25 kỹ năng trẻ cần học trước khi vào mẫu giáo
Cởi giày và đeo giày, tập viết chữ cái chỉ bao gồm nét thẳng, cầm bút đúng cách là kỹ năng phụ huynh có thể dạy trẻ từ sớm.
Tác giả Ashley Thurn chia sẻ trên Helping Hands OT 25 hoạt động rèn kỹ năng để trẻ tự tin hơn khi bước vào trường mầm non, được sắp xếp theo thứ tự từ dễ đến khó. Trẻ có thể bắt đầu luyện tập trong giai đoạn 2-4 tuổi.
1. Học cách định hướng và giữ kéo một cách chính xác
Đây là bước đầu tiên trước khi học cách cắt bằng kéo. Tôi thường nhắc con bằng những câu hỏi như: “Có phải ngón tay cái của con đặt trong lỗ nhỏ không?” hay “Ngón cái của con đang đặt trên đầu kéo ư?”. Thông thường, trẻ cần được hướng dẫn liên tục khi mới bắt đầu, vì cổ tay thường bị tréo. Bạn hãy để con thử ba lần liên tiếp cho đến khi đầu kéo hướng xuống dưới.
2. Cắt sáp nặn, ống hút hoặc giấy bìa
Trẻ rất thích hoạt động này và cảm nhận rõ ràng từng mảnh bị cắt ra. Để cắt đúng ý, trẻ phải thực sự tập trung vào từng thao tác. Những chất liệu dày yêu cầu khả năng kiểm soát kéo ít hơn.
3. Cắt trên một đường thẳng
Một tay cầm kéo, một tay giữ giấy và bắt đầu cắt theo hàng lối là yêu cầu nâng cao so với trước. Mặc dù đây là mục tiêu cuối cùng của kỹ năng sử dụng kéo, bố mẹ không nên ép buộc nếu trẻ chưa sẵn sàng. Trẻ có thể tiếp tục luyện tập hoạt động 1 và 2.
4. Xác định hình dạng, màu sắc và chữ cái cơ bản
Không chỉ dạy cách nhận diện, bạn hãy hướng dẫn trẻ đọc to.
5. Tô màu
Ảnh: Motherly
Trẻ bắt đầu bằng cách tô vào những hình vẽ nhỏ như ngôi sao trên bầu trời, rồi dần chuyển sang hình vẽ lớn hơn. Lưu ý là bố mẹ nên chọn sách tập tô đơn giản, chỉ có một vật thể ở giữa, tránh hậu cảnh phức tạp gây mất tập trung cho trẻ ở độ tuổi này.
6. Vẽ nét thẳng theo chiều ngang và chiều dọc
Để trẻ hào hứng học kỹ năng này, bạn hãy vẽ trước để trẻ bắt chước theo.
7. Vẽ hình tròn, chữ thập, hình vuông
Sau khi trẻ thành thạo vẽ đường kẻ, bạn hãy chuyển sang hình tròn. Vẽ hình vòng cung trước cũng là cách hiệu quả để giúp trẻ hoàn thiện dần. Tiếp theo, yêu cầu vẽ chữ thập giúp trẻ học cách căn chỉnh để tạo đường giao nhau. Nếu trẻ hoàn thành tốt, bạn hãy thử sử dụng hình vuông.
8. Nối các dấu chấm
Đầu tiên, bạn vẽ hai dấu chấm và bảo trẻ nối hai điểm đó, rồi vẽ nhiều dấu chấm liên tiếp thành hàng hoặc vẽ bức tranh bằng dấu chấm. Việc nối các dấu chấm giúp luyện chuyển động của mắt, cải thiện kỹ năng trước khi học đọc.
Video đang HOT
9. Lần tay theo đường thẳng và đường cong
Phụ huynh không cần mua bất kỳ cuốn sách đắt tiền nào để giúp con thực hành kỹ năng này. Việc bạn cần làm là ngồi cạnh, để trẻ lần tay theo hình vẽ của bạn. Điều này sẽ cải thiện sự chú ý trực quan và kỹ năng theo dõi bằng mắt của trẻ.
