25 năm gắn bó môn Giáo dục Công dân và bí quyết có điểm thi tốt của cô Thanh Nho

Theo dõi VGT trên

Không lười nhác lấy sẵn các đề thi trên mạng, cô Hà Thị Thanh Nho luôn tìm tòi, đưa các tình huống pháp lý vào bài giảng, đề thi thử.

25 đứng trên bục giảng, cô Hà Thị Thanh Nho – giáo viên môn Giáo dục Công dân trường Trung học phổ thông Yên Lập (huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ) được thầy Hà Thành Hưng – Hiệu trưởng nhà trường dành nhiều sự tin yên, trân trọng khi giới thiệu với phóng viên trong chuyến công tác tại trường.

Cô Thanh Nho là người giúp kết quả điểm thi môn Giáo dục Công dân của trường đứng đầu tỉnh trong năm đầu đưa môn này vào kỳ thi Trung học phổ thông quốc gia. Năm thứ hai cũng vậy.

Chia sẻ với phóng viên, cô Hà Thị Thanh Nho tâm sự, việc gắn bó với môn học này với cô như một định mệnh.

25 năm gắn bó môn Giáo dục Công dân và bí quyết có điểm thi tốt của cô Thanh Nho - Hình 1

Cô Hà Thị Thanh Nho đã có 25 năm gắn bó với bộ môn Giáo dục Công dân. Ảnh: Đỗ Thơm

“Bố tôi là một giáo viên dạy văn, ông đã truyền ngọn lửa đam mê văn học cho tôi. Năm tôi thi vào đại học Đại học Sư phạm 1 Hà Nội, tôi đăng ký khoa Văn nhưng không hiểu sao lại bị chuyển vào khoa Giáo dục Công dân.

Thực sự, tôi đã khóc và buồn cả nửa năm đầu đại học. Lúc đó, chính bố tôi và các thầy giáo ở trường đã động viên là dù học môn nào cũng phải tự tạo cho mình một niềm đam mê thì sẽ học tốt.

Nửa học kỳ đầu, bố tôi luôn gửi thư động viên con gái khi lỡ được vào khoa Giáo dục Công dân”, cô Nho kể lại.

Đến giờ, dù sau mấy chục năm, cô vẫn giữ những lá thư của bố như một động lực để tiếp tục yêu và theo dạy bộ môn này.

Khi ra trường, bố cô xin cho con về đúng ngôi trường ở vùng quê Yên Lập. Bố cô vẫn nói, dù con không được học, không được trở thành giáo viên dạy văn nhưng tất cả kiến thức văn học, lịch sử đều rất bổ ích cho môn này.

Cô tâm sự thật, có nhiều người nghĩ môn Giáo dục Công dân là môn phụ. Dưới ánh mắt của các bậc phụ huynh, học sinh, thậm chí cả một số đồng nghiệp cũng có tâm lý coi môn này là môn phụ.

Nhưng bản thân cô nghĩ, mỗi môn học có một vị trí, sứ mệnh, giá trị riêng trong nhà trường.

Vì thế, 25 năm qua, cô Nho luôn miệt mài soạn giáo án, lên lớp bằng tất cả đam mê, trách nhiệm cao nhất của một giáo viên, một người mẹ.

Ngoài các kiến thức học trường đại học, cô thường đọc sách báo, nghiên cứu tài liệu để đưa thực tiễn cuộc sống vào bài giảng một cách hợp lý nhất.

“Quan điểm của tôi là không truyền thụ kiến thức một cách đơn thuần theo lối mòn cô dạy trò chép. Tôi cố gắng kết hợp phương pháp kể chuyện, đàm thoại, nêu tấm gương người tốt việc tốt. Nêu các tình huống thực tế để các em học bài hiệu quả hơn.

Trước đây một số năm, môn Giáo dục Công dân không phải là một môn thi tốt nghiệp nhưng bản thân tôi không bao giờ nghĩ đây là môn phụ.

Bởi vì đây là một môn khoa học trong nhà trường đặc biệt đây là môn có vai trò giáo dục đạo đức cho các em”, cô Nho nhấn mạnh.

Việc dạy nó không chỉ bằng lý thuyết đơn thuần mà bằng chính cuộc sống, các câu chuyện thực tế trong đời sống hàng ngày. Và chính bản thân thầy cô phải là tấm gương.

Cô Nho luôn nói với học sinh, cô lao động, giảng dạy nghiêm túc bằng cách cô soạn bài nghiêm túc, giảng dạy nghiêm túc vì thế cũng rất mong các em học bài nghiêm túc.

