225.500 cử nhân, thạc sĩ thất nghiệp: Học vì hư danh

Theo dõi VGT trên

PGS Văn Như Cương nêu, cử nhân, thạc sĩ không làm được việc do đào tạo không sát với thực tế, nhà trường vốn chỉ dạy những gì họ có chứ không dạy điều xã hội cần.

Thống kê vừa công bố của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội nêu, cử nhân và thạc sĩ chiếm tỷ lệ thất nghiệp 20% (225.500 người).

Theo đánh giá, số lượng cử nhân, thạc sĩ không có việc làm gia tăng đáng kể so với con số 199.000 người của quý trước. Bên cạnh đó còn có 117.300 người có trình độ CĐ cũng đang thất nghiệp, tăng rất nhiều và nhanh so với vài tháng trước đây.

Trong khi số lượng người thất nghiệp nói chung đang có xu hướng giảm, số lao động có trình độ cao đẳng, đại học trở lên không có việc làm lại có xu hướng tăng và trở thành nhóm có tỷ lệ thất nghiệp cao nhất trong các bậc trình độ chuyên môn kỹ thuật của lực lượng lao động.

Đánh giá về con số trên, PGS Trần Xuân Nhĩ – Nguyên Thứ trưởng Bộ GD&ĐT bày tỏ, đây là điều đáng lo ngại. Còn PGS Văn Như Cương nêu, 225.500 người là sự lãng phí về thời gian, tuổi trẻ.

“Trống” định hướng nghề nghiệp

PGS Văn Như Cương – Chủ tịch Hội đồng Quản trị trường THPT Lương Thế Vinh (Hà Nội) cho rằng, cần định nghĩa lại sự hiếu học. Nước ta đang tồn tại phong trào hiếu học đến lạc hậu, học vì hư danh. Người người, nhà nhà đều muốn tốt nghiệp cử nhân, thạc sĩ theo cách ngành nào cũng được, chủ yếu để “oai”. Nhiều trường dạy nghề, đảm bảo công việc sau tốt nghiệp nhưng ít người học.

Hiếu học đúng nghĩa không phải lấy bằng cấp mà học để nâng cao chất lượng sống của bản thân, gia đình.

225.500 cử nhân, thạc sĩ thất nghiệp: Học vì hư danh - Hình 1

PGS Văn Như Cương. Ảnh: Quyên Quyên.

Đồng tình với ý kiến trên, PGS Trần Xuân Nhĩ nhận định, tâm lý chung của người dân Việt Nam là thích học đại học và học lên cao, không cần biết có cơ hội xin việc làm hay không. Trong khi đó, nhu cầu của người học lại mâu thuẫn với việc chất lượng đào tạo giáo dục đại học của nước ta.

Cụ thể, chương trình, kiến thức còn quá nặng nề, nghiêng về lý thuyết, thực hành còn hạn chế. Điều này có thể khắc phục bằng cách tăng cường trang thiết bị như kết hợp với nhiều xí nghiệp, nhà máy, doanh nghiệp. Tăng số lượng thời gian thực tập của học sinh.

Ngoài ra, còn tồn tại một thực tế khác, nguồn nhân lực ở nước ta rất thiếu ở các tỉnh thành, trong khi con người đổ xô về các thành thị.

Video đang HOT

Tất cả những nguyên nhân trên xuất phát từ việc “trống” hướng nghiệp trong nhà trường. Điều này dẫn đến tâm lý, học sinh không hiểu được sở thích bản thân, nhu cầu xã hội, cứ nghĩ theo đại học mới thành tài. Trong khi đó “Nhất nghệ tinh, nhất thân vinh”, một người đầu bếp giỏi cũng có thể đi khắp thế giới và thành đạt. Công việc phải đáp đứng được kinh tế và nhu cầu của gia đình, xã hội. Vì vậy, định hướng nghề nghiệp phải được thực hiện từ bậc THCS.

PGS Trần Xuân Nhĩ chỉ ra, chương trình giáo dục phổ thông tổng thể hiện tại không đảm bảo được sự phân luồng học sinh. Hết bậc THCS, chúng ta phải chia luồng học sinh sao cho số lượng học đại học chiếm khoảng 40-50%, còn lại theo trung học nghề, vừa học văn hóa vừa đào tạo công nhân lành nghề.

