250 giải thưởng quốc tế của một trường không chuyên
250 giải thưởng quốc tế với 52 huy chương vàng là kết quả vô cùng ấn tượng mà HS một trường THCS không chuyên ở Hà Nội đạt được trong 6 năm. Những tấm huy chương chỉ là kết quả dễ thấy nhất từ nỗ lực tiên phong trong việc tạo cơ hội cho HS được hội nhập với giáo dục khu vực và quốc tế của các thầy cô giáo ở ngôi trường này.
Học sinh Trường THCS Giảng Võ luôn đạt thành tích cao trong các cuộc thi quốc tế
Hành trình tìm kiếm sân chơi Toán – Khoa học quốc tế
Các thầy cô Trường THCS Giảng Võ (Ba Đình, Hà Nội) nhớ như in dấu mốc tháng 7/2014, khi hội Toán học của một số nước ở Đông Nam châu Á gửi giấy mời tham gia thi Olympiad Toán – Khoa học quốc tế (IMSO) 2014 tại Indonesia.
Trước đó, chưa trường nào của Việt Nam tham gia sân chơi này. Lần đầu ra quân, trong khi thời gian chỉ 8 tuần, nhưng nhận thấy đây là cơ hội tuyệt vời cho các học trò, thầy hiệu trưởng Đoàn Công Thạo lên quyết tâm: dù khó khăn đến mấy cũng làm!
Thế là một khối lượng công việc lớn được cả tập thể nhanh chóng cùng dồn tâm sức: Gửi công văn báo cáo xin phép Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT Hà nội, UBND Ba Đình, Phòng GD&ĐT Ba Đình; tổ chức tuyển chọn HS, lên kế hoạch bồi dưỡng; thành lập tổ công tác gồm các giáo viên giỏi, nhiều kinh nghiệm; tìm hiểu về cuộc thi vì không chỉ đề thi ra bằng tiếng Anh, HS làm bài bằng tiếng Anh mà cấu trúc đề cũng rất mới lạ so với các cuộc thi khác.
Thầy Đoàn Công Thạo nhớ lại thời gian toàn bộ tổ công tác nỗ lực cùng vào cuộc. Trong Ban Giám hiệu, cô Hoàng Kim Uyên – Phó Hiệu trưởng phụ trách nhóm Khoa học, thầy Vi Mạnh Tường – Phó Hiệu trưởng phụ trách môn Toán; các giáo viên lãnh đội và 12 HS, được tuyển chọn từ những HS xuất sắc của khối 6, 7 dốc sức cho cuộc thi.
Ban Giám hiệu cử giáo viên tiếng Anh dạy kèm, cùng thầy cô lãnh đội, thầy Phó hiệu trưởng Vi Mạnh Tường “đổ bê tông” kiến thức nền môn Toán, thầy Trịnh Hoài Dương dạy môn Toán bằng tiếng Anh cho HS; kết hợp với cha mẹ HS mời thầy cô nhiều kinh nghiệm từ trường bạn bồi dưỡng thêm. Đặc biệt, HS còn được 1 phụ huynh của trường tham gia bồi dưỡng kiến thức các môn khoa học bằng Tiếng Anh.
Thời gian, công sức không hề nhỏ bởi ngoài giáo trình trong nước, thầy cô còn tự lên mạng mày mò, tìm kiếm tư liệu các môn khoa học bằng tiếng Anh của Singapore, Malaysia, đề thi IMSO những năm trước rồi biên soạn lại để tập huấn cho HS, giáo viên tiếng Anh kết hợp với giáo viên các bộ môn khác vừa dịch vừa biên soạn nội dung dạy và đề thi.
