2.400 giáo viên dự chuỗi hội thảo dạy học trực tuyến của VUS

Theo dõi VGT trên

Sau 5 kỳ tổ chức, chuỗi hội thảo “Tối ưu hóa trải nghiệm dạy học trực tuyến” thu hút 2.400 giáo viên của hệ thống Anh văn hội Việt Mỹ (VUS) đã khép lại với tọa đàm đặc biệt “Giáo viên và những vai trò mới thời hậu dịch”.

“Đánh trúng” mối quan tâm của giáo viên trong dạy online

Buổi tọa đàm có sự góp mặt của 3 diễn giả tại các điểm cầu khác nhau trên thế giới: Allen Davenport – Giám đốc Học tập và Phát triển Chuyên nghiệp khu vực Đông Nam Á tại Nhà xuất bản Đại học Cambridge, Derek Spafford – nhà đào tạo giáo viên khu vực và cố vấn học tập cho Macmillan Education Asia, Steven Happel – Quản lý chuyên môn cấp cao của VUS với hơn 17 năm kinh nghiệm.

Buổi hội thảo là minh chứng rõ nét cho hành trình tối ưu trải nghiệm dạy học và hợp tác trực tuyến, xoá nhoà khoảng cách về địa lý trong thời bình thường mới. Trước đó, hình thức tọa đàm kết hợp này đã được VUS áp dụng thành công trong chuỗi hội thảo TESOL vào tháng 8/2021 và gây ấn tượng mạnh mẽ với người theo dõi.

Chia sẻ tại tọa đàm, thầy Steven Happel cho biết: “Để đảm bảo hiệu quả dạy học trực tuyến, giáo viên thời nay thường được cho là phải am hiểu công nghệ và áp dụng nhiều công cụ trong giảng dạy. Tuy nhiên, giáo viên không cần phải là một chuyên gia công nghệ nhưng cần khéo léo gia giảm, điều chỉnh mức độ áp dụng công nghệ trong mỗi mô hình lớp học và đối tượng học viên.

Đặc biệt, các thầy cô cần phải đảm bảo yếu tố nhanh gọn, tiện lợi, có tác động rõ ràng và thao tác không quá phức tạp đối với học viên. Để làm được điều đó, mỗi giáo viên cần phải thành thục các công cụ, thường xuyên cập nhật và trao đổi kinh nghiệm lẫn nhau. Đây cũng chính là bí quyết thành công của tập thể giáo viên và quản lý chuyên môn tại VUS trong suốt thời gian qua”.

2.400 giáo viên dự chuỗi hội thảo dạy học trực tuyến của VUS - Hình 1

Các diễn giả góp mặt trong tọa đàm từ nhiều địa điểm trên thế giới

Theo đại diện VUS, trải qua 5 buổi hội thảo với sự góp mặt của 8 diễn giả dày dạn kinh nghiệm, từ nhiều lĩnh vực khác nhau, chuỗi hội thảo trực tuyến đã thu hút gần 2.400 giáo viên đăng ký tham dự với những phản hồi tích cực. Trong đó, giáo viên Anh ngữ khối công lập chiếm khoảng 84%, còn lại là sinh viên khối sư phạm và các nhân sự hoạt động trong ngành giáo dục.

Điều này cho thấy, chuỗi hội thảo đã “đánh trúng” vào những mối quan tâm, lo lắng và trở ngại hiện hữu của các giáo viên trong việc dạy online.

“Tôi đã được chia sẻ nhiều về cách dạy ngữ pháp online. Bên cạnh đó, tôi còn biết thêm nhiều công cụ công nghệ hữu hiệu để áp dụng vào việc dạy học trực tuyến. Tôi sẽ cập nhật chính những kinh nghiệm và kiến thức từ chuỗi hội thảo này với các em học sinh của tôi trước bối cảnh giáo dục mới”, một giáo viên đến từ Trường THPT Lê Quý Đôn TP.HCM tham dự chuỗi hội thảo chia sẻ.

