26 tuổi vẫn chưa có kinh nguyệt
Tôi năm nay 26 tuổi nhưng chưa từng có kinh nguyệt và không có lông ở vùng kín. Xin hỏi bác sĩ như thế có phải là bệnh không? (Như Ý).
Ảnh minh họa: Sling.
Trả lời:
Chào bạn,
Vô kinh là một trong những lĩnh vực của nội tiết phụ khoa. Vấn đề này tương đối khó chẩn đoán và điều trị. Nguyên nhân vô kinh thường do nhiều cơ quan trong cơ thể, với nhiều rối loạn đôi khi nguy hiểm cho tính mạng của bệnh nhân.
Một bệnh nhân được coi là vô kinh khi thuộc một trong các trường hợp sau:
- Đến tuổi 14, không có kinh nguyệt, không có sự phát triển của các đặc điểm giới tính thứ phát (như mọc lông vùng kín…).
- Đến tuổi 16, phát triển cơ thể bình thường và có các đặc điểm giới tính thứ phát mà không có kinh nguyệt.
- Đã có kinh, nhưng sau đó không hành kinh trong 3 chu kỳ hoặc trong khoảng thời gian 6 tháng (ngoại trừ trường hợp có thai).
Video đang HOT
Như vậy, trường hợp của bạn có thể chẩn đoán là “vô kinh”. Vấn đề tìm ra nguyên nhân của hiện tượng này không đơn giản, vì hoạt động kinh nguyệt mặc dù quan sát là đơn giản, nhưng kỳ thực lại đòi hỏi rất nhiều yếu tố và sự tham gia của các cơ quan trong cơ thể cũng như sự vận hành nhịp nhàng của chúng.
Dưới đây xin liệt kê các yếu tố cần cho sự hành kinh bình thường ở phụ nữ:
- Đường sinh dục bình thường, thông suốt từ buồng tử cung, kênh cổ tử cung, cổ tử cung, âm đạo, âm hộ.
- Nội mạc tử cung phát triển bình thường qua giai đoạn tăng trưởng và giai đoạn chế tiết – do 2 loại hormone buồng trứng Estrogen và Progesterone (từ nang noãn ở buồng trứng tiết ra) kích thích.
- Nang noãn buồng trứng phát triển bình thường qua các giai đoạn tăng trưởng, phóng noãn (rụng trứng), thành lập hoàng thể. Tế bào của nang noãn, qua các giai đoạn trên, chế tiết Estradiol và Progestérone. Để sự phát triển của nang noãn bình thường, cần có các hormones của thùy trước tuyến yên: – F.S.H ( Follicle stimulating hormone) và- L.H ( Luteinizing hormone)
- Sự chế tiết F.S.H và L.H ở thùy trước tuyến yên xảy ra bình thường được là nhờ chất GnRH (Gonadotropin Releasing Hormone) chế tiết từ vùng dưới đồi, qua hệ thống mạch máu cửa, đi vào thùy trước tuyến yên.
- Tất cả hệ thống các điều kiện bên trên được điều phối bởi một cơ chế sinh học vật lý và hóa học phức tạp, tác động từ những biến đổi nồng độ các hormones trong mạch máu lên các tế bào đích ở tử cung, buồng trứng, tuyến yên, vùng dưới đồi và các trung tâm thần kinh trung ương.
Rối loạn hay sự không đồng bộ ở bất kỳ một cơ quan nào đều dẫn đến hiện tượng vô kinh. Trong đó nguyên nhân có thể đến từ sự bất thường trong chính cơ thể người bệnh (tử cung dị dạng, u nang buồng trứng…) hay do các yếu tố ngoại lai (stress, thuốc tránh thai…).
Theo tôi, bạn nên đến các cơ sở y tế chuyên khoa phụ sản để được thăm khám, cũng như tiến hành các cận lâm sàng cần thiết như siêu âm, xét nghiệm máu. Bằng với những thăm khám và xét nghiệm cần thiết, bác sĩ sẽ chẩn đoán nguyên nhân gây ra hiện tượng vô kinh và tư vấn những phương pháp điều trị thích hợp.
Thân ái.
BS Nguyễn Tấn Thủ
Theo VNE
Biển Đông: Manila quyết một "canh bạc" với Bắc Kinh
Cuộc chiến pháp lý của Philippines với Trung Quốc ở Biển Đông đang bắt đầu bước vào giai đoạn tăng tốc sau khi Manila tập hợp được một đội ngũ chuyên gia pháp lý cực kỳ xuất sắc để tiến hành vụ kiện chưa từng có trong tiền lệ. Đây là cuộc chiến tranh giành chủ quyền ở Biển Đông và Philippines muốn dựa vào tòa án quốc tế cũng như Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển để đấu tranh cho quyền lợi của họ.
Ảnh minh họa
Manila đã quyết liệt theo đuổi vụ kiện về tranh chấp Biển Đông với Trung Quốc bất chấp sự phản đối và áp lực ngày càng tăng từ phía Bắc Kinh đòi hủy bỏ vụ kiện này.
Theo giới chuyên gia nhận định, bất kỳ phán quyết nào liên quan đến cuộc tranh chấp ở Biển Đông giữa Philippines và Trung Quốc đều khó có thể thực hiện do sự phản đối của Bắc Kinh. Tuy nhiên, phán quyết đó không phải là không có giá trị. Nó có sức nặng thực sự về mặt chính trị và đạo lý. Chính vì lý do đó, Philippines được cho là đã và đang dồn toàn lực vào "canh bạc" này. Manila muốn bảo đảm vụ kiện của họ thành công "bằng bất kỳ giá nào", học giả an ninh Ian Storey thuộc Viện Nghiên cứu Đông Nam Á của Singapore, phân tích.