“Tại IMSO, phần thi thực hành luôn được chú trọng và chấm điểm cao. Trong hoàn cảnh phòng thí nghiệm của trường THCS Giảng Võ chưa đủ hiện đại, thầy trò phải mượn khu thực hành của các trường quốc tế. Cứ một buổi học tại trường, buổi còn lại, đội tuyển và cô Đặng Thị Thuỳ Nga – người trực tiếp huấn luyện đội Khoa học – lại “lăn như bống” hết học lý thuyết lại thí nghiệm… Mệt nhưng ai cũng say” – cô Phó hiệu trưởng Hoàng Kim Uyên nhớ lại.
Video đang HOT
Tháng 8/2014, khi chỉ cách thời điểm diễn ra kỳ thi IMSO đúng 2 tháng – trường THCS Giảng Võ được Sở GD&ĐT Hà Nội “giao trọng trách” đại diện cho Việt Nam, cử HS “đem chuông đi đấm xứ người”.
Chúng tôi là người Việt Nam!
Trong số 11 nước tham dự IMSO 2014, Malaysia, Singapore, Thái Lan, Nam Phi, Ấn Độ… là đối thủ mạnh do nền giáo dục phát triển và khả năng sử dụng tiếng Anh. Tuy vậy, 12 HS Việt Nam vẫn rất tự tin trong các phần thi.
Trong hướng dẫn gửi các nước, môn Khoa học không bao gồm Hóa học, nhưng phần thi thực hành lại xuất hiện môn học này. Môn này HS Việt Nam cũng chưa được học ở lớp 7 – một sự khác biệt về cấu trúc chương trình giữa các nước – mà theo BTC thì chúng ta phải chấp nhận “chịu thiệt”.
Nhưng thật bất ngờ, tất cả HS tham gia đội tuyển Khoa học đều bình tĩnh, đủ bản lĩnh, biết linh hoạt áp dụng kiến thức để hoàn thành tốt bài thực hành.
Điều khiến HS Giảng Võ tham gia IMSO năm đó ấn tượng là đề thi rất thú vị và mang tính thực tiễn cao. Chẳng hạn, từ lý thuyết về độ dài của sải cánh với tốc độ máy bay, thí sinh phải tìm ra loài chim nào bay nhanh nhất… Trong môn Khoa học, thí sinh tự tay làm thí nghiệm với 9 loại nước quả để tìm loại nhiều vitamin C nhất và tính toán lượng nước quả cần uống mỗi ngày để cơ thể có đủ vitamin C.
Đề thi cũng đề cập tới vấn đề thời sự nóng hổi như dịch bệnh Ebola, ô nhiễm môi trường. Có một câu hỏi về tác nhân gây bệnh Ebola, không chỉ khó mà BTC còn “bẫy” bằng thuật ngữ tiếng Anh, nhưng 6/6 HS dự thi Khoa học của Việt Nam đều giành điểm.
Không chỉ là thi kiến thức, thầy trò trong đội tuyển khi ấy tâm niệm phải tạo dấu ấn Việt Nam thật đẹp trong lòng bạn bè quốc tế. Đó là lý do vì sao, trong đêm giao lưu văn hóa, 12 thí sinh đã chọn trình diễn điệu múa Trống cơm và được BTC đánh giá là đậm chất dân tộc nhất.
Đoàn cũng mang tới clip về dải đất hình chữ S – dù chỉ dài 1,5 phút nhưng giới thiệu được hết danh lam thắng cảnh tiêu biểu Bắc, Nam. 12 HS trong đoàn đều biết chơi ít nhất một loại nhạc cụ, biết chơi thể thao, đặc biệt bơi giỏi nên có thể giao lưu, thể hiện tài năng với HS nước bạn.
Lần đầu tiên ấy, 6/6 HS đội tuyển Toán giành 3 huy chương Bạc, 3 huy chương Đồng; 4/6 HS đội tuyển Khoa học giành huy chương đồng. Thành công đó là động lực để nhà trường tự tin đề nghị được tham gia IMSO 2015; đồng thời tiếp tục tìm kiếm thêm các kỳ thi cấp quốc tế trong ngoài nước với kế hoạch dài hơi, bài bản hơn.