Xuyên suốt 5 buổi hội thảo, các thông tin bổ ích đã được các diễn giả gửi đến với các giáo viên hiện giảng dạy Anh ngữ tại khối công lập qua những chủ đề được xây dựng có tính thực tiễn cao, nắm bắt kịp thời các xu hướng trong việc giảng dạy trực tuyến.

Các chủ đề của chuỗi hội thảo được đánh giá là cụ thể và thiết thực, phù hợp với những vấn đề mà các giáo viên thường gặp phải như cách tổ chức lớp học online sao cho thú vị, cách tăng tương tác từ học viên ở những lớp học sĩ số cao hay cách để có buổi dạy ngữ pháp tiếng Anh tạo được sự thích thú cho học sinh.

2.400 giáo viên dự chuỗi hội thảo dạy học trực tuyến của VUS - Hình 2

Diễn giả Lê Bảo Trân chia sẻ cách tăng cường độ biểu đạt cảm xúc và tương tác với học viên xuyên suốt quá trình học

Tìm kiếm giải pháp cho sức khỏe tinh thần giáo viên

Không chỉ quan tâm những vấn đề cụ thể về chuyên môn giảng dạy, VUS còn dành hẳn một chủ đề để bàn luận và tìm kiếm giải pháp cho sức khỏe tâm lý và tinh thần của các giáo viên khi dạy học online.

Video đang HOT

Theo thống kê của State of U.S. Teacher Survey của Mỹ trong năm 2021, hơn 75% giáo viên cho biết dạy học là nghề áp lực cao và nhiều người có định bỏ việc. Một cuộc khảo sát nhanh dành cho giáo viên tham gia hội thảo vừa qua đã chỉ ra có đến 46% thầy cô gặp áp lực tương đối và 30% cho rằng họ đang rất áp lực.

2.400 giáo viên dự chuỗi hội thảo dạy học trực tuyến của VUS - Hình 3

Diễn giả Emma Cronwright tham gia chia sẻ cùng các giáo viên, sinh viên trong Buổi hội thảo về sức khỏe tinh thần.

Bởi lẽ, khác với cách dạy trực tiếp, dạy học trực tuyến đặt ra nhiều thách thức mới hơn đối với giáo viên, việc tối ưu hóa trải nghiệm dạy và học trực tuyến là trọng tâm ưu tiên của các trường, để duy trì tiến độ dạy và tạo ra môi trường học tập lý thú cho các học sinh.

Chuỗi hội thảo “Tối ưu hóa trải nghiệm dạy học trực tuyến” là một trong những hoạt động nhằm thúc đẩy lộ trình số hóa trong giảng dạy và nâng cao chất lượng giảng dạy tiếng Anh cho giáo viên trên cả nước. Qua đó, VUS mong muốn tạo ra giá trị sẻ chia với cộng đồng giáo viên Anh ngữ từ chính những nỗ lực và kinh nghiệm của VUS khi ứng dụng công nghệ vào giảng dạy, thích nghi với thời cuộc khi việc giảng dạy online trở phổ biến và cần thiết hơn bao giờ hết.

Chuỗi hội thảo đã khép lại nhưng VUS sẽ tiếp tục đồng hành cùng các giáo viên Anh ngữ cùng bước vào một hành trình giảng dạy mới với nhiều cơ hội và thách thức trong việc thực hành xu hướng EdTech vẫn còn mới ở Việt Nam. Đại diện VUS cho biết, Ban Giám đốc và bộ phận chuyên môn đang lên kế hoạch để tổ chức nhiều hoạt động tương tự cho ngành giáo dục và cộng đồng trong năm 2022.

Giáo viên gặp bất ổn tâm lý sau 2 năm dạy online: Khóc rất nhiều, tái phát bệnh, từng suy nghĩ đến nghỉ hưu sớm nhưng...

Học trò có những áp lực tâm lý của riêng mình thì chính thầy cô cũng có những vấn đề cần thấu hiểu trong suốt quãng thời gian dài dạy online.