10. Viết các chữ cái dễ như L, E, F, H, T và I
Nguyên tắc là luôn tập viết chữ in hoa trước chữ in thường. Hầu hết chữ cái trong bảng chữ cái (in hoa) quá khó đối với trẻ ở độ tuổi trước khi vào mẫu giáo. Đường chéo và đường cong là khó viết nhất, vì vậy bạn hãy bắt đầu bằng các chữ cái sử dụng đường thẳng.
11. Luyện viết tên của trẻ
Kỹ năng này bắt đầu từ việc nhận diện, đọc toàn bộ chữ cái trong tên, bắt đầu viết từng chữ một cho đến khi hoàn thành toàn bộ tên. Bạn hãy nhớ sử dụng chữ in hoa, không hối thúc khi trẻ chưa sẵn sàng. Thay vì dùng bút và giấy, bạn có thể sử dụng phương pháp đa giác quan, như viết tên trẻ trong hộp cát, dùng sáp nặn thành từng chữ cái…
12. Thực hành cầm bút chì, bút dạ đúng cách
Trước độ tuổi 3,5-4, việc không biết cầm bút để tạo thành “giá ba chân” (3 điểm tì) là bình thường và bạn hãy thoải mái để trẻ thao tác sai cách lúc ban đầu, chỉnh sửa dần dần với sự kiên nhẫn.
13. Vẽ trên cửa sổ, bảng hoặc giá vẽ
Góc và vị trí mà cánh tay đặt vào trên những mặt phẳng này sẽ giúp củng cố độ chắc chắn của vai, cổ tay và cẳng tay. Đây là cơ sở để điều khiển các chuyển động nhỏ của bàn tay.
14. Dùng bút màu/phấn ngắn hoặc bị gãy để học cách cầm
Những vật dụng này giúp tăng cường sức mạnh của các ngón tay tạo “giá ba chân” (ngón trỏ, ngón giữa và ngón cái). Vì có rất ít chỗ để bám vào, ba ngón tay này buộc phải xử lý mọi thứ, thay vì nhờ vào cả bàn tay.
15. Dùng kẹp phơi quần áo
Kẹp phơi quần áo cũng giúp tăng cường sức mạnh của ba ngón tay kể trên, tạo cơ ở ngón tay cái và phát triển khung bàn tay. Bạn hãy sử dụng dụng cụ này để kẹp bất cứ thứ gì, từ áo quần của trẻ cho đến các mảnh giấy.
16. Dùng kẹp trong nhà bếp
Chiếc kẹp nhà bếp thường dùng để gắp rau, gắp đá sẽ giúp trẻ tập kỹ năng gắp đồ. Bạn có thể dùng một số vật dụng quanh nhà để con luyện tập là ôtô đồ chơi, bút màu, quả bóng nhựa… Bạn chỉ cần lấy một chiếc thau, đặt chúng vào cùng một đống đồ khác và yêu cầu trẻ gắp đúng mục tiêu. Cơ của bàn tay và cánh tay sẽ phát triển dựa trên hoạt động này.
17. Chơi sáp nặn
Sáp nặn giúp phát triển hoạt động của vòm tay, đặc biệt là khi bạn nặn hình con rắn hay quả bóng nhỏ. Trẻ cũng trở nên sáng tạo hơn khi nghịch sáp, chẳng hạn nặn hình bánh kem và cắm que tăm vào thay cho nến, nặn từng chữ cái trong tên mình…
18. Trò chơi đổi lượt
Nếu trẻ có anh chị em, bạn có thể bày trò chơi để chúng đổi lượt với nhau. Nếu không, bạn hãy cùng chơi với trẻ hoặc chuẩn bị một số ứng dụng trò chơi điện tử có luật chơi luân phiên.
