27 nữ tu được trao học bổng “Mầm hy vọng”
Ủy ban Giáo dục Công giáo Việt Nam vừa phối hợp với Tập đoàn giáo dục Nguyễn Hoàng trao học bổng “Mầm hy vọng” cho 27 nữ tu đến từ 12 hội dòng khác nhau.
Ngày 23/11, Ủy ban Giáo dục Công giáo Việt Nam tổ chức lễ trao học bổng “Mầm hy vọng” cho 27 nữ tu đến từ 12 hội dòng khác nhau trên khắp đất nước Việt Nam.
Chương trình có sự đồng hành, cộng tác của Tập đoàn giáo dục Nguyễn Hoàng (NHG).
Đồng hành với sứ vụ giáo dục chung của Giáo hội và của xã hội, NHG mong muốn góp phần nhỏ bé của mình nhằm tích cực cộng tác, hiệp lực đào tạo các nhà chuyên môn đầy bác ái với tinh thần “Phục vụ trong yêu thương”.
Lễ trao học bổng được tổ chức tại Trường Đại học Hoa Sen hôm 23/11 vừa qua (ảnh: NHG)
Thông qua học bổng “Mầm hy vọng”, NHG muốn chia sẻ khó khăn của các nhà dòng khi đầu tư vào đào tạo nhân sự bậc cao, tạo điều kiện để các nữ tu trau dồi chuyên môn, tiếp tục xây dựng và phục vụ xã hội.
Dấn thân và phục vụ
Học bổng “Mầm hy vọng”do Ủy ban Giáo dục Công giáo Việt Nam triển khai thường niên từ năm 2018, được trao cho các tu sĩ ở khắp cả nước.
Đức Cha Vinh Sơn Nguyễn Cao Dũng, Tổng thư ký của Ủy ban này chia sẻ: “Trước những thao thức để các tu sĩ được đào tạo, nhằm dấn thân và phục vụ nhiều hơn, NHG đã làm việc với Ủy ban để trao học bổng này hàng năm, ở tất cả 4 trường đại học thuộc hệ thống của NHG.
Tân Chủ tịch Ủy ban Giáo dục Công giáo Việt Nam trao học bổng cho 27 nữ tu (ảnh: NHG)
Từ đó, các nữ tu được cống hiến cho xã hội trong tư cách công dân, gieo những hạt giống tình yêu để nảy sinh những hoa quả tình yêu, cộng tác với giáo hội và xã hội, trong việc làm cho đất nước chúng ta tốt hơn và tươi đẹp hơn.
‘Ai ra đi nghẹn ngào, nghẹn ngào mang giống gieo. Khi mai sau được mùa gặt trong vui múa hò reo (Thánh Vịnh 125)’.
Video đang HOT
Với học bổng này, 27 nữ tu sẽ thụ hưởng chương trình giáo dục đại học tại Trường Đại học quốc tế Hồng Bàng (HIU) các ngành học: Điều dưỡng, Kỹ thuật phục hồi chức năng, Dược, Giáo dục Mầm non, Kế toán, Ngôn ngữ Anh, Kỹ thuật xây dựng, Kiến trúc, Công nghệ Điện ảnh – Truyền hình.
27 nữ tu nhận học bổng tặng hoa cảm ơn Phó Giáo sư Hồ Thanh Phong – Hiệu trưởng Trường HIU (ảnh: NHG)
Những nữ tu ưu tú được nhận học bổng năm 2019 đến từ các hội dòng: Nữ tỳ Thánh tâm Chúa Giê-su, Nữ tỳ Chúa Giê-su Linh mục, Mến Thánh Giá Thủ Đức, Mến Thánh Giá Huế, Đa Minh Bắc Ninh, Mến Thánh Giá Quy Nhơn, Dòng Đa Minh Tam Hiệp, Tỉnh Dòng Chúa Quan Phòng Cù Lao Giêng, Nữ Tử Bác Ái Vinh Sơn, Dòng Chị Em Con Đức mẹ Mân Côi Bùi Chu, Dòng nữ Đa Minh Rosa Lima, Dòng Chị Em Con Đức mẹ Mân Côi Chí Hòa.
Phát triển những nén bạc được trao ban
“Nhận học bổng Mầm hy vọng, các nữ tu cần tận dụng để xây dựng và hoàn thiện con người chúng ta về nhiều mặt, trong đó có con người trí thức, có kiến thức chính trị, xã hội, tôn giáo, có con người đạo đức hay con người luân lý, biết được việc nào tốt, xấu, thiện,ác, sự dữ và sự lành.