Học online 2 năm qua - quãng thời gian đủ dài để hiểu hơn về một cách thức học. Tuy nhiên, một số giáo viên cũng phải trải qua những bất ổn tâm lý khó nói khi phải dạy trực tuyến trong thời gian kéo dài.

Đứng đầu một lớp học, làm sao để các thầy cô giữ được sự vui vẻ để dạy các em học sinh? Đó là điều không phải ai cũng dễ dàng trả lời được...

Giáo viên lớn tuổi: Đã từng khóc rất nhiều, tái phát bệnh vì dạy online quá phức tạp!

Việc thay đổi phương thức dạy học sang các phần mềm trực tuyến sẽ làm một trở ngại lớn đối với giáo viên lớn tuổi. Trước nay, hầu hết các thầy cô vẫn quen với phấn trắng, bảng đen và chỉ sử dụng công nghệ khi cần soạn thảo văn bản hay bài giảng bằng PowerPoint. Cô Bùi Thị H. (50 tuổi), một giáo viên lớp 1 tại một trường tiểu học thuộc huyện Quốc Oai, Hà Nội cũng gặp khó khi lần đầu phải học thêm cách sử dụng mail, mở lớp Zoom,... hay gửi hình ảnh cho học trò.

Cô kể về khoảng thời gian đầu vừa mới tiếp xúc với cách dạy online: "Mỗi bước học tôi đều phải ghi ra để nhớ. Ban đầu, các con có chỉ nhưng chỉ được một thời gian vì đứa nào cũng bận. Mỗi lần khó khăn phải đi nhờ hết người này đến người kia rất stress. Bài giảng thì phải đổi từ trực tiếp sang trực tuyến, tạo nhiều trò chơi online hơn cho các con. Nhiều đêm tôi stress khi không biết cách sử dụng thế nào. Tôi từng suy nghĩ đến việc nghỉ hưu sớm nếu việc học trực tuyến cứ kéo dài mãi thế này."

Giáo viên gặp bất ổn tâm lý sau 2 năm dạy online: Khóc rất nhiều, tái phát bệnh, từng suy nghĩ đến nghỉ hưu sớm nhưng... - Hình 1

Ảnh minh hoạ

Dạy trực tuyến với các giáo viên khác đã muôn vàn thách thức thì với giáo viên phụ trách lớp 1 lại thêm phần vất vả. Bởi học trò lớp 1 mới từ môi trường mẫu giáo lên, vốn đã quen với việc được vui chơi nên bắt đầu lên tiểu học, các em vẫn chưa ý thức được hành động của bản thân.

Cô H. cho biết, đầu năm học, cô cùng các giáo viên trong tổ phải nhiều lần họp riêng vì không chốt được cách dạy nào phù hợp cho các con. Cô tâm sự: "Việc học của trẻ lớp 1 rất cần cha mẹ làm cùng để rèn chữ cho con, tránh để bé nghịch ngợm ổ điện hay trở nên lơ là trong tiết học. Nhưng đâu phải gia đình nào cũng có điều kiện như thế? Vậy nên tôi phải nhắc nhở các con liên tục trong các tiết, đồng thời mỗi ngày đều gọi điện riêng đến từng gia đình nhắc nhở chuyện nề nếp cũng như dạy con!"

Ngoài những rào cản trên, áp lực của người thầy khi đứng lớp online là luôn nhận được sự quan sát của phụ huynh. Các tiết học dường như trở thành những tiết "dự giờ" bất đắc dĩ trước cả trăm con mắt theo dõi. Điều này khiến cô H. mỗi lần dạy học là mỗi lần lo lắng : "Nhỡ không may nói sai 1 từ thôi là sẽ bị đánh giá thế nào".

Sau 2 năm học dạy online, cô H. bộc bạch thật lòng : "Tôi đã khóc rất nhiều khi học trực tuyến. Tôi tin vào kiến thức dạy học của mình, nhưng các công cụ online quá phức tạp đối với cô giáo tuổi gần 50 như tôi. Nó cũng làm chạm vào lòng tự trọng rằng bản thân khó thay đổi quá, khó tiếp thu mọi thứ quá. Có thời gian tôi hay suy nghĩ nên cũng bị tái phát lại bệnh đau nửa đầu. Tôi nhiều lần nghĩ bụng rằng nếu cứ tiếp tục dạy trực tuyến này mãi sẽ phải xin nghỉ hưu sớm thôi!"