Nếu Philippines được xử thắng trong vụ kiện lần này thì đương nhiên họ có rất nhiều thuận lợi trong việc khẳng định chủ quyền đối với những vùng lãnh thổ, lãnh hải đang nằm trong tranh chấp với Trung Quốc ở Biển Đông bất chấp việc Bắc Kinh được tin là sẽ không chấp nhận phán quyết đó.
Tuy nhiên, "nếu đội ngũ pháp lý của Philippines trình lên tòa án những lập luận thiếu thuyết phục hơn thì điều đó sẽ đẩy họ vào tình thế khó xử và khiến họ phải quay trở lại điểm xuất phát ban đầu trong cuộc tranh chấp với Trung Quốc. Trong khi đó, Bắc Kinh sẽ được khích lệ để tiến lên một cách táo bạo hơn, quyết liệt trong việc tranh giành chủ quyền ở Biển Đông với các nước khác", ông Storey cho biết.
Cuộc chiến pháp lý của Philippines nhằm vào Trung Quốc đang gây sự chú ý rất lớn đối với cộng đồng quốc tế bởi nó có ảnh hưởng rất nhiều đến cục diện tình hình đang "căng như dây đàn" ở khu vực Biển Đông chiến lược và giàu tài nguyên. Đặc biệt, các nước có tranh chấp chủ quyền lãnh thổ, lãnh hải với Trung Quốc sẽ dõi theo từng bước trong vụ kiện của Manila.
Bước đầu Manila đang giành được lợi thế bởi bước đi đưa vụ tranh chấp ra giải quyết tại tòa án quốc tế của nước này nhận được sự ủng hộ của rất nhiều nước.
Trung Quốc đang có tranh chấp lãnh thổ, lãnh hải ở Biển Đông với một loạt nước láng giềng Đông Nam Á gồm Philippines, Việt Nam, Malaysia và Brunei. Trung Quốc đòi chủ quyền một cách thái quá và phi lý đối với gần như toàn bộ Biển Đông. Điều này đã khiến không chỉ các nước láng giềng bất bình mà cộng đồng quốc tế cũng lên tiếng phản đối mạnh mẽ.
Cuộc tranh chấp nóng bỏng nhất ở Biển Đông hiện nay là giữa Philippines và Trung Quốc. Tàu thuyền Trung Quốc đã chiếm bãi cạn Scarborough - một ngư trường đánh cá truyền thống của người Philippines, sau một cuộc va chạm giữa tàu chiến lớn nhất của Philippines với 2 tàu hải giám Trung Quốc hồi đầu năm ngoái. Các nhà phân tích cho rằng, Bắc Kinh đã thành công trong chiến lược giành quyền kiểm soát trên thực tế đối với bãi cạn tranh chấp. Hồi đầu năm nay, Philippines đã chính thức đưa vụ tranh chấp ở Biển Đông với Trung Quốc ra tòa án quốc tế để xét xử theo Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển.
Manila sốt ruột, Trung Quốc tức giận
Manila thực sự đang rất sốt ruột trước tiến độ chậm chạp của Hiệp hội Các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) trong việc tháo gỡ tình hình căng thẳng ở Biển Đông. Nước này cũng lo sợ chủ quyền của họ bị đe dọa. Với hai lý do này, giới chức Philippines cho biết, họ không còn sự lựa chọn nào khác ngoài việc nhờ đến tòa án quốc tế.
Đội ngũ pháp lý của Manila đang chuẩn bị những lý lẽ, lập luận để chứng minh rằng yêu sách chín đoạn hay còn gọi là đường lưỡi bò của Trung Quốc là phi pháp, vô giá trị theo Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển. Philippines cũng muốn làm rõ về những giới hạn lãnh thổ theo luật pháp liên quan đến các bãi đá, bãi cạn như Scarborough . Đây tất cả đều là một phần của nỗ lực của Manila nhằm khẳng định các quyền của Philippines trong khu vực đặc quyền kinh tế 200 hải lý.
Luật sư hàng đầu của Philippines - ông Paul Reichler cho biết, trong đội ngũ gồm 5 thành viên của ông có hai giáo sư luật xuất sắc của Anh là Philippe Sands và Alan Boyle cùng với ông Bernard Oxman đến từ trường luật của Đại học Miami.
Giới chuyên gia luật pháp độc lập miêu tả, nhóm luật sư trên là một lực lượng "cực kỳ đáng sợ" với những kiến thức uyên thâm và kinh nghiệm sâu rộng về Luật Biển. Nhóm này sẽ được dẫn dắt bởi Tổng biện lý Francis Jardeleza của Philippines .
Trong khi Philippines nóng lòng muốn đẩy nhanh tiến trình đưa vụ kiện ra tòa án quốc tế thì Trung Quốc liên tục từ chối tham gia, nói rằng vụ kiện đó không có "cơ sở pháp lý". Bắc Kinh được cho là sẽ bác bỏ bất kỳ phán quyết nào mà họ không đồng ý.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc - ông Hồng Lỗi từng miêu tả động thái của Manila là một sự vi phạm Tuyên bố về Cách Ứng xử của các bên ở Biển Đông mà Trung Quốc và ASEAN ký kết năm 2002.
Theo_VnMedia
Xứ sở của những nhà sư tự ướp xác sau 3000 ngày Ngôi chùa cổ ở tỉnh Yamagata, Nhật Bản là một thế giới biệt lập với xã hội siêu hiện đại bên ngoài. Đó là nơi các nhà sư "tự ướp xác". Xác ướp một nhà sư ngồi trong tư thế thiền "hoa sen". Không cần loại bỏ nội tạng Nơi đây, cách Thủ đô Tokyo, Nhật Bản 320 km về phía bắc, thời...