25 năm gắn bó môn Giáo dục Công dân và bí quyết có điểm thi tốt của cô Thanh Nho - Hình 2

Học sinh trường Trung học phổ thông Yên Lập trong một giờ hoạt động ngoại khóa. Ảnh: Đỗ Thơm

Cụ thể, khi dạy bài, làm đề thi thử, cô Nho thường tự mình làm các câu hỏi trắc nghiệm theo cấu trúc đề thi quốc gia.

“Tôi không cóp nhặt các đề trên mạng vì như thế là chính bản thân mình làm cho mình lười nhác.

Bạn biết không năm đầu tiên môn này thi, tôi đã rất lo. Chính vì thế, bất cứ khi nào có thời gian, tôi lại cố gắng dạy, luyện đề cho các em. Cô trò cứ cặm cụi cho đến 5-6h chiều mới về”, cô Nho chia sẻ.

Kinh nghiệm để giúp học sinh làm bài tốt môn Giáo dục Công dân của cô Nho là cô hướng dẫn các em học theo các từ khóa.

Cô nhận định: “Đây là môn liên quan đến pháp luật nên nó gần gũi với đời sống.

Thứ hai, tôi thường theo dõi và đưa các tình huống trong đời sống vào bài giảng.

Thứ ba là tôi hướng dẫn các em làm đề cương. Môn Giáo dục công dân nếu để viết, làm bài tự luận các em sẽ khó được điểm cao nhưng nếu làm trắc nghiệm thì thông qua các từ khóa, các em hiểu bản chất các từ khóa các em sẽ làm tốt.

Các em có thể nhận ra câu hỏi vận dụng và vận dụng cao thông qua việc đưa các tình huống thực tế vào bài giảng”.

Cô nêu ví dụ, thời gian qua, dư luận rất bức xúc về hành vi xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm, xâm phạm đến tính mạng sức khỏe của công dân, đặc biệt là t.rẻ e.m. Đó là hành vi xâm hại t.ình d.ục t.rẻ e.m.

Thứ hai là hiện tượng Ngô Bá Khá (Khá Bảnh). Đa số mọi người trong xã hội lên án nhưng có một nhóm thanh niên lại thần tượng Khá Bảnh. Đó là sự lệch lạc về tư tưởng lối sống.

Quan trọng nhất là tôi phân loại học sinh. Những học sinh khá giỏi, giáo viên dành thời gian ít hơn, còn học sinh yếu kém thì hết giờ cuối ngày tôi lại dành 30-40 phút để phụ đạo cho các em.”Tôi vẫn nói, các em phải rất chú ý đến những câu chuyện đó. Đó là các tình huống pháp luật có thể được đưa vào đề thi.

Tôi liên tục yêu cầu tất cả các em phải làm việc bằng cách đặt nhiều câu hỏi. Trong giờ dạy của tôi, không có em nào được chơi cả đâu”, cô Nho vui vẻ tâm sự.

Đỗ Thơm

Theo giaoduc.net

Cô học trò nghèo đạt giải Nhất môn Giáo dục công dân kỳ thi HSG tỉnh Nghệ An

Học giỏi các môn tự nhiên, Kim Thoa bất ngờ giành giải Nhất môn thi Giáo dục công dân trong kỳ thi chọn học sinh giỏi tỉnh Nghệ An khối lớp 11 vừa qua khiến cả thầy trò Trường THPT Kim Liên sửng sốt.

Thoa tâm sự về hoàn cảnh, ước mơ đi học và kiếm một công việc lo lắng cho mẹ và gia đình.

Nguyễn Thị Kim Thoa năm nay 17 t.uổi, nhà ở xóm Trù II, xã Kim Liên (huyện Nam Đàn, Nghệ An) học giỏi các môn tự nhiên, khối thi mà em chọn là các môn tự nhiên. Ngôi trường đại học mà em ước ao, lung linh, lúc xa lúc gần, ở tận đất thủ đô xa tít mà Thoa chưa từng bước đến, cũng có đầu vào là các môn tự nhiên.

Cô học trò nghèo đạt giải Nhất môn Giáo dục công dân kỳ thi HSG tỉnh Nghệ An - Hình 1

Nguyễn Thị Kim Thoa xuất sắc giành giải Nhất môn Giáo dục công dân trong kỳ thi học sinh giỏi tỉnh Nghệ An.