Bên cạnh đó, cần biết ơn những ân nhân, thân nhân đã trao cho chúng ta học bổng này, trả lễ thật sự trong lòng. Như dụ ngôn 10 nén bạc trong Kinh Thánh, chúng ta cần phát triển những nén bạc chúng ta đã nhận được bằng hết sức khả năng của chúng ta.” – Đức Cha Phê-rô Huỳnh Văn Hai, Tân Chủ tịch Ủy ban Giáo dục Công giáo Việt Nam chia sẻ.
Tại buổi lễ, đại diện cho các quý nữ tu được nhận học bổng đã có đôi lời cảm ơn, và chia sẻ về việc học sắp tới của mình.
Theo đó, học không phải để thăng tiến cá nhân, mà là để phục vụ người nghèo một cách hữu hiệu hơn, đúng với tinh thần “Phục vụ trong yêu thương”.
Chào đón 27 tân sinh viên – các tu sĩ, Phó Giáo sư Hồ Thanh Phong – Hiệu trưởng Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng (HIU) chia sẻ: “Điều khác biệt, rõ nhất giữa các tu sĩ và các học sinh vừa tốt nghiệp trung học phổ thông quốc gia, và theo học đại học là các sơ có niềm tin.
Tiến sĩ Đỗ Mạnh Cường – Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn NHG phát biểu (ảnh: NHG)
Ở đâu có niềm tin, ở đó có con đường. Chưa bao giờ tôi cảm thấy không khí an bình, yêu thương như vậy khi theo dõi các lớp học có sự hiện diện của các nữ tu. Tôi tin rằng các sơ sẽ hòa nhập vui vẻ, mang lại sự phấn chấn, mang niềm tin đến các sinh viên khác trong một sự tương hỗ, học hỏi tích cực tại HIU”.
Tiến sĩ Đỗ Mạnh Cường – Phó Tổng Giám đốc NHG cho rằng: “NHG không nghĩ mình là người trao học bổng, đem điều mình đang có cho người khác. Thay vào đó, NHG đang cộng tác, chia sẻ để lo chuyện to lớn hơn.
Trong công cuộc giáo dục này, mỗi người sẽ nhận lãnh một hoàn cảnh, và NHG cũng có những hoàn cảnh riêng. Mỗi ngày chúng con đều nhắc nhau: Lời tạ ơn tốt nhất là sự cộng tác”.
Phương Linh
Theo giaoduc.net
GS.TS James Riedel hỗ trợ Trường Đại học Hoa Sen nâng cao chất lượng học thuật
GS.TS James Riedel, Cố vấn cao cấp chương trình Star của Chính phủ Hoa Kỳ hỗ trợ Việt Nam triển khai hiệp định thương mại song phương Việt - Mỹ vừa đến thăm, làm việc với lãnh đạo Tập đoàn giáo dục Nguyễn Hoàng (NHG) và Trường Đại học Hoa Sen (HSU) nhằm nâng cao chất lượng học thuật trong lĩnh vực kinh tế quốc tế.
GS. James Riedel là chuyên gia kinh tế hàng đầu về châu Á trong hơn 40 năm qua, từng tìm hiểu, nghiên cứu và tư vấn cho Chính phủ cùng doanh nghiệp ở Ấn Độ, Indonesia, Philippines hay những nền kinh tế đã phát triển như Hongkong, Đài Loan, Singapore, Hàn Quốc...
Buổi thuyết giảng do GS.TS James Riedel tổ chức dành cho sinh viên, học viên MBA và giảng viên HSU
Phát triển giáo dục từ góc nhìn của bậc thầy kinh tế
Tại buổi làm việc với lãnh đạo Tập đoàn giáo dục Nguyễn Hoàng, GS. James bày tỏ sự ấn tượng trước tâm huyết đầu tư vào lĩnh vực giáo dục của Tập đoàn. Buổi đối thoại xoay quanh các nội dung cốt lõi về vai trò của giáo dục trong sự tiến hóa của xã hội, tương lai của giáo dục đại học Việt Nam và chìa khóa phát triển giáo dục tư thục dưới góc nhìn kinh tế - xã hội.
Theo GS. James, người thầy giỏi và trò giỏi được đánh giá là gốc rễ của giá trị giáo dục. "Sự tương tác của hai chủ thể này được duy trì và phát triển theo hướng tích cực sẽ mang đến tác động thúc đẩy phát triển chất lượng giáo dục một cách tự nhiên", GS. James nhấn mạnh.
Tiếp đó, GS tiếp tục tổ chức các hoạt động tại HSU để trao đổi, chia sẻ với đội ngũ giảng viên - sinh viên thông tin chuyên môn trong lĩnh vực kinh tế quốc tế, bao gồm: thảo luận bàn tròn "Các ý tưởng nghiên cứu trong lĩnh vực kinh tế và đa ngành"; tư vấn "Làm thế nào để xây dựng văn hóa nghiên cứu?"; đánh giá chương trình đào tạo của khoa Kinh tế quản trị; tư vấn nghiên cứu đánh giá năng lực học thuật tại HSU. Từ đó, GS. James đưa ra một số định hướng phát triển nhằm nâng cao chất lượng học thuật cho khoa Kinh tế quản trị.