19. Dọn dẹp và cất đồ
Khi trẻ chơi xong ôtô nhựa hoặc búp bê, bạn hãy tập cho trẻ thói quen dọn dẹp trước khi chọn món đồ chơi mới.
20. Hoàn thành trọn vẹn một nhiệm vụ
Trẻ nhỏ nên học cách ngồi tập trung ít nhất 5 phút để hoàn thành một nhiệm vụ thuộc sở thích của chúng như tô xong màu một bức tranh đơn giản, xây một tòa nhà bằng các khối Lego…
21. Học cách yêu cầu giúp đỡ
Nếu không học cách yêu cầu giúp đỡ ở nhà, trẻ sẽ không thể nhờ giáo viên giúp mở hộp sữa hay chai nước khi ở lớp.
22. Giao tiếp bằng mắt
Bạn hãy dạy trẻ cách giao tiếp bằng mắt khi đang nói chuyện hoặc chào ai đó nhằm thể hiện sự tôn trọng.
23. Tập cởi giày và đeo giày, cởi quần và mặc quần
Trẻ có thể phải cởi giày khi vào lớp và đi giày khi ra về, do đó kỹ năng này rất quan trọng. Trong khi đó, việc kéo quần lên, tụt quần xuống là bước cần thiết để sử dụng bô.
24. Sử dụng thìa và nĩa
Ở lớp, trẻ cần chủ động trong nhiều việc hơn khi ở nhà với bố mẹ.
25. Rửa tay
Bạn hãy chia thành các bước đơn giản và yêu cầu trẻ lặp lại.
Bước 1: Lấy xà phòng.
Bước 2: Xoa hai tay vào nhau.
Bước 3: Rửa tay.
Bước 4: Tắt vòi.
Bước 5: Lau khô tay.
Thùy Linh
Theo VNE
"Đón sóng" cách mạng 4.0 với ngành Công nghệ thông tin
Để thích ứng với cuộc cách mạng 4.0, nhiều quốc gia xác định ngành Công nghệ thông tin là "mũi nhọn" phát triển, ra sức tập trung xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao thông qua nhiều chính sách hỗ trợ. Ngành này vì thế sở hữu "xa lộ" nghề nghiệp rộng lớn, cuốn hút đông đảo bạn trẻ theo đuổi và khẳng định bản thân.
Ngành học dẫn đầu về phạm vi ảnh hưởng
Được mệnh danh là "ngành của mọi ngành", công nghệ thông tin có mặt ở hầu khắp các ngành nghề, lĩnh vực của đời sống xã hội. Từ ứng dụng trên các thiết bị thông minh như smartphone, máy tính,... đến các phần mềm quản lý đều có sự hiện diện chuyên môn của lĩnh vực này.
Tại Việt Nam, số lượng công ty về công nghệ thông tin đang ngày càng nở rộ. Theo pcmag.com - trang Tạp chí kỹ thuật của Mỹ đưa ra nhận định, cách đây 15 năm khó có thể tìm được một công ty công nghệ thông tin tại Việt Nam, nhưng hiện nay đã có hơn 14.000 doanh nghiệp công nghệ thông tin sản xuất, phát triển phần cứng, phần mềm và kỹ thuật số.
Cơ hội nghề nghiệp luôn rộng mở với sinh viên Công nghệ thông tin
Chưa kể đến các dự án công nghệ từ doanh nghiệp nước ngoài hoặc có vốn đầu tư nước ngoài cũng không ngừng phát triển, mở ra cánh cửa nghề nghiệp hấp dẫn các bạn trẻ lựa chọn ngành học triển vọng này.
"Cơn sốt" nhân lực vẫn chưa giảm nhiệt
Những thông tin về lĩnh vực này gần đây cho thấy ngành Công nghệ thông tin đang có nhu cầu cao, có trình độ và chắc chắn rằng yếu tố kỹ năng và thái độ làm việc cũng đóng vai trò hỗ trợ nghề nghiệp quan trọng.