Và trên con đường đi học của mình, đã đôi lần Thoa thoáng cái ý định thôi học, cũng chỉ bởi hoàn cảnh đôi lúc éo le vất vả của gia đình. Những viễn cảnh nặng nề khiến một c.ô b.é ở độ t.uổi trăng rằm khi thấy dáng hình mẹ vất vả gánh vác lo toan, Thoa cũng muốn ghé vai vào chia sẻ.

May mà Thoa chưa nghỉ học. Nếu không thì sẽ không có một Kim Thoa như bây giờ. Điều mà các thầy ở Trường THPT Kim Liên luôn tin là em sẽ trở thành một người có ích.

Cô học trò nghèo đạt giải Nhất môn Giáo dục công dân kỳ thi HSG tỉnh Nghệ An - Hình 2

Đề thi môn Giáo dục công dân khối lớp 11 tỉnh Nghệ An năm nay, hay và thú vị.

Một thú vị nhỏ mà chúng tôi nhận thấy, những giáo viên ở cạnh cô học trò này, trong những lúc khó khăn, lúc học tập, và cả khi thi cử đều là những người thầy luôn động viên, chia sẻ, an ủi Kim Thoa.

Người trực tiếp bồi dưỡng cho Thoa là thầy giáo Nguyễn Xuân Huế. Thầy Huế đã giảng dạy bộ môn Giáo dục công dân gần 20 năm, đã tham gia kỳ thi hơn chục năm qua, nhưng chưa có lần nào học sinh của mình giành được giải Nhất.

Cô học trò nghèo đạt giải Nhất môn Giáo dục công dân kỳ thi HSG tỉnh Nghệ An - Hình 3

Thầy Nguyễn Xuân Huế và cô học trò Nguyễn Thị Kim Thoa. Dù chỉ đọc lại đề thi đã qua, thầy trò vẫn luôn có những kiến giải mới.

Chưa có học trò giành giải cao nhất, có lẽ trong thâm tâm là điều ước vọng chưa thành đối với những người như thầy Huế. Vậy nên, những ngày này, nhắc đến học trò của mình, thầy Huế luôn có một cảm giác bất ngờ. Rồi sau đó là sự xúc động bởi kết quả mà Thoa đạt được.

Thầy Huế bất ngờ vì kết quả, vì lần đầu có cô học trò đạt giải Nhất ở môn mình dạy gần 20 năm qua chưa có một giải nào dù là nhỏ nhất. Từ trong thâm tâm thầy luôn cảm nhận một điều gì đó, sự sáng láng, mà kết quả vừa qua Thoa đạt được, là sự khẳng định về năng lực của em. Lần đầu tiên được công nhận rõ ràng chứ không chỉ thông qua sự ước lượng thường ngày nữa.

Cô học trò nghèo đạt giải Nhất môn Giáo dục công dân kỳ thi HSG tỉnh Nghệ An - Hình 4

Hai thầy trò dưới mái trường THPT Kim Liên (huyện Nam Đàn, Nghệ An).

"Thoa siêng học kinh khủng, mẹ em, bà Nguyễn Thị Hà có khi mách rằng nhiều đêm phải tự tay tắt điện, bắt em đi ngủ, không thì chẳng biết lúc nào Thoa mới rời khỏi bàn học" - thầy bộ môn Giáo dục công dân nhớ lại.

"Thời giờ các em học trò cũng thực tế, chọn các khối thi ngành nghề thực tế, nên với những bộ môn như giáo dục công dân, việc tìm được em có sự yêu thích, sự tận tâm trong việc học tập, chịu khó tìm hiểu là rất khó" - thầy Huế chia sẻ.

"Thực ra nói nhờ thầy dạy mà trò đỗ là không đúng hẳn đâu. Các anh xem lại cái đề thi vừa qua mà xem, toàn câu hỏi mở. Hỏi như vậy, người lớn như chúng ta đọc còn thấy nhiều băn khoăn không dễ trả lời. Vậy nên, tôi nghĩ, em nào có thành tích qua những đề thi này là những em có tư duy, có chính kiến và cả sự tự tin với ý kiến của mình. Học trò nó ham nó mê, nó có tư duy, nên người thầy chỉ cần gợi mở dần dần là nó đạt được" - thầy Huế cầm đề thi, trầm ngâm nói.

