230 thí sinh Việt tranh tài ở Junction- cuộc thi phần mềm lớn nhất EU
Junction, cuộc thi lập trình được tổ chức vào tháng Mười một hàng năm tại Phần Lan, là sự kiện lớn nhất châu Âu của cộng đồng quốc tế dành cho các lập trình viên, nhà thiết kế và nhà kinh doanh trẻ đến từ khắp nơi trên thế giới Hackathon, đã lần đầu tiên được tổ chức tại Việt Nam.
(Ảnh minh họa: Zing)
Đơn vị đứng ra thực hiện là Đại học Hà Nội đã tổ chức họp báo giới thiệu sự kiện chiều nay, ngày 12/10.
Theo đó, điều kiện dự thi là thí sinh phải dưới 25 tuổi, không phân biệt trình độ học vấn, tối thiểu cần có khả năng đọc hiểu tiếng Anh.
Cách thức thi là các thí sinh sẽ tập hợp lại và làm việc theo nhóm, mỗi nhóm có từ ba đến 5 thành viên. Lựa trong chọn một trong số các đề tài cho trước, mỗi nhóm sẽ sử dụng công nghệ để chuyển đổi ý tưởng của mình thành sản ph ẩm thực tế trong vòng 48 giờ đồng hồ liên tục, cùng một lúc tại sảnh chính tòa nhà A1, Đại học Hà Nội. Sản phẩm hoàn thành có thể là website hoặc ứng dụng di động, hoặc kết hợp cả hai hình thức.
Đề tài do các doanh nghiệp có công nghệ hiện đại được ban tổ chức cuộc thi chọn đối tác tài trợ đưa ra. Mỗi đối tác chỉ được đưa ra một đề tài và số lượng thí sinh tham dự đề tài đó phụ thuộc vào mức tài trợ. Ban cố vấn cuộc thi sẽ tư vấn cho đối tác để đưa ra nội dung thi đấu phù hợp nhất với mục đích và nhu cầu của đối tác.
Các đội thi bắt buộc phải thuyết trình và giới thiệu sản phẩm của mình bằng tiếng Anh. Đội dự thi và đối tác của đề tài mà đội tham gia sẽ cùng giữ bản quyền sở hữu trí tuệ đối với sản phẩm được tạo ra trong sự kiện.
Video đang HOT
Ban tổ chức sẽ trao một giải nhất trị giá 16 triệu đồng cho mỗi đề thi. Đội thắng cuộc trong từng đề thi do đơn vị đối tác và ban cố vấn chuyên môn của chương trình cùng quyết định. Các đối tác không có quyền tham gia vào quyết định đội thắng cuộc của đề thi không phải do mình đưa ra.
Một giải nhất chung cuộc sẽ được trao cho đội xuất sắc nhất, trị giá 15 triệu đồng. Khác với giải nhất cho từng đề tài, tất cả các đơn vị đối tác và ban cố vấn chuyên môn đều có quyền quyết định như nhau để chọn đội thắng chung cuộc.
Đội thắng chung cuộc sẽ tham dự Hack/Talks và Hackathon Junction tại Phần Lan từ ngày 22 đến 25/11.
Đại học Hà Nội cho biết đã có 230 thí sinh đăng ký tham dự và cuộc thi sẽ bắt đầu ngay trong tối nay, 12/10, kéo dài liên tục 48 giờ và kết thúc ngày 14/10. Trong số này có 68% là sinh viên đến từ các trường đại học và 32% là người đã đi làm.
Theo ban tổ chức cuộc thi, 48 giờ đồng hồ là chưa đủ thời gian để các thí sinh có thể làm ra một sản phẩm công nghệ hoàn hảo, nhưng sẽ đưa ra được các ý tưởng mới để có thể phát triển hoàn thiện sau này. Mục tiêu của cuộc thi cũng không phải là tìm kiếm một sản phẩm hoàn hảo mà là tạo sân chơi để những người trẻ đam mê công nghệ có thể trao đổi kiến thức, chia sẻ kinh nghiệm, phát huy thế mạnh của mỗi người để dùng công nghệ cùng giải quyết các vấn đề đặt ra trong cuộc sống./.
Theo vietnamplus
Gia Lai: Không có sinh viên học, nhiều giảng viên "đói" dạy
Với việc nâng mức điểm sàn vào ngành sư phạm đã khiến một số trường CĐSP rơi vào cảnh "thừa thầy, thiếu thợ". Tại trường CĐ Sư phạm Gia Lai có hơn chục giảng viên không có lớp để dạy, một số giảng viên dạy không đủ giờ, đủ tiết. Được biết, đây là nguồn giảng viên chất lượng, trình độ học vấn từ Thạc sĩ trở lên...
Tạm ứng lương để giáo viên trang trải cuộc sống
Năm học 2017 - 2018, trường CĐ Sư phạm Gia Lai đã tuyển được gần 400 sinh viên thuộc các khối ngành như: Sư pham Toán, Sư pham Văn, Sư pham Tiếng Anh, Giáo dục tiểu học, Giáo dục Mầm non...Nhưng năm học này, với mức điểm sàn mà Bộ GD - ĐT quy định cao hơn nhưng năm trươc (đôi vơi nganh sư pham) nên trường chỉ tuyển sinh được 170/375 chỉ tiêu, ở 2 ngành: Giáo dục tiểu học và Giáo dục mầm non còn các ngành khác đều không tuyển được sinh viên. Chính vì thiếu sinh viên nên các giảng viên rơi vào cảnh thiếu lớp, thiếu tiết dạy...