Đồng thời, ông còn hỗ trợ HSU thành lập Viện Nghiên cứu Kinh tế phát triển bằng việc giới thiệu những giáo sư đầu ngành của Đại học Johns Hopkins (Hoa Kỳ) bảo trợ học thuật cho các hoạt động và đề tài nghiên cứu của Viện trong tương lai.
Giảng viên HSU, khoa Kinh tế Quản trị thảo luận cùng GS. James về "Các ý tưởng nghiên cứu trong lĩnh vực Kinh tế và Đa ngành"
Gặp gỡ tư duy thời đại
Bên cạnh đó, GS. James cho rằng: các chính sách thưởng cho nghiên cứu khoa học sẽ không thực sự động viên nhà nghiên cứu được lâu dài. Thay vào đó, một trong những điều cần thực hiện để phát triển văn hoá nghiên cứu là chính sách lương phù hợp.
Đặc biệt, GS.TS James Riedel đã có buổi thuyết giảng tại HSU với chủ đề "What's behind US and Global trade imbalances - Điều gì phía sau Mỹ và sự mất cân bằng thương mại toàn cầu", phân tích cán cân thương mại Mỹ - Trung.
GS.TS James Riedel cho biết, theo lý thuyết về lợi thế so sánh, những nước nghèo có lợi thế trong tương lai và các nước giàu có lợi thế trong hiện tại. Các nước đang phát triển có triển vọng tăng trưởng lớn hơn các nước giàu.
GS.TS James Riedel phân tích chỉ ra rằng, tích tụ ngoại tệ của Trung Quốc (2000-2014) tương quan rất chặt chẽ giữa thâm hụt ngân sách của Mỹ và dòng vốn từ Trung Quốc sang Mỹ. Ông cũng đưa ra 2 giả thuyết để chứng minh là: lý thuyết về lợi thế so sánh là sai - vốn không chảy sang nước có lãi suất sinh lợi cao và chính sách của các chính phủ quyết định dòng chảy của vốn mà không phải thị trường.
Thông qua những thảo luận, trao đổi học thuật chuyên sâu, giảng viên và sinh viên HSU nói riêng và hệ thống giáo dục NHG nói chung đã tiếp cận và tích lũy được một số kinh nghiệm hữu ích, định hướng và xây dựng chiến lược phát triển giáo dục chú trọng vào chất lượng cũng như quốc tế hóa chương trình đào tạo.
GS. James chụp hình kỉ niệm
James Riedel là giáo sư danh hiệu William L. Clayton tại Trường Advanced International Studies, Đại học Johns Hopkins, từ năm 1976. Trọng tâm nghiên cứu của ông là kinh tế phát triển, tài chính quốc tế, lý thuyết và chính sách thương mại quốc tế
Thành viên hội đồng quản trị Quỹ mua bán nợ Việt Nam (thuộc Dragon Capital Group)
Ông từng tham gia tư vấn cho chính phủ Việt Nam và là cố vấn cho Ngân hàng Thế giới, Ngân hàng Phát triển châu Á, Ngân hàng Phát triển Liên Mỹ, Ngân hàng Phát triển Trung Quốc, OECD; Tham gia hội đồng cố vấn của Uỷ ban Hoa Kỳ về Nghiên cứu kinh tế châu Á và trung tâm nghiên cứu kinh tế của Hongkong.
Ông cũng là cán bộ nghiên cứu của viện Weltwirtschaft (Kiel), giảng viên thỉnh giảng của Đại học Quốc gia Úc và Đại học Nuffield, Oxford và giáo sư Fulbright tại Việt Nam.
Cùng với các cộng sự, ông đã thực hiện các nghiên cứu về chính sách phát triển kinh tế ở Việt Nam vào những năm 1990. Những nghiên cứu này được tài trợ của Ngân hàng Thế giới. Ông cũng đã tham gia giảng dạy tại Chương trình Fulbright của Đại học Harvard tại TP.HCM vào năm 1998
Anh Tú
Theo GDTĐ
5.000 học sinh tham gia ngày hội định hướng nghề nghiệp của HSU Với chủ đề "Định hướng nghề nghiệp trong kỷ nguyên 4.0", ngày 2/11, tại Nhà thi đấu Nguyễn Du (TP.HCM) Trường Đại học Hoa Sen (HSU) tổ chức ngày hội Hướng nghiệp 2019 -2020 . Hoc sinh môt trương THPT đang nghe chuyên viên tư vân Sự kiện đã thu hút hơn 5.000 học sinh, phụ huynh và giáo viên các trường THPT...