Thầy hiệu trưởng, trong mường tượng của lũ học trò, có lẽ bao giờ cũng là người mà học sinh trong trường thấy khó gần nhất. Cũng có thể để đứng đầu một mái trường, sự gần gũi nhiều khi dễ bị hiểu nhầm là sự dễ dãi. Sự xa cách có lẽ có một nguyên nhân như vậy.

Nhưng có lẽ đó cũng chỉ là cảm nhận chủ quan của chúng tôi, một lứa học trò mà thời gian rời mái trường còn nhiều hơn là số năm đã theo học.

Điều đó đã không đúng khi gặp thầy Dương Văn Sơn, hiệu trưởng Trường THPT Kim Liên. Thầy Sơn thuộc vào lớp lên chức hiệu trưởng cấp 3 trẻ nhất tỉnh Nghệ An khi ở t.uổi 37.

Với người hiệu trưởng mới 37 t.uổi này thì những học trò như Thoa, không chỉ vì thành tích, mà còn vì những gì em đã vượt qua để đạt được. Với thầy Sơn, Kim Thoa là một cô học trò nhỏ, nhưng đã mang lại điều đáng quý với một mái trường.

Cô học trò nghèo đạt giải Nhất môn Giáo dục công dân kỳ thi HSG tỉnh Nghệ An - Hình 5

Thầy giáo chủ nhiệm Hoàng Mạnh Thắng đến thăm gia đình Thoa. Thầy Thắng rất gần gũi với gia cảnh học sinh.

Thầy Sơn chia sẻ: "Thoa gian nan nhưng có chí, đó là điều mà người thầy nào cũng không thể chối bỏ ở học sinh của mình. Thầy cô sẽ thấy bóng hình của mình trong những lứa học sinh mình dạy. Không chỉ riêng em Thoa, mà những học sinh nào có hoàn cảnh, nhà trường cũng sẽ tìm mọi cách có thể để các em không bị đứt việc học. Đã khó rồi mà còn dở dang học hành, đời khó mà tiến lên lắm" - thầy hiệu trưởng trẻ t.uổi, nói giản dị.

"Thầy Huế có cho tôi xem đề thi năm này, nói thật với các anh, đề đúng là hay, nhưng mà khó" - thầy Sơn thật thà - "cũng thấy thật vinh dự khi trường có học sinh giành giải Nhất".

Cô học trò nghèo đạt giải Nhất môn Giáo dục công dân kỳ thi HSG tỉnh Nghệ An - Hình 6

Góc học tập giản đơn của Thoa.

"Học trò càng gia cảnh thì thầy cô càng phải biết, càng phải có sự động viên, tất nhiên là nhà những em học sinh ấy chúng tôi luôn qua lại. Học trò mình mà, thầy cô mà quan tâm thì ít em chểnh mảng việc học lắm" - thầy Hoàng Mạnh Thắng - chủ nhiệm lớp 11C1, nơi Thoa đang theo học, cần mẫn nói.

"Chỉ tiếc là em không thi môn Vật lý mình dạy, nếu không, biết đâu năm nay thầy Huế phải nhường vinh dự này lại cho mình" - hai người thầy nhìn nhau cười ở trong ngôi nhà nhỏ của gia đình Thoa.

Mẹ Thoa, bà Nguyễn Thị Hà, gầy gò và lam lũ, thấy các thầy cười, nhìn con gái tự hào, niềm vui kín đáo của người mẹ vất vả. Bà Hà nay là trụ cột của cả gia đình. Chồng bà, ông Nguyễn Văn Yên, thợ xây công nhật gặp 2 tai nạn lao động trong ít năm, giờ chỉ còn hợp với những việc nhà lặt vặt.

Cô học trò nghèo đạt giải Nhất môn Giáo dục công dân kỳ thi HSG tỉnh Nghệ An - Hình 7

Góc thành tích của Thoa, niềm tự hào của người mẹ lam lũ Nguyễn Thị Hà.

Anh trai Ngọc Anh của Thoa lúc tỉnh lúc mê, chẳng được nhanh nhạy như bạn bè, là gánh nặng không biết đến khi nào mới tự lo được thân mình. Trên còn có người mẹ chồng ốm đau cách bữa.

Nên bà Hà làm cả một mẫu ruộng, làm luôn cả phần ruộng của nhà người khác, và hàng tá việc không tên. Thoa chẳng thấy được lúc nào mẹ ngơi nghỉ. Trăm sự đều dồn vào vai mẹ, nhất là những khi trong nhà người ốm đau thuốc thang còn nhiều hơn cả người mạnh khỏe.

