23 năm bám bản gieo chữ cho học trò vùng cao Quảng Ninh
Tính đến nay là vừa tròn 23 năm thầy giáo Hoàng Xuân Nghĩa bám bản, bám điểm trường để truyền dạy con chữ cho con em các xã vùng sâu vùng xa huyện miền núi Ba Chẽ – Quảng Ninh.
Băng rừng, vượt đèo bám điểm trường
Điểm trường Đồng Dằm (Trường tiểu học Đạp Thanh), thuộc thôn Đồng Dằm, xã Đạp Thanh, huyện Ba Chẽ Để cách trung tâm huyện Ba Chẽ hơn 40km là nơi thầy giáo Hoàng Xuân Nghĩa (khu 1, thị trấn Ba Chẽ, huyện Ba Chẽ Quảng Ninh) hiện đang công tác. Để đến được đây phải băng rừng vượt đường đèo vất vả. Ấy vậy mà người thầy giáo ấy đã có 23 năm đi về trên con đường hiểm trở này để đến với các em học sinh nghèo.
Thầy giáo Hoàng Xuân Nghĩa trong một tiết lên lớp
Thầy Hoàng Xuân Nghĩa nhớ lại: “Năm 1999, sau khi hoàn thành xong việc học ở Trường Cao đẳng Sư phạm Quảng Ninh trở về địa phương tôi được phân công giảng dạy ở điểm trường Đồng Dằm thuộc xã vùng cao Đạp Thanh. Thời đó đường sá lên điểm trường chủ yếu là đường rừng núi, đường đèo, đất đá ngổn ngang. Vì thế từ trung tâm huyện lên tới điểm trường phải mất một ngày đi bộ, buổi nào may mắn đi nhờ được xe chở gỗ thì đỡ vất vả”.
Nhận công tác tại điểm trường Đồng Dằm, xã Đạp Thanh không lâu thầy Nghĩa đã thấm những gian nan vất vả của việc
“Để có lương thực bám bản phải cõng gạo và thức ăn chủ yếu là cá mặn khô từ ở thị trấn lên. Trên bản thì thưa dân, thời đó cũng chỉ có khoảng 30 hộ dân sinh sống rải rác dọc các triền đồi, khe suối. Phải họp người dân lại và phải đến từng nhà để vận động con em tới trường học chữ. Bản vùng cao thiếu thốn đủ điều cùng bao vất vả không thể nói lên lời nhưng tôi vẫn quyết tâm bám bản bám điểm trường”, thầy Nghĩa chia sẻ.
Điểm trường Đồng Dằm, Đạp Thanh nay được xây mới khang trang
Video đang HOT
Năm 2002 sau khi lập gia đình, thầy Nghĩa làm đơn xin chuyển công tác về gần nhà nhưng mọi việc không như dự tính.
Thầy Nghĩa cho biết thêm: “Nghĩ được về dạy gần nhà, ai ngờ lại được phân công lên Trường PTDT bán trú TH&THCS Đồn Đạc II ở xã vùng núi Đồn Đạc. Trường cách nhà 17 km đường đèo, để đến được trường cũng phải đi bộ nhiều giờ mới tới nơi. Về sau tôi tích cóp dành dụm mua được con xe đạp. Mỗi lần đạp xe từ nhà lên bản là tôi phải ở luôn trường để dạy, nhiều tuần mới về thăm nhà. Đến khi vợ ở nhà sinh con mình cũng không biết vì thời đó không có gì liên lạc”.
Thời gian công tác giảng dạy ở Đồn Đạc ngoài việc dạy ở trường chính, thầy Nghĩa còn tham gia dạy lớp học xóa mù chữ cho đồng bào với đủ mọi lứa tuổi. Sau 17 năm công tác ở Trường PTDT bán trú TH&THCS Đồn Đạc II, thầy Nghĩa lại tiếp tục quay về bám bản dạy ở các điểm trường xa xôi của xã Đạp Thanh.
