2.700 giáo viên trước nguy cơ mất việc, Chủ tịch Hà Nội chỉ đạo khẩn
Bên lề kỳ họp thứ 8 (bất thường) của HĐND TP Hà Nội sáng nay, Chủ tịch Nguyễn Đức Chung đề nghị xem xét tuyển dụng giáo viên có kinh nghiệm giảng dạy.
Ông Nguyễn Đức Chung, Chủ tịch UBND TP Hà Nội
Liên quan đến câu chuyện nhiều giáo viên hợp đồng ở Sóc Sơn, Đông Anh, Mỹ Đức kêu cứu vì lo sợ nguy cơ mất việc nếu trượt trong kỳ thi tuyển dụng viên chức sắp tới, ông Chung cho biết: Trong các tiêu chuẩn, tiêu chí để tuyển đợt này có yêu cầu về Ngoại ngữ, Tin học. Kế hoạch tuyển dụng của thành phố là thực hiện nghiêm túc theo Nghị định 161 của Chính phủ, theo sự chỉ đạo của Bộ Nội vụ.
Theo kế hoạch của TP ban hành, Ban chỉ đạo đã được thành lập do ông Nguyễn Văn Sửu, Phó Chủ tịch thường trực UBND TP làm trưởng ban. Hiện nay, TP Hà Nội đang chỉ đạo tất cả các quận, huyện rà soát lại toàn bộ thực trạng số giáo viên đã, đang nằm trong hợp đồng sẽ phải thi tuyển trong đợt này.
“Đến chiều qua 8/4, theo kết quả báo cáo của các quận huyện và Sở Nội vụ, có một số giáo viên đã được hợp đồng từ 15 đến hơn 20 năm, tức là có trình độ, kinh nghiệm giảng dạy rất tốt. Trên cơ sở đánh giá thực tiễn này, Ban chỉ đạo của TP sẽ họp và đưa ra phương án tối ưu nhất, trên tinh thần đối với tất cả những giáo viên đã có kinh nghiệm, đã giảng dạy tốt, có thể chúng tôi sẽ đề ra phương án vừa xét tuyển vừa thi tuyển, đảm bảo ổn định cuộc sống của họ”.
Ông Chung khẳng định, đợt thi tuyển này phải đảm bảo mục tiêu giải quyết được tất cả những tồn đọng trong vòng khoảng 20 năm qua về vấn đề để giáo viên hợp đồng quá lâu. Cùng với đó, giải quyết được vấn đề tồn đọng của những năm qua khi có chính sách đưa tất cả các trường mầm non từ tư thục vào công lập (nên thiếu hụt một lượng giáo viên dạy ở các trường mầm non).
Video đang HOT
TP cũng muốn đảm bảo thi tuyển đủ số giáo viên nhằm phục vụ dạy học trong các trường công lập.
“Thông qua đợt thi tuyển lần này, mục tiêu của chúng tôi là tạo sự ổn định đối với toàn bộ hệ thống giáo viên của thành phố. Trên cơ sở đó để họ yên tâm dạy học”.
Theo ông Chung, từ đầu năm 2016 đến nay, thực hiện chủ trương của Chính phủ, TP Hà Nội đã dừng việc tuyển dụng. “Đợt này, chúng tôi sẽ rà soát để giải quyết một lần tất cả những tồn đọng trong những năm qua. Tới đây, trên cơ sở thống kê ở các quận, huyện và cụ thể là từng trường, Ban chỉ đạo sẽ có đánh giá cụ thể và thông tin minh bạch”, ông Chung nói.
Theo ông Chung, hiện nay cơ bản các trường trên địa bàn Hà Nội đều thiếu giáo viên.
“Có những trường thiếu giáo viên ở lĩnh vực/ bộ môn này nhưng lại thừa ở bộ môn khác. Do đó, TP sẽ làm công tác điều chuyển”.
Ông Chung nhấn mạnh đợt tuyển giáo viên này có sự khác biệt so với tất cả các lần trước là mở rộng diện tuyển. Giáo viên ở tất cả các tỉnh, thành phố đều có quyền tham gia dự tuyển chứ không chỉ bó hẹp người có hộ khẩu Hà Nội.