Nên Thoa dứt buổi học là lại tận tụy làm cùng mẹ, giúp mẹ và cũng là để giúp mình bớt đi nỗi day dứt: mẹ miệt mài, mình yên ổn ngồi học, sao đành.

Việc nhà nông đồng áng, hai mẹ con cứ lầm lũi làm. Thoa tự nhủ lòng, không được để mẹ làm hết việc, và không được học kém. Mình đã kém các bạn điều kiện, nên mình không được thua kém các bạn trong việc học nữa. Nên Thoa làm luôn tay, và có thời gian là Thoa không rời quyển sách.

Cô học trò nghèo đạt giải Nhất môn Giáo dục công dân kỳ thi HSG tỉnh Nghệ An - Hình 8

Gương mặt kiên nghị của cô học trò nhỏ.

Chúng tôi đọc lại đề thi môn Giáo dục công dân trong kỳ thi diễn ra trung tuần tháng 3 vừa qua, và có lúc đã cảm thấy... lúng túng. Người ra đề thi chắc hẳn chẳng có ý đ.ánh đố người làm, nhưng cảm giác trong lòng người đọc, rằng sự mường tượng về bộ môn dễ bị người ta coi là môn phụ này, hẳn là thấy mình đã sai.

Không lý thuyết cũng như đạo đức khô cứng, các câu hỏi rất tự nhiên được lấy từ thực tế cuộc sống hẳn khiến cho thí sinh thấy thú vị sinh động, lượng kiến thức rộng và sự suy tư không ít. Đề hay, vì gợi mở. Nhưng cũng vì thế mà trở nên khó, vậy nên để đạt được giải cao không phải là chuyện dễ dàng.

"Em chỉ học hành qua sách vở và nhờ thầy bồi dưỡng, hướng dẫn, em còn không dùng điện thoại" - Thoa cười hiền lành, nói giản dị. "Em thấy đề thi vừa qua rất cụ thể mà lại gợi mở nữa. Đọc xong đề em thấy rất hứng khởi, cứ như là mình được giao cho toàn quyền xử lý vậy.
Em làm với tâm trạng rất thoải mái. Cho dù có nhiều điều sau này đọc lại đề em nghĩ là mình có thể còn làm tốt hơn nữa", Thoa bộc bạch.

Thoa học hành chỉ thuần có sách vở và thầy dạy, em còn không dùng điện thoại, những kiến thức cuộc sống trong những câu hỏi đó, không biết em lấy đâu để mà diễn giải. Chúng tôi thầm nghĩ, dù không có nhiều điều kiện tiếp xúc, nhưng cuộc sống của em, t.uổi 17 với nhiều nghĩ suy và gán cho mình trách nhiệm, có thể là một phần vốn mà em đã đưa vào bài thi mà có khi chính em cũng không nhận thấy.

Nhìn cô học sinh nhỏ Kim Thoa, gian nan học tập, lành lẽ những năm đến trường, bất chợt nhớ lại vào thời điểm vừa qua, ồn ào đâu đó những chuyện học trò đ.ánh đ.ập, l.àm n.hục học trò, dùng tay chân để nói chuyện, học trò rành chuyện xã hội hơn chuyện bài vở, khiến cho bất giác suy nghĩ.

Điều gì đã tạo nên những sự khác biệt. Rồi chợt nghĩ, có khi, sự gian nan mà Thoa gặp không phải chỉ là vật cản, nó đã khiến cho em thành một con người trưởng thành hơn. Thoa đã lớn lên trong t.uổi trăng rằm.

Danh Thắng - Nguyễn Duy

Theo Dân trí

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Đạo diễn Lê Hoàng xuất hiện lạ lẫm trên sóng truyền hình hậu can thiệp thẩm mỹ
08:25:35 08/07/2024
Jennifer Phạm hé lộ chuyện bất ngờ của ông xã, bật mí về đôi mắt đượm buồn
10:32:53 08/07/2024
Cô gái xinh có tên độc lạ, đi thi đại học gặp chuyện 'dở khóc dở cười'
07:03:06 08/07/2024
Nam Thư lại bị đào khoảnh khắc thân mật với sao nam Vbiz
08:23:09 08/07/2024
Tiến Luật: Gương mặt một đằng giọng một nẻo!
09:15:53 08/07/2024
Lấy chồng rồi nhưng vẫn được mời đi show hẹn hò, Diệu Nhi nói 1 câu khiến Hari Won cũng tán thành!
06:48:28 08/07/2024
Mỹ nhân bị ghét nhất showbiz 42 t.uổi xuống sắc đáng tiếc, sai lầm lớn nhất sự nghiệp là yêu người đáng t.uổi bố
06:53:10 08/07/2024
Sao nữ làm tiểu tam: Kẻ mất hết, người chịu nhục 10 năm để làm dâu hào môn
06:29:42 08/07/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém t.iền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Ai Cập nỗ lực hỗ trợ khôi phục an ninh và ổn định ở Sudan