Cũng trong chương trình giáo dục phổ thông tổng thể, phần định hướng nghề nghiệp của học sinh không được nêu rõ. Đó là nguyên nhân khiến cho nguồn nhân lực nước ta bị mất cân đối.

PGS Văn Như Cương kiến nghị, trước mùa tuyển sinh, Bộ GD&ĐT phải công bố số lượng nguồn nhân lực của từng ngành nghề đang thừa hay thiếu trong tương lai.

Cử nhân, thạc sĩ cũng phải “học lại”

Là Chủ tịch Hội đồng quản trị trường THPT Lương Thế Vinh (Hà Nội), PGS Văn Như Cương kể, khi tuyển chọn giáo viên cho trường, ông từng gặp những bạn trẻ có tài nhưng có rất nhiều người “không ghi được điểm”.

“Có lần, khi mở túi hồ sơ xin việc, tôi thấy ngay phong bì của người nộp đơn. Đó thực sự đã trở thành tệ nạn. Một lần khác, có bạn trẻ rất tự cao khi đánh giá về bản thân, nhưng khi được hỏi về vấn đề giao dục đang được quan tâm trong xã hội lại không biết”, PGS Văn Như Cương kể.

Ông cũng cho biết thêm, giáo viên trong trường dạy cùng bộ môn và trình độ đều có mức lương giống nhau, không phân biệt học vị là Thạc sĩ hay Tiến sĩ… Nhà trường cũng không trả lương cho giáo viên theo thành tích của học sinh, vì sẽ tạo ra phong trào học vì điểm số.

Về việc hệ đại học và cử nhân ra trường vẫn thất nghiệp, PGS Trần Xuân Nhĩ nêu, bản thân họ phải “học lại” để có kiến thức hữu dụng, tìm hiểu nhu cầu của xã hội, rèn luyện kỹ năng của bản thân để tự tạo cơ hội cho mình.

Chất lượng thạc sĩ hiện nay cũng đáng báo động khi có nhiều cử nhân tốt nghiệp ra trường, thất nghiệp, lựa chọn cách học thêm bằng thạc sĩ. PGS Trần Xuân Nhĩ đánh giá, học thạc sĩ hiện nay giống “đại học cấp 5″ (vì tăng số lượng 1 năm học so với bậc đại học). Chương trình bậc thạc sĩ hiện tại chủ yếu học lý thuyết, chưa có tính thực hành và nghiên cứu sâu.

Bàn về chất lượng cử nhân, thạc sĩ, Nguyễn Minh Ngọc – Giám đốc Gemslight Company Ltd đã thẳng thắn: “Về kiến thức thì vứt cái tư duy ông cử nhân, bà thạc sĩ đi.

Các ông bà đi làm thì kỹ năng không có, giá trị thấp nhưng lại đòi hỏi công việc phải nhàn hạ, lương cao, tương lai, ổn định. Người ta làm kinh doanh chứ có phải mở doanh trại từ thiện đâu”.

Câu nói “Tôi chưa thấy ai chăm chỉ mà thất nghiệp cả” kết thúc bài phát biểu đã thức tỉnh nhiều người.

Theo Zing

Cử nhân, thạc sĩ đua nhau thất nghiệp

Theo bà Nguyễn Thị Lan Hương, Viện trưởng Viện Khoa học Lao động và Xã hội, tỷ lệ lao động trình độ đại học thất nghiệp tăng do tuyển sinh quá nhiều so với nhu cầu lao động.

Chúng ta có một truyền thống hiếu học từ ngàn đời, đó là vốn quý của dân tộc, góp phần hun đúc nên nguyên khí quốc gia. Tuy nhiên, trước đòi hỏi của thời cuộc, trước thực trạng đáng lo ngại của việc dạy và học hiện nay, nhà giáo lão thành Văn Như Cương đã phải thốt lên: "Hiếu học là tốt nhưng mục tiêu của hiếu học lại chạy theo bằng cấp thì đó là sự hiếu học lạc hậu!".

Nền hiếu học lạc hậu?

199.400 cử nhân, sau đại học thất nghiệp. Con số này khiến không ít người giật mình. Người học vẫn muốn lựa chọn đại học (ĐH), học xong không xin được việc nhưng vẫn học. Đó là phải chăng đang là thực trạng của một xã hội "hiếu học lạc hậu"...