Giáo viên gặp bất ổn tâm lý sau 2 năm dạy online: Khóc rất nhiều, tái phát bệnh, từng suy nghĩ đến nghỉ hưu sớm nhưng... - Hình 2

Cô Vũ Thị T., giáo viên một trường cấp 3 tại Lâm Đồng cũng có chung những cảm giác như cô H. Với cấp lớn hơn, học trò đã có nề nếp nhất định và kỹ năng sử dụng máy tính thuần thục, song cô T. chỉ mới làm quen với thiết bị điện tử trong thời gian gần đây. Do vậy, đôi khi chính những hạn chế về thao tác công nghệ khiến học trò dễ "qua mặt" giáo viên.

Cô chia sẻ: "Mình từng đau đầu vì chỉ từ những thao tác nhỏ như bật, tắt camera, chuyển slide bài,... Học trò cứ vì những phút cuống cuồng điều chỉnh bài giảng của mình là lại có cơ hội để nhao nhao, làm việc riêng dẫn đến cháy bài giảng. Một số em nói dối mình như không thấy slide bài, không nhận được bài tập, cô gửi bài sai,... hoặc còn cười cợt khả năng dùng máy tính của mình nữa!"

Cô T. cho rằng, những lần như vậy khiến cô tổn thương ít nhiều, cộng thêm những dồn nén, áp lực khác trong quá trình dạy đã làm cô từng chán nản.

Dạy online cũng không dễ dàng với giáo viên trẻ: Cảm thấy bất lực khi học trò "qua mặt"

Với các thầy cô thuộc thế hệ 8X, 9X, việc tiếp xúc với công nghệ có thể dễ dàng hơn song họ cũng gặp những cái khó của riêng mình. Những vấn đề mà các thầy cô đã đối mặt nhiều lần trong 2 năm qua đó là việc liên tục nghe các câu nói của học trò như: "Mạng của con bị lag, mic con bị hỏng, camera bị hỏng..." Có thể yếu tố về đường truyền hay thiết bị sẽ ảnh hưởng đến quá trình học tập nhưng nhiều học trò lại lợi dụng các lý do này để né tránh việc trả bài, phát biểu,... và làm việc riêng mà giáo viên không thể kiểm soát.

Thầy Nguyễn Đức Chính, một thầy giáo trẻ đang công tác tại trường THCS Phan Chu Trinh, Hà Nội tâm sự: " Trong lớp mình cũng có nhiều trường hợp như thế rồi, có bạn khi đã vào lớp được 15 phút nh ư ng vẫn dùng bữa sáng, mình đã nhắc nhở nhưng bạn vẫn né tránh bằng cách tắt cam, tắt mic; có bạn chơi game bằng một thiết bị di động khác; cũng có những trường hợp vào lớp điểm danh xong rồi tắt mic tắt cam đi ngủ. Đương nhiên là mình không hài lòng về việc này. "

Còn thấy Trần Nguyễn Minh Huân, đang là giáo viên cấp 2 tại một trường THCS Phan Liêm, Bến Tre kể về một lần trò dùng các "mánh" trốn việc trả lời nhưng bị mình phát hiện: "Có một bạn nói bị hư microphone, mình nhắn tin mình hỏi bạn đang sử dụng gì thì bạn nói đang sử dụng điện thoại, mình mới hướng dẫn bạn chia sẻ màn hình và sau đó mình sẽ giúp bạn kiểm tra, cài đặt.

Lúc đó mình thấy ký hiệu microphone đang bật, bạn nhắn lại: "Em đang nói nè, thầy có nghe không', mình mới hỏi 'Có chắc là em đang nói không'. Lúc đó, ba bạn đi ngang qua hỏi sao thầy gọi hoài mà con không lên tiếng. Lúc đó bạn mới tắt màn hình chia sẻ và gửi lời xin lỗi vì đã nói dối mình!"