Như VietNamNet đã phản ánh, kỳ thi tuyển công chức, viên chức sắp tới, huyện Sóc Sơn có 256 giáo viên công tác từ 5-28 năm có nguy cơ mất việc.
Tuy nhiên, thống kê trên toàn TP Hà Nội, có đến hơn 2.700 trường hợp tương tự ở 20 quận, huyện.
Hiện nay, ở các quận, huyện của Hà Nội có quá đông giáo viên hợp đồng do tồn tại của lịch sử đang kiến nghị hoặc xét tuyển đặc cách cho các giáo viên có thâm niên 15 – 20 năm, hoặc vẫn thi tuyển nhưng miễn thi ngoại ngữ, đặc biệt với số giáo viên mầm non và tiểu học.
Thanh Hùng
Theo vietnamnet
79 giáo viên trúng tuyển được chọn trường công tác
Sáng 30.8, 79 giáo viên trúng tuyển kỳ thi tuyển dụng giáo viên bậc THPT 2018 tại Đà Nẵng đã chọn nhiệm sở theo điểm từ cao xuống thấp.
Các giáo viên tại Đà Nẵng có cơ hội lựa chọn nhiệm sở căn cứ vào năng lực của bản thân - ẢNH: AN DY
Kỳ thi có 519 thí sinh tham gia với các môn nghiệp vụ và chuyên môn, 79 thí sinh trúng tuyển, trong khi nhu cầu tuyển dụng là 84 giáo viên.
Ông Nguyễn Đình Vĩnh, Giám đốc Sở GD-ĐT Đà Nẵng, cho biết đây là lần đầu tiên Đà Nẵng tổ chức cho giáo viên trúng tuyển được tự chọn nhiệm sở. Các giáo viên trúng tuyển có điểm cao nhất sẽ được chọn trước cho đến người cuối cùng theo nhu cầu giáo viên từng môn, từng trường, từng hệ giáo dục đào tạo.
Đối với những thí sinh có tổng điểm bằng nhau thì căn cứ lần lượt vào các tiêu chí: Điểm bài thi chuyên môn - nghiệp vụ, anh hùng lực lượng vũ trang, anh hùng lao động, thương binh hoặc người hưởng chính sách như thương binh, con liệt sĩ, con thương binh và người hưởng chính sách như con thương binh, đội viên thanh niên xung phong, người dân tộc ít người, người hoàn thành nghĩa vụ quân sự, người dự tuyển là nữ...
Cũng theo ông Vĩnh, kỳ thi tuyển chọn giáo viên đã diễn ra nghiêm túc, khách quan. Hiện tại còn thiếu 5 giáo viên ở 4 cơ sở giáo dục, nên các giáo viên ở các điểm trường này sẽ được khuyến khích đăng ký dạy thêm giờ, hoặc sẽ tuyển giáo viên hợp đồng làm việc trong 1 năm.
Sáng mai (31.8) các giáo viên sẽ nhận quyết định và đến nhiệm sở để sẵn sàng công việc trước thềm năm học mới 2018 - 2019.
"Việc giáo viên được chọn nhiệm sở theo kết quả thi tuyển dụng sẽ đảm bảo yêu cầu khách quan, công khai, tạo thêm động lực cho người dự tuyển, xóa đi suy nghĩ tiêu cực trong công tác bố trí nhiệm sở, cũng là nỗ lực của ngành giáo dục Đà Nẵng nhiều năm qua", ông Vĩnh khẳng định.
Theo thanhnien.vn
Làm sao khắc phục tình trạng thừa thiếu giáo viên cục bộ? Thảo luận về Dự án Luật Giáo dục (sửa đổi) tại Hội nghị đại biểu Quốc hội (ĐB) hoạt động chuyên trách tuần qua, nhiều ĐB băn khoăn về tình trạng thừa - thiếu giáo viên cục bộ ở một số địa phương và đề nghị xem lại cơ chế quản lý Nhà nước trong vấn đề tuyển dụng giáo viên. Hình minh...