“Năm 2019, tôi nhận quyết định điều động về dạy ở các điểm trường Khe Màu, Khe Phít, Bắc Cáp (Trường tiểu học Đạp Thanh) và hiện tại lại về đúng điểm trường mà ngày đầu mới ra trường nhận công tác là Đồng Dằm. Dân bản nói vui là dạy con họ giờ lại tới dạy cháu họ. Bao nhiêu năm sau khi quay về điểm trường này vất vả vẫn y như ngày đầu”, Thầy Nghĩa nói.
Điểm trường Đồng Dằm là điểm trường xa trung tâm xã Đạp Thanh tới 7km đường núi và cách trung tâm huyện Ba Chẽ với 40 km đường đèo. Điểm trường có 100% học sinh là người Dao.
Học trò như con của mình
Thầy Nghãi tâm tư, rào cản lớn vẫn là ngôn ngữ, các em vẫn chủ yếu sử dụng ngôn ngữ của đồng bào vì thế mình phải đi học thêm tiếng Dao để giao tiếp với học trò.
“Ngày đầu tới điểm trường, em nào chưa có đủ sách vở, bút, khăn quàng mình lại phải mua cho các em, thậm chí là mua cả bánh kẹo để động viên các em tới trường. Đến lớp để ý em nào thấy ho, sốt là lại phải đưa thuốc cho các em uống”, thầy Nghĩa cho hay.
Thời gian thầy Nghĩa ở trên điểm trường còn nhiều hơn thời gian thầy ở nhà
Do những khó khăn về đường sá nên thời gian thầy Nghĩa ở điểm trường còn nhiều hơn thời gian ở nhà. Những tháng mùa mưa gần như thầy bám bản ở điểm trường để giảng dạy đúng tiến độ chương trình.
“Ngoài những giờ lên lớp, mình cũng hay tới hỏi thăm các gia đình trong bản vừa để xem góc học tập của các em ở nhà, vừa là điều kiện mình gần dân bản. Những việc dân bản họ không biết như việc vay vốn ngân hàng chính sách hay hưởng chế độ xã hội bà con hỏi mình, mình lại hướng dẫn thủ tục cho bà con làm”, thầy Nghĩa kể.
Niềm động lực giúp thầy bám bản là tình thương con trẻ đồng bào, thương đồng bào vất vả không biết tới con chữ cũng chỉ mong con cái họ biết chữ.
Hiện tại điểm trường Đồng Dằm có tổng số 12 em học sinh là người Dao trong đó lớp 1 có 5 em học sinh và lớp 5 có 7 em học sinh
Thầy Nghĩa tâm sự: “Xa nhà lâu ngày nên việc học hành của con cái đều giao phó cho vợ ở nhà. Mình lên đây coi các em như con mình vậy. Những lời động viên của người vợ và hai người con càng giúp mình thêm động lực và an tâm bám bản, bám điểm trường đưa con chữ lên với các con em đồng bào người Dao, Tày, Sán Chỉ…”
Nói về những đóng góp của thầy giáo Hoàng Xuân Nghĩa, thầy Hoàng Văn Ngư – Hiệu trưởng Trường Tiểu học Đạp Thanh nhận xét: “Thầy Nghĩa đã giảng dạy ở tất cả các điểm trường xa xôi, trong quá trình công tác ở các điểm trường thầy luôn được học trò và phụ huynh yêu quý.
Thầy Nghĩa cũng kinh qua các nhiệm như tổ trưởng, tổ phó chuyên môn, tham mưu giúp việc cho hiệu trưởng trong công tác chỉ đạo chuyên môn của nhà trường. Ngoài việc dạy học, thầy Nghĩa còn gần dân bản, giúp đỡ bà con ở các điểm trường”.
Mô hình trường học bán trú vùng cao
2022-2023 là năm học đầu tiên các thầy, cô giáo Trường PTDT Bán trú THCS Đồn Đạc (huyện Ba Chẽ) không phải đến nhà học sinh vận động ra lớp.
Đó là hiệu quả của mô hình bán trú của nhà trường những năm qua.
Nhà ăn của Trường PTDT bán trú THCS Đồn Đạc (huyện Ba Chẽ).