T.S Trịnh Đào Chiến (Hiệu trưởng Trường CĐ Sư phạm Gia Lai) cho biết: "Vấn đề này không chỉ riêng mình trường CĐ SP Gia Lai mà còn xảy ra ở các trường sư phạm trên khắp cả nước. Nguyên nhân chủ yếu do năm nay điểm sàn tăng lên 15 điểm. Với số điểm này thì các sinh viên sẽ chọn những trường ĐH ở những thành phố lớn thay vì một trường CĐSP như thế này. Nếu tình hình này còn tiếp diễn trong năm sau thì việc bố trí giáo viên là rất khó đối với nhà trường...".
Trường CĐ Sư phạm cũng như một số trường khác đều chung tình trạng "thừa thầy, thiếu thợ"
"Hiện nay nhà trường có tổng cộng 132 cán bộ, giảng viên, trong đó có 120 là giảng viên và gần 700 sinh viên. Trong sô 120 giang viên thi co đên 80% đêu co trinh đô đao tao tư Thac si trơ lên. Theo đó, nhà trường có khoảng hơn 10 giảng viên không có lớp để dạy và rất nhiều giảng viên không đủ tiết dạy theo quy định. Trước mắt, để giải quyết toàn bộ giảng viên dư thừa, trường đã phân nhiệm vụ về các phòng, ban, đoàn, hội để các giảng viên làm trong lúc thiếu lớp dạy.
Bên cạnh đó, số giảng viên này cũng không thuộc diện phải tinh giản biên chế. Hiện trường đã báo cáo sự việc lên cấp trên để tìm cách giải quyết. Trước mắt, trường tạm ứng một vài tháng lương vì GV còn phải có tiền trang trải cuộc sống..., Thầy Chiến cho hay.
Theo ghi nhận, Khoa Tự nhiên (Trường CĐ SP Gia Lai) do không tuyển sinh được nên những năm qua nên trường không mở được lớp mới. Hiện trường chỉ còn duy trì 2 lớp cuối khóa học với 45 sinh viên (SV). Cả khoa có 37 giảng viên, thì một số người không giảng dạy được vì không có sinh viên vào nhập học. Vào năm học tới, khi 45 SV ra trường thì số phận của các giảng viên này không biết sẽ ra sao.
"Cầm cự" để giữ nguồn giảng viên
T.S Trịnh Đào Chiến phân tích: "Việc thừa thiếu giáo viên này cũng theo từng giai đoạn. Ngoài việc dạy cho sinh viên trường thì nguồn giảng viên này có rất nhiều việc như là: Bồi dưỡng thường xuyên, định kì các giáo viên cấp 2, cán bộ quản lý trên địa bàn toàn tỉnh; Hướng dẫn, giảng dạy các tiếng DTTS, chứng nhận Tin học...Nên nếu để nguồn giảng viên có trình độ này đi thì sau này sẽ không tìm được nguồn thay thế khi cần...".
Do điểm sàn quá cao nên một số ngành của các trường cao đẳng sư phạm không có sinh viên giảng dạy
Hiện nhà trường đang nghiên cứu, đề xuất để xin mở mô hình trường Thực hành sư phạm cấp 2 và tiến tới sẽ xin mở cấp 3 nếu cần. Vì hiện chúng tôi đã có đủ phòng học, thiết bị và con người tại trường. Với việc làm này sẽ giải quyết được lượng giảng viên và phòng học thừa. Đồng thời các sinh viên, giảng viên có cơ hội được tiếp xúc thường xuyên với môi trường giáo dục ngay tại trường học...", thầy Chiến cho biết thêm.
Ngoài ra, trường CĐ SP Gia Lai cũng đang đề xuất để tiến hành thành lập Trung tâm giảng dạy kĩ năng sống cho học sinh THPT, THCS... Tình cảnh tương tự cũng xảy ra tại Trường CĐ nghề Gia Lai, Trường Trung cấp (TC) Y tế, TC Văn hóa Nghệ thuật Gia Lai... UBND tỉnh và Sở Nội vụ Gia Lai đã chỉ đạo, hướng dẫn các sở, ngành sắp xếp, sáp nhập các trường CĐ, TC bảo đảm tinh gọn và hiệu quả.
Phạm Hoàng
Theo Dân trí
Hoan nghênh ý kiến Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ về thi THPT quốc gia 2019 Hoan nghênh Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ đã có phát biểu về mục tiêu thi tốt nghiệp Trung học phổ thông quốc gia năm 2019. Hi vọng, các kỳ thi năm 2020, 2021... sẽ thông thoáng hơn, vui vẻ hơn, chuẩn xác hơn và đỡ tốn kém hơn. Thi THPT quốc gia 2019 tiếp tục tổ chức thi tại địa phương nhưng chấm...