Thế giới

13:12:34 08/07/2024
Tuyên bố này được đưa ra 1 ngày sau khi các đảng chính trị của Sudan nhất trí thành lập ủy ban kiến tạo hòa bình ở quốc gia Đông Bắc Phi.

Đi làm rẫy, một phụ nữ bị nước cuốn trôi

Tin nổi bật

13:01:23 08/07/2024
UBND xã Cuôr Đăng đã hỗ trợ gia đình lo hậu sự, mai táng. Huyện ủy, UBND huyện Cư M Gar thành lập các đoàn công tác đến chia buồn, động viên gia đình và có hỗ trợ ban đầu.

17 năm tù cho gã tài xế xe công nghệ vác dao g.iết n.gười

Pháp luật

12:59:17 08/07/2024
Nằm trong phòng nhớ về việc tranh giành khách với một tài xế xe ôm công nghệ, Nghĩa vác dao đi tìm đối thủ rồi lừa đến chỗ vắng ra tay s.át h.ại.

Người phụ nữ hôn mê sau khi đặt túi ngực tại thẩm mỹ Sao Hàn hiện ra sao?

Sức khỏe

12:54:44 08/07/2024
Hội chẩn của các chuyên gia ghi nhận, bệnh nhân bị phù phổi cấp áp lực âm với tỷ lệ rất hiếm gặp, gây hội chứng cơ tim choáng.

Fan quốc tế nói gì khi T1 vô địch LOL Esports World Cup 2024?

Mọt game

12:36:23 08/07/2024
Tối ngày 07/07 vừa qua, T1 đã xuất sắc đ.ánh bại đối thủ TOP Esports với tỷ số 3-1, qua đó chính thức lên ngôi vô địch Esports World Cup mùa đầu tiên.

Những cơn bão "càn quét" màn ảnh khiến khán giả ám ảnh không quên

Phim âu mỹ

12:34:54 08/07/2024
Trong rất nhiều những thảm họa từng được đưa lên màn ảnh, bão tố, lốc xoáy vẫn luôn mang đến trải nghiệm thị giác choáng ngợp nhưng cũng tràn ngập cảm xúc.

Đảo Thiên Đường: Á hậu có tiếng sốc khi không một ai muốn hẹn hò, bị "cà khịa" chuyện trốn nấu ăn

Sao việt

11:59:09 08/07/2024
Biểu cảm của người đẹp khi biết không một ai có cảm tình với mình, dù bản thân sở hữu ngoại hình sáng choang là: sốc!

Phạm Khánh Hưng, Quốc Thiên, Đăng Khôi làm mới những bản hit của thế hệ 8x,9x

Nhạc việt

11:56:54 08/07/2024
Trở lại sân khấu âm nhạc sau nhiều năm vắng bóng, Quốc Thiên, Đăng Khôi và Phạm Khánh Hưng đều chọn thể hiện những bản hit đình đám một thời.

Thời của cyberpunk

Thời trang

11:49:32 08/07/2024
Thời trang cyber đặc biệt đề cao sự kết hợp ngẫu hứng của nhiều phong cách khác nhau cũng như đủ loại màu sắc, họa tiết, phần lớn trang phục có gam màu huỳnh quang (neon) và làm từ nhựa dẻo.

Trải nghiệm du lịch tại Triều Tiên

Du lịch

11:42:13 08/07/2024
Nổi tiếng với chế độ nghiêm ngặt và những quy định khắt khe, Triều Tiên mang đến cho du khách những trải nghiệm độc đáo và khác biệt.

Chồng có hành động gây phẫn nộ, Hằng Du Mục đăng status giữa đêm

Netizen

11:39:45 08/07/2024
Nổi tiếng là chiến thần chốt đơn là vậy nhưngHằng Du Mục(tên thật: Nguyễn Thái Hằng, sinh năm 1995) lại phải trải qua nhiều biến cố hôn nhân với người chồng ngoại quốc là Tôn Bằng (sinh năm 1981).