Năm học 2015-2016, HS Giảng Võ tham gia IMSO 2015 và cả 12 HS đều giành huy chương (2 HCV, 6 HCB, 4 HCĐ). Tiếp đó, kỳ thi “Vô địch toán quốc tế đồng đội” tại Trung quốc, cả 8 HS đều giành huy chương với 4 HCB, 4 HCĐ. Cũng năm học này, trường cho HS tham gia các kỳ thi Toán quốc tế tổ chức trong nước dưới sự chỉ đạo của BTC quốc tế (TOT, AMC8. MYTS…) và đạt kết quả đáng tự hào là 108 huy chương.
Năm học 2016 – 2017, có thêm kinh nghiệm, các kỳ thi được mở rộng thêm, tăng mạnh về số lượng và chất lượng giải, cụ thể: Kỳ thi WMTC 2016 có 9 HS tham gia thi tại Hàn Quốc, giành được 6 HCV, 3 HCB; Kỳ thi CFM tại Thái Lan giành 2 HCB, 4 HCĐ; các kỳ thi quốc tế trong nước như ITOT, AMC8, MYTS, IMAS, IKMC, AIMO, SAMO, SMO…, toàn trường giành 111 huy chương vàng, bạc, đồng.
Năm học này, tính đến đầu tháng 12/2017, đoàn gồm 8 HS Trường THCS Giảng Võ đã tham gia kỳ thi WMTC 2017 tại Thái Lan và xuất sắc giành 100% HCV, trong đó HS Bùi Gia Bảo lớp 9A1 là thủ khoa kỳ thi khối THCS.
Thành quả không chỉ ở những tấm huy chương
Tiên phong trong tạo cơ hội cho HS hội nhập với giáo dục các nước trong khu vực, quốc tế, từ thành công của HS Giảng Võ, nhiều trường tại Hà Nội và các tổ chức giáo dục trong nước đã quan tâm, chú trọng tới sân chơi này. Tinh thần các cuộc thi lan tỏa không chỉ ở Hà Nội mà còn khắp toàn quốc.
Nhưng niềm tự hào của thầy cô Giảng võ không phải ở những tấm huy chương mà chính là sự thành công của học trò. Hầu hết HS sau khi được tham gia các kỳ thi quốc tế đều rất tiến bộ trưởng thành trong nhiều lĩnh vực. Những HS này sau khi học hết lớp 9 tại trường đều đỗ vào các trường THPT chuyên hoặc giành học bổng đi du học nước ngoài.
Việc tham dự các kỳ thi cũng góp phần không nhỏ nâng cao nhận thức, trình độ của cán bộ, giáo viên. Thầy cô được giao nhiệm vụ dẫn đội cũng trưởng thành về nhiều mặt. Đây cũng chính là một cách bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn và hội nhập quốc tế của giáo viên, HS nhà trường.
Theo Giaoducthoidai.vn
Học sinh TPHCM sẽ học theo tín chỉ?
TPHCM sẽ thí điểm dạy học theo tín chỉ ở những trường THCS, THPT có điều kiện ngay trong năm học 2019-2020 nếu đề xuất tạo cơ chế mở cho giáo dục được thông qua.
TPHCM đề xuất được tự công nhận tốt nghiệp THPT cho học sinh. Trong ảnh: Học sinh thi tốt nghiệp THPT quốc gia 2017. (Ảnh: Tấn Thạnh)
UBND TP HCM vừa có báo cáo gửi Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội về việc thi hành Luật Giáo dục, đề xuất nhiều nội dung liên quan đến việc tạo cơ chế mở cho giáo dục TP HCM. Đề xuất này đã nhận được sự đồng tình của các chuyên gia giáo dục, đội ngũ giáo viên (GV) và phụ huynh học sinh (HS). Tuy nhiên, có nhiều ý kiến băn khoăn về việc triển khai do tính liên thông giữa các trường, các cấp học ở bậc phổ thông chưa được Luật Giáo dục cho phép.
