26 trưởng phòng và 116 cấp phó ở Hà Nội bị tinh giản trong tháng 9?
Dự kiến tháng 9, Hà Nội tiếp tục sắp xếp BQL dự án, giảm từ 70 BQL xuống còn 36 ban, qua đó tinh giảm trưởng phòng là 26 và phó trưởng phòng của các sở là 116.
Hội nghị trực tuyến sơ kết công tác cải cách hành chính giai đoạn 2011-2015 và triển khai kế hoạch cải cách hành chính 2016 – 2020 do Văn phòng Chính phủ và Bộ Nội vụ tổ chức diễn ra vào sáng nay (17/8).
Báo cáo tại hội nghị, Chủ tịch UBND TP Hà Nội – Nguyễn Đức Chung cho biết: Thực hiện theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, trong 3 nhiệm kỳ vừa qua, TP Hà Nội luôn xác định công tác cải cách hành chính là một trong 3 khâu đột phá để thực hiện các mặt công tác, xây dựng TP.
Về công tác cải cách hành chính, trong 7 tháng vừa qua, TP đã rà soát, loại bỏ 101 văn bản, trong đó có 3 nghị quyết và 98 quyết định đã hết hiệu lực.
Lãnh đạo Hà Nội báo cáo tại Hội nghị trực tuyến.
Video đang HOT
Về cải cách thủ tục hành chính, TP đã thực hiện đơn giản hoá thủ tục hành chính (TTHC) được 8 nhóm lĩnh vực: Đầu tư, đất đai, xây dựng, giao thông vận tải, du lịch, văn hoá, công nghiệp, tiêu dùng, thông tin và truyền thông.
Cắt giảm được, thời gian, thủ tục trong các lĩnh vực: Quy hoạch kiến trúc, đất đai, môi trường, khoáng sản và tài nguyên nước, cấp phép xây dựng, lĩnh vực du lịch, kinh doanh…
Theo lãnh đạo Hà Nội, việc đăng ký ký toàn bộ thủ tục kinh doanh qua mạng điện tử TP Hà Nội sẽ thực hiện từ 1/9.
Hiện nay, TP đã thực hiện 293 TTHC công, triển khai hệ thống dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 đối với các thủ tục hành chính lĩnh vực tư pháp tại 12 quận huyện nội thành và 100% cấp phường, giảm thời gian thực hiện thủ tục từ 15 ngày xuống còn từ 3 – 5 ngày…
Về vấn đề tinh giảm bộ máy, cho đến nay Hà Nội đã sắp xếp xong 22 sở, khi bộ máy các sở sắp xếp xong giảm 46 phòng (giảm 22,5%), giảm từ 401 đơn vị sự nghiệp còn 280 đơn vị sự nghiệp.
Dự kiến tháng 9 tiếp tục sắp xếp Ban quản lý dự án (BQL), giảm từ 70 BQL xuống còn 36 ban (30 BQL của 30 quận huyện thị xã, 6 BQL của TP). Khi sắp xếp như vậy giảm số lượng trưởng phòng là 26 và các phó trưởng phòng của các sở là 116.
Hà Nội đã xây dựng xong cơ sở dữ liệu dân cư với 7,5 triệu dân cư trên địa bàn toàn thành phố trên môi trường dữ liệu dùng chung. Hiện nay, Hà Nội đang triển khai ứng dụng cơ sở dữ liệu để triển khai TTHC cho sở, ban ngành và các quận huyện.
Hiện đã thực hiện được 11 TTHC hoàn toàn qua môi trường mạng như khai báo tạm trú cho người nước ngoài, tuyển sinh đầu cấp, từ 1/9 toàn bộ 1,7 triệu học sinh của Hà Nội sẽ thực hiện quản lý hoàn toàn qua học bạ điện tử, giấy phép kinh doanh của doanh nghiệp thực hiện qua mạng, xử phạt qua camera.
Tại hội nghị, Phó Thủ tướng Chính phủ – Trương Hòa Bình nhắc nhở: “Hà Nội có 2 vấn đề cẩn phải làm quyết liệt là tiếp tục xử lý tòa nhà 8B Lê Trực và đến tháng 6/2017, Hà Nội cần giải quyết xong việc cấp sổ đỏ cho người dân trong dự án mà các nhà đầu tư đang có mắc đúng lời hứa với Chính phủ”.
Nhất Nam
Theo_Người Đưa Tin
Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính trong lĩnh vực lao động - xã hội
Tại buổi bàn giao công việc, nguyên Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Phạm Thị Hải Chuyền gửi lời cảm ơn đến cán bộ, nhân viên toàn ngành và hy vọng tân Bộ trưởng Đào Ngọc Dung sẽ hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Về nhiệm vụ trước mắt, tân Bộ trưởng Lao động, Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung đề nghị tập thể lãnh đạo các đơn vị của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội tập trung rà soát, đánh giá lại tổng thể các chính sách an sinh xã hội trên mọi lĩnh vực để sửa đổi bổ sung, ban hành thay thế các chính sách mới sao cho phù hợp, không được nợ đọng văn bản. Cần tăng cường quản lý, mở rộng thị trường, nâng cao hiệu quả công tác xuất khẩu lao động, hỗ trợ phát triển thị trường lao động, tạo việc làm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao. Đồng thời, rà soát và thực hiện đầy đủ các chính sách, huy động mọi nguồn lực, chăm lo đời sống vât chât, tinh thân đối với người có công. Thực hiện tốt chính sách lao động, tiền lương, bảo hiểm xã hội, xây dựng quan hệ lao động hài hòa, cải thiện quan hệ lao động, điều kiện lao động, thực hiện tốt chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, đổi mới căn bản toàn diện vấn đề đào tạo, dạy nghề theo hướng tiếp cận thị trường. Và cuối cùng là, đẩy mạnh giảm nghèo theo hướng bền vững, nhất là vùng đặc biệt khó khăn, có chính sách đặc thù để giảm nghèo nhanh hơn, cần tiếp tục nâng cao hiệu quả trợ giúp xã hội, tăng cường bảo đảm các quyền của trẻ em...
Để triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ trên, theo Bô trương Đao Ngoc Dung, toan nganh lao động, thương binh và xã hội cân tiêp tuc đẩy mạnh cải cách hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin trong triển khai công việc, công khai hóa, minh bạch hóa từ chủ trương đến thực thi công vụ, chú trọng ba khâu là: mở rộng quan hệ công tác, tăng cường công tác tuyên truyền, tạo động lực thi đua trong cán bộ, công chưc, viên chưc trong toàn ngành.
VŨ LAN
Theo_Báo Nhân Dân
Đà Nẵng tiếp tục đứng đầu bảng xếp hạng cải cách hành chính Ngân hàng Nhà nước và thành phố Đà Nẵng được đánh giá cao nhất trong bảng xếp hạng cải cách hành chính 2015. Sáng 17/8, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Trọng Thừa đã công bố kết quả chỉ số cải cách hành chính năm 2015 của các bộ, cơ quan ngang bộ và UBND các tỉnh, thành. Theo đó, tất cả các...