Khi nghe tiếng kẻng báo giờ ăn trưa, các học sinh Trường PTDT bán trú THCS Đồn Đạc (huyện Ba Chẽ) di chuyển trật tự tới Nhà bếp - Nhà ăn của nhà trường. Các thầy giáo, cô giáo, nhân viên nhà ăn nhắc nhở các em rửa tay trước khi ăn. Ở ngôi trường miền núi này, các thầy, cô giáo kiêm cả nhiệm vụ nhà bếp, chuẩn bị cho học sinh của mình những bữa ăn ngon, đầy đủ dinh dưỡng.
Năm học này nhà trường có 70 học sinh đăng ký ở nội trú. Các em sinh hoạt, ăn ở tại Trường cả tuần, đến ngày nghỉ cuối tuần mới về gia đình. Nhà trường hiện là ngôi nhà thứ 2 của các em. Năm học 2022-2023, 100% học sinh của nhà trường đều phấn khởi ra lớp, không có trường hợp học sinh nào các thầy, cô giáo phải đi vận động. Đây là một thành công rất lớn của nhà trường trong năm học mới. Tình yêu trường, yêu lớp, tích cực rèn luyện, học tập của học sinh ngày càng được vun đắp.
Cô giáo Tô Thị Huyền, Phó Hiệu trưởng nhà trường, cho biết: Năm học này, trường có 205 học sinh, trong đó 70 em được hưởng chế độ bán trú. Cũng như mọi năm, năm nay khu nhà ở bán trú và bếp ăn được Ban Giám hiệu, thầy, cô giáo nhà trường chuẩn bị cho học sinh trước khi bước vào năm học mới. Đây không chỉ là nhiệm vụ của bộ phận quản sinh, mà mỗi thầy, cô giáo đều có trách nhiệm của một người bảo mẫu, chăm lo cho bữa ăn, giấc ngủ và truyền đạt kiến thức cho các em. Bộ phận y tế của nhà trường luôn quan tâm đến sức khỏe của học sinh, nhất là học sinh ở lại Trường.
Bữa ăn của học sinh Trường PTDT bán trú THCS Đồn Đạc (huyện Ba Chẽ).
Phùn Thị Tâm (học sinh, lớp 12D, Trường PTDT bán trú THCS Đồn Đạc) chia sẻ: "Nhà em ở thôn Lang Cang, cách Trường 12 km. Chúng em ở lại khu nội trú của Trường để việc học tập và sinh hoạt thuận tiện. Ở đây, chúng em được các thầy, cô giáo chăm sóc, chỉ bảo tận tình, như người cha, người mẹ thứ hai của chúng em".
Đối với các phụ huynh, việc con em họ được tổ chức ăn, ở bán trú là một niềm vui lớn, bớt đi vất vả khi gia đình ở quá xa nhà trường. Anh Bàn A Tàng (thôn Lang Cang, xã Đồn Đạc) cho biết: "Vợ, chồng tôi đều làm nông nghiệp, ít có thời gian ở nhà chăm sóc con. Bởi vậy, khi nhà trường có chủ trương học bán trú, chúng tôi rất phấn khởi, yên tâm. 2 năm nay, con tôi được học bán trú. Các thầy, cô giáo luôn quan tâm dạy bảo, chăm sóc các cháu từng bữa ăn, giấc ngủ. Cháu rất vui, khỏe mạnh, học tập tiến bộ".
Với mục tiêu tất cả vì học sinh thân yêu, giúp các em có điều kiện học tập tốt nhất, các cán bộ, giáo viên Trường PTDT bán trú THCS Đồn Đạc đang nỗ lực từng ngày để học sinh vùng dân tộc thiểu số bớt đi thiệt thòi, từng bước rút ngắn khoảng cách giáo dục giữa vùng thuận lợi và vùng khó khăn.
Chuyện về những cô giáo trẻ cắm bản ở xã biên giới Nghệ An Huồi Cọ là một bản thuộc xã biên giới Nhôn Mai, huyện Tương Dương. Ở độ cao gần 1.700m so với mặt nước biển, Huồi Cọ quanh năm, suốt tháng nằm trong biển mây và sương mù. Nơi đỉnh cao lạnh lẽo này, vẫn luôn có những người giáo viên lặng thầm bám bản để trao truyền con chữ, mang tới hơi ấm...