2.500 học sinh chung tay tạo hình tổ quốc
Sáng 5/9, 2.500 học sinh của Trường phổ thông liên cấp Vinschool đã cùng nhau kết thành hình tổ quốc trong Lễ khai giảng. Giáo sư Ngô Bảo Châu cũng có mặt tại buổi lễ này.
Mỗi lần về Việt Nam, Giáo sư Ngô Bảo Châu đều dành nhiều thời gian dành cho các em học sinh. Giáo sư chia sẻ rằng ông rất thích được tham dự các lễ khai giảng, nhìn các em học sinh tươi tắn trong ngày tựu trường.
Tại lễ khai giảng sáng nay Giáo sư cùng nhà trường trao học bổng tinh hoa trị giá 90 triệu đồng một suất cho 6 học sinh xuất sắc trên cả 5 lĩnh vực: văn hóa, tiếng Anh, kỹ năng sống, nghệ thuật và thể thao.
Buổi lễ khai giảng còn có sự tham gia của GS Đào Trọng Thi – Ủy viên Ban chấp hành TW Đảng – Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội. Giáo sư Thi đã đọc thư gửi ngành Giáo dục, đồng thời chúc mừng học sinh nhân ngày Khai trường.
Video đang HOT
Gần 600 em học sinh lớp một rực rỡ cờ hoa đón lễ khai giảng.
Tiếng trống khai trường vang lên trên nền bài thơ mừng ngày tựu trường của nhà giáo ưu tú Hoàng Thị Minh An, cố vấn của Hội đồng giáo dục Vinschool.
Trường thu hút được hơn 2.500 học sinh các khối: tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông…
Trong lễ khai giảng, nhà trường còn công bố tác phẩm hội họa độc đáo do chính 2.500 em học sinh cùng chung tay kiến tạo với kích thước khổng lồ 150m2.
Các em học sinh thích thú ngắm bức tranh khổng lồ mang dáng hình đất nước.
Vinschool là thương hiệu giáo dục được đầu tư bài bản bởi Tập đoàn Vingroup. Trường có tổng diện tích hơn 2ha, được trang bị cơ sở vật chất với các phương tiện giáo dục hiện đại như sân bóng đá, sân bóng rổ ngoài trời; nhà thi đấu đa năng; hệ thống thư viện thông minh… Trường chủ trương triết lý giáo dục toàn diện 5 trong một: văn hóa, tiếng Anh, kỹ năng sống, nghệ thuật và thể thao. Theo VNE
Đại học hay là nơi đại gia kiếm tiền?
Vụ việc vừa xảy ra tại Trường Đại học Hoa Sen (TPHCM) tạo cú "sốc" cho sinh viên của trường, cho phụ huynh cũng như đội ngũ giảng viên tại đây. Những gì xảy ra tại Trường Đại học Hoa Sen là bất ngờ đối với dư luận, nhưng thực ra, sóng gió đã nổi lên ở trong nội bộ từ lâu.
Căng thẳng về con dấu ở ĐH Hùng Vương (TPHCM).
Trong bài phát biểu tham gia buổi Đối thoại giáo dục do GS Ngô Bảo Châu chủ trì từ 31/7 -1/8 vừa qua, TS Bùi Trân Phượng - Hiệu trưởng Trường Đại học Hoa Sen - đã nói công khai: "Con tàu mà tôi là thuyền trưởng đang tròng trành trong sóng gió dữ dội".
Sóng gió đến từ đâu mà dữ dội vậy? Câu trả lời có ngay sau đó, ngày 2.8, đại hội cổ đông bất thường được tổ chức tại Trường Đại học Hoa Sen. Đúng sai thuộc về ai sẽ được các cơ quan có thẩm quyền phân giải, nhưng những tố cáo, tranh cãi của các bên cho thấy cũng chỉ là chuyện tiền nong. Những người bỏ tiền ra đầu tư cho nhà trường đòi hỏi quyền lợi của họ. Trường kinh doanh sinh lãi thì tôi phải được chia lãi. Tinh thần giáo dục phi lợi nhuận không phải ai cũng lĩnh hội hoặc ủng hộ.
Không phải chỉ Đại học Hoa Sen, mà chuyện này đã xảy ra ở Trường Đại học tư thục Hùng Vương TPHCM và một số trường đại học ngoài công lập khác. Ban đầu khi xây dựng trường, các nhà sáng lập đều quyết tâm tất cả cho giáo dục, không lợi nhuận.
Nhưng khi góp vốn, người bỏ tiền đầu tư lại nghĩ khác, lợi ích là trên hết. Tuy không phải ai bỏ tiền cũng khăng khăng nghĩ đến tiền, nhưng người nghĩ đến tiền chiếm đa số phiếu. Cái nguy chính là chỗ này đây.
Các nhà đầu tư vì mục đích lợi nhuận chiếm cổ phiếu nhiều hơn và lẽ dĩ nhiên họ chi phối được các chính sách và quyết định của nhà trường. Pháp luật bảo vệ quyền lợi của các cổ đông và họ đã khai thác được quyền lợi đó đúng luật.
Hãy đặt ra một câu hỏi, tại sao trường đại học tư của nhiều nước vừa làm ra lợi nhuận, vừa đào tạo đạt chất lượng cao, còn Việt Nam thì không? Theo các chuyên gia giáo dục thì các trường đại học tư của Mỹ, Australia đều thu lợi nhuận rất cao, nhưng họ sử dụng nguồn tài chính đó tái đầu tư, trả lương cao cho đội ngũ giảng dạy, nghiên cứu khoa học để đóng góp cho xã hội, mang uy danh về cho trường. Các nhà đầu tư không nhằm mục đích kiếm lợi, nên họ không chằm chặp đòi chia tiền. Nhiều người bỏ tiền tài trợ hoàn toàn, vì mục đích giáo dục thật sự. Sự khác biệt là ở chỗ đó.
Một khi trường đại học ngoài công lập ở Việt Nam hoạt động vì mục đích kiếm lợi nhuận để các nhà đầu tư chia nhau thì sẽ còn có nhiều Hoa Sen, Hùng Vương xuất hiện.
Theo Lao Động
1.000 học sinh học thử tại Vinschool Hàng nghìn phụ huynh đã xếp hàng đăng ký lớp học miễn phí cho con trong ngày hội Open Day do Trường phổ thông liên cấp Vinschool tổ chức sáng 1/6. Tại đây, các phụ huynh, học sinh tư vấn và trải nghiệm hàng loạt sự kiện sôi động. Với ý tưởng "thế giới trong tay bạn", các hoạt động tại ngày hội...