Giáo viên gặp bất ổn tâm lý sau 2 năm dạy online: Khóc rất nhiều, tái phát bệnh, từng suy nghĩ đến nghỉ hưu sớm nhưng... - Hình 3

Ảnh minh hoạ

Thầy Huân cũng không ngại thừa nhận việc dạy online khiến tâm lý của thầy bị ảnh hưởng nhiều, dễ nổi nóng hơn trước đây. Thầy cho biết cảm thấy vô cùng ức chế khi mình gọi nhưng học sinh không trả trả lời dù bạn nào cũng được yêu cầu bật camera và mic. "Đôi lúc mình giận đến mức mình có lớn tiếng với các bạn, có lúc mình phải cho các bạn nghỉ giữa giờ, nghỉ giải lao 5-10 phút gì đó đi để mình để mà mình tiết chế cảm xúc", thầy Huân chia sẻ.

Những tác động ngoại cảnh cũng là một trong những yếu tố làm giảm đi chất lượng của tiết học mà điều này các giáo viên cũng xem là một trong những điều ảnh hưởng đến tâm lý dạy học của mình. Thầy Huân cho biết, ở trường mình sẽ không phải lo tới vấn đề gà gáy, chó sủa hoặc có khách đến bất chợt,... Còn ở nhà, liên tục nhận những âm thanh gây ồn, những sự vật, hiện tượng ngăn cản quá trình khiến thầy giáo trẻ không ít lần bực mình.

Còn về phía thầy Nguyễn Đức Chính, ngoài việc gặp những trở ngại tâm lý trong khi dạy online, thầy cũng dành nỗi lo cho áp lực tinh thần mà học trò của mình phải chịu trong suốt thời gian qua. Thầy cho rằng: "V iệc học online làm cho các con mất hết nhiệt huyết trong việc học. M ình đã gặp những học sinh có lời nói rất tiêu cực trong giờ học khi mà bạn ấy vô tình bật ra thôi. T ừ câu nói của bạn đấy mình mới thấy là học sinh phải chịu áp lực rất nhiều ngay từ những việc nhỏ nhất. Các bạn ấy còn quá nhỏ và non nớt nên khả năng quản lý cảm xúc chưa tốt, rất khó với các bạn !".

Giáo viên gặp bất ổn tâm lý sau 2 năm dạy online: Khóc rất nhiều, tái phát bệnh, từng suy nghĩ đến nghỉ hưu sớm nhưng... - Hình 4

Nhưng trên hết: Dạy online là một khóa học quản lý cảm xúc mà mỗi giáo viên cần trải qua

Dù vẫn còn nhiều hạn chế cần phải cải thiện song không thể phủ nhận học online chính là phương pháp phù hợp nhất ở thời điểm dịch bệnh vẫn còn nhiều diễn biến căng thẳng. Và nếu bỏ qua những bỡ ngỡ ban đầu thì cách dạy và học này cũng đem đến nhiều điều tích cực cho giáo viên.

Thầy Chính cho rằng nhờ việc học online này mà các giáo viên giờ đã áp dụng Công nghệ thông tin nhiều hơn vào việc dạy học, thầy bắt đầu làm quen được nhiều nền tảng giáo dục trực tuyến khác nhau mà mình ít biết tới vì trước nay, hầu hết phần mềm giáo viên quen thuộc thường chỉ là Word hay Power Point.

Thầy giáo trẻ nêu quan điểm : "M ình thấy thời gian dịch Covid-19 này cho chúng ta đi chậm lại một chút để nhìn thấy những vấn đề như là còn tồn đọng hay mình có thể cải thiện trong tương lai.

Nên mình nghĩ sau dịch Covid-19 và quay trở về học truyền thống thì việc học cũng không giống như trước đây được vì nó đã có sự hỗ trợ của Công nghệ thông tin . T hầy cô giáo sau khi thấy được lợi ích của việc dạy online chắc chắn sẽ không bỏ qua nó đơn cử như việc giao bài tập về nhà. !"