Mở thời gian, thời lượng học
Một trong những đề xuất đáng chú ý là có định hướng mở trong biên chế năm học thay vì học đủ 9 tháng/năm như hiện nay. Ngoài ra, cơ cấu giờ, tiết học cũng được linh hoạt: học 1 buổi, 2 buổi hoặc cả ngày... Hình thức giáo dục mới này gần giống loại hình đào tạo tín chỉ đang được áp dụng tại các trường ĐH.
Theo Sở Giáo dục và Đào tạo (GD- ĐT) TP HCM, ngoài đề xuất biên chế trong năm học mở, TP cũng đề xuất hình thức học được mở: HS học tại trường, nhà, trực tuyến; thời lượng giảng dạy các môn học cũng mở, ít hay nhiều tùy từng trường, từng môn học. Ngoài ra còn đề xuất được đa dạng việc kiểm tra, đánh giá: đánh giá qua kết quả học tập, các kỹ năng đạt được, kết quả nghiên cứu khoa học... TP HCM cũng đề xuất được tự công nhận tốt nghiệp THPT cho HS. Nếu đề xuất được thông qua, ngay trong năm học 2019-2020, Sở GD-ĐT TP HCM sẽ triển khai thí điểm dạy học theo tín chỉ ở những trường THCS, THPT có điều kiện trên nguyên tắc tự nguyện của phụ huynh, HS.
Nhận xét về những đề xuất trên, nhiều nhà giáo và chuyên gia giáo dục cho rằng đó là những đề xuất hoàn toàn hợp lý với một đô thị phát triển như TP HCM. Ông Nguyễn Thành Phát, Hiệu trưởng Trường THCS Nguyễn Văn Tố (quận 10), cho rằng trước đây, nhà trường từng có ý tưởng cho HS học theo tín chỉ nhưng không thể thực hiện được do vướng nhiều thứ. Dễ thấy nhất là tính liên thông hiện nay giữa các trường, các cấp học ở bậc phổ thông chưa được Luật Giáo dục cho phép. Nếu đề xuất này được thông qua, ngay trong năm học 2018-2019, trường đã có thể thực hiện được.
Nhiều nước đã thực hiện
Theo Sở GD-ĐT TP HCM, hiện ở TP có nhiều loại hình trường: Chuyên, tiên tiến theo xu thế hội nhập và phổ thông đại trà. HS ở từng loại trường sẽ có trình độ khác nhau. Thế nhưng, bất cập nhất là tất cả HS ở các trường đều phải học cùng một chương trình, cùng một thời lượng, cùng một cách kiểm tra, đánh giá... Một HS có năng lực học tập tốt, chỉ cần 6 tháng để hoàn thành chương trình cho cả năm nhưng vẫn phải học đủ 9 tháng mới được công nhận. Cũng có những trường, những HS không cần nghỉ hè 3 tháng như hiện nay mà rút ngắn lại.
PGS-TS Nguyễn Thiện Tống, nguyên giảng viên Trường ĐH Bách khoa TP HCM, cho biết những đề xuất của TP HCM rất đáng hoan nghênh và kịp thời bởi trên thế giới, nhiều quốc gia đã thực hiện. "Nếu thành hiện thực thì giáo dục TP HCM sẽ có thêm nhiều điều kiện để phát triển, góp phần quan trọng trong công cuộc đổi mới giáo dục" - PGS-TS Tống nói.