Được biết, theo hướng quy hoạch nhân lực quốc gia đến năm 2020 do Bộ Thông tin - Truyền thông thống kê, Việt Nam cần đến 1 triệu lao động trong lĩnh vực này. Nhu cầu nhân lực ngành này mỗi năm lại tăng thêm 13%. Những tín hiệu lạc quan trên chính là động lực để các bạn trẻ theo đuổi tương lai nghề nghiệp, đồng thời tìm kiếm cho mình cơ hội đột phá trong lĩnh vực công nghệ.
Sinh viên Công nghệ thông tin UEF được doanh nghiệp tài trợ học bổng 40% học phí
Thích ứng với xu thế, công nghệ thông tin có đa dạng lĩnh vực hoạt động như công nghệ phần mềm, phần cứng, mạng máy tính..và ngày càng mở rộng với sự ra đời và phát triển mạnh mẽ của công nghệ di động, điện toán đám mây, thương mại điện tử, game, mạng xã hội,... Theo đó, sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể đảm nhiệm những mảng công việc chuyên môn từ các vị trí chuyên viên kỹ thuật, sản xuất, lập trình hay trở thành những nhà kinh tế chuyên kinh doanh, phát triển các dự án, sản phẩm hay những chuyên gia sáng chế các ứng dụng trên thiết bị, chương trình công nghệ.
Ngành học được đầu tư về chính sách hỗ trợ
Định hướng đào tạo nhân lực chất lượng cao đáp ứng nhu cầu xã hội và thời đại, Đại học Kinh tế - Tài chính TP.HCM (UEF) đã đưa vào đào tạo ngành Công nghệ thông tin với các chuyên ngành công nghệ phần mềm, an toàn thông tin, hệ thống thông tin quản lý, mạng máy tính và truyền thông theo mô hình chuẩn quốc tế với mục tiêu đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp.
Năm 2019, sinh viên theo học ngành này được trải nghiệm môi trường học tập hiện đại, chương trình đào tạo song ngữ cùng các suất học bổng không giới hạn từ doanh nghiệp và đảm bảo nắm bắt cơ hội nghề nghiệp khi ra trường.
Vốn tiếng Anh vững chắc giúp sinh viên tiếp cận nền công nghệ toàn cầu
Ngoài các kiến thức chuyên môn, chương trình giảng dạy còn chú trọng phát triển kỹ năng quản lý dự án, kỹ năng nghiên cứu, trình bày ý tưởng, kỹ năng giao tiếp và thuyết phục cho sinh viên. Đặc biệt, chương trình tiếng Anh được xây dựng chuẩn mực và linh động sẽ tạo nên cầu nối hữu hiệu, giúp sinh viên tiếp cận với những kiến thức chuyên ngành tiên tiến trên thế giới, nhanh chóng thích ứng với sự biến chuyển không ngừng của dòng chảy công nghệ, đặc biệt là các công nghệ của cuộc cách mạng 4.0.
Kỳ tuyển sinh 2019, UEF xét tuyển ngành Công nghệ thông tin với các tổ hợp môn A00 (Toán - Lý - Hóa), A01 (Toán - Lý - Anh), D01 (Toán - Văn - Anh) và C01 (Toán - Văn - Lý), theo 2 phương thức: Xét tuyển kết quả thi THPT Quốc gia, Xét tuyển học bạ lớp 12 theo điểm tổ hợp 3 môn từ 18 điểm.
Theo Dân trí
Thêm điểm giáo dục phát triển năng lực tư duy qua kích thích "tò mò" cho trẻ tại TPHCM Trong triết lý giáo dục hiện đại, kích thích khả năng tò mò chính là phương pháp khơi thông trí tuệ hiệu quả nhất, đặc biệt là ở trẻ nhỏ. Hiện nay không có nhiều cơ sở giáo dục như vậy tại Việt Nam. Với công nghệ thông tin ngày càng phát triển và những kiến thức về nuôi dạy trẻ cũng dễ...