Giáo viên gặp bất ổn tâm lý sau 2 năm dạy online: Khóc rất nhiều, tái phát bệnh, từng suy nghĩ đến nghỉ hưu sớm nhưng... - Hình 5

Sau 2 năm dạy online, ngoài những lần khiến mình cảm thấy bức bối vì một số vấn đề không đáng có, thầy Chính cho biết điều vực dậy tinh thần của mình là khi vẫn luôn có những học sinh yêu quý mình và rất chủ động đóng góp cho bài. Thầy cũng tự tìm tòi, khắc phục tình trạng chán nản của học trò bằng cách sử dụng nhiều nền tảng khác nhau nhằm tạo thêm các hoạt động để học sinh thêm hứng thú.

Thầy chia sẻ: "Mình sử dụng các nền tảng như Quizizz, Kahoot, hay mình sẽ giao cho các bạn ấy công việc làm nhóm và sẽ đăng tải lên những cái nền tảng như Padlet để thể hiện được trí tưởng tượng của mình. Khi mình biến một lớp học tập trở nên như vậy thì vô tình các bạn h ọc sinh cũng hứng thú hơn. Đấy là một ví dụ, nếu các bạn ít tương tác trong lớp thì mình sẽ sử dụng cá c nền tảng học online !"

Với thầy Minh Huân, một trong những động lực khiến thầy quên được những vất vả, khó khăn của việc dạy online đến từ tinh thần học tập của học trò. Thầy tâm sự : "Có học sinh mở camera lên, mình thấy phía sau kỳ kỳ giống như trên thuyền hay tàu, mình mới hỏi bạn đang ở đâu thì bạn nói đang trên xà lan của gia đình, mình mới thấy nể phục các bạn này, mình rất cám ơn các bạn vì dù hoàn cảnh có thế nào, dù ở đâu thì các bạn vẫn bám trường, bám lớp!"

Thầy kể thêm : "Sau này có một số bạn học lại đeo khẩu trang, mình mới trao đổi riêng thì mới biết các bạn là F0 hay F1, có bạn đang điều trị trong khu cách ly nhưng các bạn vẫn học, vẫn làm bài, vẫn kiểm tra. Các bạn chính là động lực lớn để mình tiếp tục công việc giảng dạy trong thời gian tới!"

Giáo viên gặp bất ổn tâm lý sau 2 năm dạy online: Khóc rất nhiều, tái phát bệnh, từng suy nghĩ đến nghỉ hưu sớm nhưng... - Hình 6

Ảnh minh hoạ

Riêng cô Vũ Thị T., một giáo viên đã có gần 30 năm đứng trên bục giảng cho rằng dù gặp những thách thức từ phương pháp dạy học mới song 2 năm vừa qua đã cho cô thêm nhiều bài học. Cô hiểu rằng bất cứ thứ gì cũng đều có sự vận động và phát triển, giáo dục cũng vậy . "Một người giáo viên trước khi truyền đạt kiến thức cho học trò thì cũng phải tự thu nạp cho mình những điều mới, tự học hỏi và đổi mới bản thân!", cô nói.

Cô cũng cho rằng, thời gian cùng học trò dạy học online cũng là một khóa học quản lý cảm xúc mà giáo viên cần phải trải qua. Ảnh hưởng tâm lý là điều không thể tránh khỏi khi thầy và trò cùng kết nối với nhau qua phương thức trực tuyến, nhưng mỗi người hãy tự tìm ra giải pháp để cùng bước qua giai đoạn này thì tin chắc việc học online sẽ đạt hiệu quả tốt hơn là điều mà cô T. gửi gắm.

Chúng tôi sẽ tiếp tục chia sẻ thêm những câu chuyện về tâm lý học đường trong các bài viết sau.

Theo một thống kê của Bệnh viện Tâm thần Trung ương vào tháng 6, trong số những người có biểu hiện tâm lý bất bình thường đến khám, tư vấn thì có đến 30% là học sinh, sinh viên.