Theo phân tích của PGS-TS Tống, với việc đào tạo theo hệ thống tín chỉ ở bậc phổ thông sẽ tạo điều kiện linh hoạt trong học tập của HS. Tùy theo điều kiện, khả năng HS có thể hoàn thành các tín chỉ sớm hay muộn. Như vậy, những HS giỏi có thể học nhanh hơn, đủ điều kiện thì tốt nghiệp. "Nhân đây, tôi cũng muốn đề xuất những HS giỏi, tài năng có thể ghi danh một số tín chỉ ở bậc ĐH nếu các em muốn. Và khi lên ĐH, các trường ĐH có đào tạo ngành nghề liên quan phải chấp nhận những tín chỉ này. Việc công nhận tín chỉ cũng nên mở ra ở hệ nghề để tạo điều kiện cho nhiều đối tượng khác" - PGS-TS Nguyễn Thiện Tống đề xuất.
Ông Nguyễn Thành Phát cho biết để những đề xuất này được thực hiện tốt, ngoài điều kiện chuẩn bị kỹ thì việc trao thêm quyền tự chủ cho các trường phải được đẩy mạnh hơn nữa. Đó là việc các trường được quyền chủ động chương trình dạy, thời lượng dạy, đồng thời được giao quyền chủ động kiểm tra, đánh giá. Ông Phát cũng cho biết việc công nhận tín chỉ giữa các trường, địa phương với nhau phải được thông suốt, hiệu trưởng, GV các trường phải được nắm kỹ. Tránh tình trạng HS hoàn thành tín chỉ của môn này ở trường này nhưng sang trường khác lại không được công nhận. "Ví dụ, dù trường được Hội đồng Anh công nhận là trường học hợp tác quốc tế tích cực (Danh hiệu ISA) nhưng ngay trong quận 10, nhiều trường và GV không biết ISA là gì" - ông Phát nói.
Trong khi đó, theo hiệu trưởng một trường THCS tại quận 3, nếu HS TP HCM được học theo tín chỉ thì đồng thời cũng phải có quy định khống chế thời gian học vượt, tránh tình trạng HS học giỏi cứ lao vào học mãi. Chẳng hạn, bậc THCS lâu nay đào tạo 4 năm, nếu HS học vượt thì cũng chỉ cho phép hoàn thành trong 3 năm. "Nếu chỉ học và học, mà không có những kỹ năng sống, kỹ năng mềm cần thiết thì không đáp ứng yêu cầu phát triển toàn diện nhân cách, phẩm chất HS" - vị này nói.
Theo Dân Trí
Giải bài toán cơ sở vật chất triển khai chương trình, SGK mới Sở GD&ĐT Phú Thọ đã rà soát nhu cầu về cơ sở vật chất và thiết bị dạy học, lên phương án kinh phí cần đầu tư; đồng thời có giải pháp sử dụng hiệu quả cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện có để chuẩn bị triển khai chương trình, SGK mới. Giờ Chào cờ tại Trường tiểu học Thọ Sơn...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Ukraine và Nga thiệt hại bao nhiêu quân sau 3 năm giao tranh?
Thế giới
19:51:59 21/02/2025
Axios: Thoả thuận khoáng sản Mỹ-Ukraine đã xuất hiện thay đổi đáng kể
Uncat
19:51:57 21/02/2025
Vợ cũ sao Vbiz gây phẫn nộ vì nghi móc mỉa Hoa hậu Khánh Vân, Vũ Cát Tường và vợ "ngồi không cũng dính đạn"
Sao việt
19:47:17 21/02/2025
Cô dâu bỏ trốn cùng bạn trai ngay trong ngày cưới
Lạ vui
19:25:34 21/02/2025
Hoa hậu Thùy Tiên mở đầu cho hành trình nhân ái mới của "Vì bạn xứng đáng"
Tv show
19:24:43 21/02/2025
Bị đuổi khỏi nhà chồng chỉ vì... một miếng thịt kho tàu!
Góc tâm tình
18:12:13 21/02/2025
Mbappe bỏ xa Haaland trong cuộc chiến trở thành số 9 xuất sắc nhất thế giới
Sao thể thao
17:21:20 21/02/2025