗi buồn vô lý như vậy. Chị nói với phóng viên Thanh Niên: "Tại sao lại tạo bầu không khí đáng thương cho những đứa trẻ, chúng đều là những thiên tài, đâu có thể bắt con cá leo cây, con khỉ lội nước. Không cần cứ phải giỏi toán, giỏi tiếng Việt hay tiếng Anh mới là giỏi. Bất cứ đứa trẻ nào cũng xứng đáng nhận tất cả những yêu thương, món quà cho sự cố gắng của con".
Người mẹ đó tên là Thiệp Ngần, trú ở quận 8, TP.HCM, hai con của chị một bé 10 tuổi, bé thứ hai 7 tuổi và đang học ở một miền quê tỉnh Bình Phước. Động lực giúp chị làm được điều này, đó là một câu nói của con trai, khi đang học mẫu giáo.
Đã nhiều năm trôi qua, chị Thiệp Ngần chưa thể quên được ánh mắt buồn vô hạn của con trai chị, khi con mới 4 tuổi. Đến tổng kết năm học các bạn được nhận quà khen thưởng, có danh hiệu, còn con trai chị, tên là Điền không được nhận.
"Con không khóc mà chỉ buồn bã nói: "Mẹ ơi Điền không ngoan nên không được nhận quà phải không mẹ?" Tôi có cảm giác đau thắt trong lòng khi nghe con nói. Người mẹ như tôi không biết nói gì hơn ngoài việc phủ nhận điều đó, tôi mua rất nhiều quà cho con. Nhưng con trai tôi bảo, "con chỉ cần quà của cô cho như các bạn thôi". Một đứa bé mới 4 tuổi đâu có thể hiểu được các tiêu chuẩn, tiêu chí khen thưởng của nhà trường. Con cứ khăng khăng là do con không ngoan nên không được thưởng. Tôi rất buồn khi nhìn khung cảnh buổi trao thưởng hôm đó, nhiều bé khóc, hụt hẫng khi nhìn các bạn lên nhận phần thưởng, còn mình thì không.
Việc làm nhỏ, hạnh phúc lớn
Năm sau, con học lớp 5 tuổi, lần này con được khen thưởng, có danh hiệu, nhưng tôi không thể nào quên nổi ánh mắt buồn bã của con và của các bạn không được nhận quà năm trước. Cuối năm học, trong buổi họp phụ huynh, tôi đề nghị cô giáo tặng quà cho cả lớp, bất cứ bạn nào cũng có quà và được khen thưởng, với những thế mạnh của mỗi con. Bé viết chữ đẹp nhất, bé làm toán giỏi nhất, bé hát hay nhất, bé tóc dài nhất, bé múa dẻo nhất... Tôi ủng hộ thêm một số tiền vào quỹ, để cô giáo mua quà. Việc làm nhỏ, hạnh phúc lớn, các bé ai cũng vui cười vì được cô giáo tặng quà".
Cho đến nay, khi con lớn đã 10 tuổi, con út đã 7 tuổi, chị Thiệp Ngần luôn vận động phụ huynh và các cô giáo ủng hộ cách khen thưởng cho tất cả học sinh như vậy. "Tôi chỉ là một người mẹ, ham học, luôn đồng hành cùng con trên mọi nẻo đường con đến", chị Ngần khiêm tốn giới thiệu về bản thân mình.
Theo chị Thiệp Ngần, chúng ta đừng nặng nề về khái niệm khen thưởng giấy khen, danh hiệu đối với trẻ mầm non và tiểu học. Các món quà cho mỗi em rất đơn giản, có thể là bức hình của lớp để trong khung, có thể là cây bút, có thể là cuốn tập..., giá trị món quà tặng không quan trọng bằng lý do các con được tặng, các con sẽ có thêm niềm tin, sự tự tin về bản thân mình.
Theo Thanh niên
Hành xử của Trưởng phòng Giáo dục quận Cầu Giấy rất đáng khen Lãnh đạo ngành giáo dục Cầu Giấy đã rất cầu thị bởi họ gửi lời xin lỗi tức thì đến phụ huynh học sinh trên địa bàn bằng những lời lẽ chân thành. Mấy ngày qua, sau sự việc Phòng Giáo dục và Đào tạo Cầu giấy (Hà Nội) vinh danh học sinh tiêu biểu của quận nhưng phía trong thùng phần thưởng...