Thứ trưởng Bộ GD - ĐT Ngô Thị Minh cũng nhận định tư vấn tâm lý học đường là vấn đề quan trọng để giảm thiểu những tác động tiêu cực có thể xảy ra, góp phần xây dựng môi trường trường học an toàn thân thiện, nhất là ở giai đoạn học trực tuyến.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Tại sao người Nhật vẫn nhất quyết ngủ trên sàn vào mùa đông lạnh giá?Tại sao người Nhật vẫn nhất quyết ngủ trên sàn vào mùa đông lạnh giá?
06:53:48 02/02/2025
Nguyên nhân khiến nhiều thanh niên Trung Quốc bỏ qua Tết Nguyên đánNguyên nhân khiến nhiều thanh niên Trung Quốc bỏ qua Tết Nguyên đán
05:01:22 02/02/2025
Nga cảnh báo Tổng thống Trump khơi lại "Chiến tranh giữa các vì sao"Nga cảnh báo Tổng thống Trump khơi lại "Chiến tranh giữa các vì sao"
07:09:03 02/02/2025
Công nghệ mới khiến tủ lạnh rẻ và thân thiện môi trường hơnCông nghệ mới khiến tủ lạnh rẻ và thân thiện môi trường hơn
04:28:50 02/02/2025
Ô tô 7 chỗ rơi xuống kênh ở TPHCM, 1 người tử vongÔ tô 7 chỗ rơi xuống kênh ở TPHCM, 1 người tử vong
06:55:36 02/02/2025
6 loài hoa và cây chiêu tài hút lộc, năm 2025 bạn nhất định nên trồng trong nhà để vừa đẹp vừa dễ gặp may6 loài hoa và cây chiêu tài hút lộc, năm 2025 bạn nhất định nên trồng trong nhà để vừa đẹp vừa dễ gặp may
06:00:17 02/02/2025
8 ngày nghỉ Tết, có 481 người phải cấp cứu do pháo nổ8 ngày nghỉ Tết, có 481 người phải cấp cứu do pháo nổ
03:00:38 02/02/2025
Tài xế vi phạm nồng độ cồn gấp 5 lần mức 'kịch khung' trên cao tốcTài xế vi phạm nồng độ cồn gấp 5 lần mức 'kịch khung' trên cao tốc
07:00:24 02/02/2025

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Primark ra mắt thời trang dành cho người khuyết tật

Primark ra mắt thời trang dành cho người khuyết tật

Thời trang

08:23:07 02/02/2025
Chuỗi cửa hàng thời trang giá rẻ Primark hôm 29/1 đã ra mắt một dòng sản phẩm quần áo được thiết kế đặc biệt dành cho người khuyết tật.
'Kỳ quan thị giác' nghìn năm tuổi ở Ấn Độ

'Kỳ quan thị giác' nghìn năm tuổi ở Ấn Độ

Du lịch

08:22:16 02/02/2025
Giếng bậc thang hơn 1.000 năm tuổi Chand Baori ở Ấn Độ được xem là kỳ quan thị giác bởi thiết kế kỳ ảo và hùng vĩ. Chand Baori, một giếng bậc thang tuyệt đẹp nằm ở làng Abhaneri, Rajasthan
Chú chó cảnh sát mất 'thưởng cuối năm' vì ngủ gật trong giờ làm

Chú chó cảnh sát mất 'thưởng cuối năm' vì ngủ gật trong giờ làm

Netizen

08:03:26 02/02/2025
Khi mới 2 tháng tuổi, trong một lần được chủ dắt đi công viên, tiềm năng của chú chó đã được huấn luyện viên chó nghiệp vụ Zhao Qingshuai phát hiện. Người chủ quyết định trao tặng Fuzai cho đơn vị huấn luyện chó nghiệp vụ.
'Bộ tứ báo thủ' và nỗi thất vọng về thương hiệu Trấn Thành

'Bộ tứ báo thủ' và nỗi thất vọng về thương hiệu Trấn Thành

Hậu trường phim

08:01:04 02/02/2025
Bộ tứ báo thủ của Trấn Thành là một nỗi thất vọng lớn khi mang đến một kịch bản yếu, diễn xuất kém thuyết phục, tràn ngập những tình tiết gượng ép...
Sao Việt 2/2: Đặng Thu Thảo khoe nhà sang trọng, Hồng Đào trẻ đẹp bên 2 con gái

Sao Việt 2/2: Đặng Thu Thảo khoe nhà sang trọng, Hồng Đào trẻ đẹp bên 2 con gái

Sao việt

07:52:52 02/02/2025
Hoa hậu Đặng Thu Thảo hiếm hoi khoe không gian sống sang trọng dịp đầu năm, Hồng Đào được khen ngày càng trẻ trung ở tuổi 63.
BXH các nghệ sĩ hot nhất Vpop hiện tại gây sốc: SOOBIN mất hút, HIEUTHUHAI chịu thua trước 1 người!

BXH các nghệ sĩ hot nhất Vpop hiện tại gây sốc: SOOBIN mất hút, HIEUTHUHAI chịu thua trước 1 người!

Nhạc việt

07:45:26 02/02/2025
Viberate, trang web chuyên phân tích và đánh giá dữ liệu các nền tảng nghe nhạc trực tuyến, đã công bố BXH nghệ sĩ Vpop hot nhất.
Jennie công khai kể chuyện đâm đầu yêu trai hư, V (BTS) bị réo gọi vì loạt chi tiết trùng khớp

Jennie công khai kể chuyện đâm đầu yêu trai hư, V (BTS) bị réo gọi vì loạt chi tiết trùng khớp

Sao châu á

07:37:24 02/02/2025
Jennie chia sẻ rằng cô đồng cảm với bài hát Love Hangover: Tôi biết mình sẽ bị tổn thương, tôi biết mình sẽ gặp khó khăn nhưng tôi vẫn lại yêu say đắm
Clip viral khắp cõi mạng: "Công chúa út" Harper Seven né nụ hôn của bố David Beckham

Clip viral khắp cõi mạng: "Công chúa út" Harper Seven né nụ hôn của bố David Beckham

Sao âu mỹ

07:33:43 02/02/2025
Khoảnh khắc bố con David Beckham và Harper Seven không thể hôn nhau như trước đây đã nhanh chóng gây bão mạng xã hội.
Sơn Tùng M-TP, Đỗ Mỹ Linh, Trấn Thành diện áo dài đón Tết Ất Tỵ

Sơn Tùng M-TP, Đỗ Mỹ Linh, Trấn Thành diện áo dài đón Tết Ất Tỵ

Phong cách sao

07:27:16 02/02/2025
Sơn Tùng M-TP, Đỗ Mỹ Linh, Trấn Thành, Tăng Thành Hà, Tiểu Vy, Lý Hải - Minh Hà, Hồ Ngọc Hà, Phương Oanh diện áo dài, chụp ảnh cùng gia đình nhân dịp Tết Ất Tỵ.
Nét đẹp lễ chùa đầu Xuân tại Hong Kong (Trung Quốc)

Nét đẹp lễ chùa đầu Xuân tại Hong Kong (Trung Quốc)

Thế giới

07:18:36 02/02/2025
Từ những ngày cuối năm đến hết tháng Chạp là khoảng thời gian đền chùa tại Hong Kong rực rỡ nhất với nhiều hoạt động lễ hội và trang trí lung linh. Vào các dịp lễ lớn, lượng khách thập phương đổ về rất đông.
Phía LPL gửi lời cảm ơn sâu sắc tới T1 vì đã vô địch CKTG 2024, ngẫm lại thì "quá hợp lý"

Phía LPL gửi lời cảm ơn sâu sắc tới T1 vì đã vô địch CKTG 2024, ngẫm lại thì "quá hợp lý"

Mọt game

07:03:46 02/02/2025
Chức vô địch CKTG gần nhất của T1 hóa ra lại là điều tốt đối với sự phát triển của LPL. Phía LPL cảm ơn T1 vì đã vô địch CKTG 2024