Cử nhân, thạc sĩ đua nhau thất nghiệp - Hình 1

Con cái vào đại học là khát vọng cháy bỏng của nhiều ông bố, bà mẹ ở Việt Nam. Trong ảnh: Cảnh phụ huynh lo lắng ngồi chờ con thi THPT Quốc gia trước cổng trường Đại học Thủy lợi chiều 3/7/2015. Ảnh: Tiền Phong.

Học một đằng, làm một nẻo

Lê Thị Lương, quê Nam Định, tốt nghiệp khoa Tài chính - Ngân hàng, Học viện Hậu cần. Công việc hiện nay của Lương là làm cho một công ty du lịch tại quận Cầu Giấy, Hà Nội. Lương cho biết, công việc hiện tại không có mối liên quan với ngành đã học, vì không xin được việc đúng ngành nên em chọn công việc này.

Nhưng điều may mắn nhất của Lương là trong quá trình ngồi trên giảng đường ĐH, Lương đã chủ động đi học thêm ngoại ngữ. Đây chính là chìa khóa để Lương có được công việc hiện nay. Học xong ĐH, Lương không thể xin việc tại một ngân hàng nào đó, cũng không thể về quê vì không biết phải làm gì. Chính vì vậy, có một công việc tại Hà Nội là điều may mắn. Tương lai tới, em chưa có ý định rõ ràng.

Cùng tốt nghiệp ĐH, nhưng với bằng cử nhân Công nghệ thông tin của Viện ĐH Mở, Hà Nội, Nguyễn Thu Lan, nhà ở Xa La, Hà Đông, Hà Nội lại ở nhà chăm con và làm công việc nội trợ. Lý do Lan đưa ra là khi ra trường rất chật vật xin việc vì là nữ. Vào được một doanh nghiệp công nghệ thông tin làm được thời gian ngắn, Lan bỏ việc, lấy chồng.

Chồng đi xuất khẩu lao động nước ngoài, Lan ở nhà sinh con một mình nên quyết định không đi làm, ở nhà chăm con. Sắp tới, chồng Lan hết thời hạn lao động, cô dự định sẽ đi học một khóa học về thiết kế đồ họa rồi về tiếp quản hiệu ảnh của gia đình.

Sau ba năm đi làm tiếp thị tại một công ty kinh doanh qua mạng, Quỳnh Mai (quê huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam) cho biết, công việc hiện tại không liên quan ngành mà cô đã theo học tới 4 năm.

"Quá trình đi làm kinh doanh đã cho thấy em chọn nhầm nghề! Bây giờ em là phó phòng kinh doanh và chắc chắn sẽ học thêm về kinh tế chứ không quay lại ngành sư phạm. Vừa họp lớp tuần trước, bạn bè trường sư phạm rất nhiều người không làm theo ngành đã học", Mai chia sẻ.

Tại một gara sửa chữa ô tô trên đường Phạm Hùng, Hà Nội, anh Trần Quốc Phong (quê Thanh Hóa) mở đầu câu chuyện về nghề nghiệp của mình với chúng tôi khá cởi mở. Sau 12 tháng làm tại cơ sở kinh doanh - sửa chữa ô tô, giờ đây tay nghề của Phong đã tiến bộ rất nhiều.

"Em là kỹ sư chế tạo máy nhưng bây giờ đi làm nội thất xe hơi là chính. Về quê nói làm nội thất xe ôtô nhiều người cứ tròn mắt hỏi lại tưởng em làm viện này, bộ kia", Phong chia sẻ.

Thất nghiệp gia tăng

Báo cáo mới nhất của Viện Khoa học Lao động và Xã hội, Bộ LĐ-TB&XH cho thấy, quý 2/2015, tỷ lệ thất nghiệp chung đã giảm nhưng số lượng người có trình độ đại học, sau đại học thất nghiệp tăng cao, hơn 199.400 người (tăng 22.000 người so với quý đầu).

Theo số liệu thống kê lao động đã qua đào tạo cho thấy, trừ nhóm trình độ cao đẳng có tỷ lệ thất nghiệp giảm so với quý 1/2015 (từ 7,13% xuống còn 6,56%), tỷ lệ thất nghiệp của các nhóm trình độ chuyên môn kỹ thuật khác đều tăng.

Cụ thể, nhóm có trình độ đại học trở lên tăng từ 3,92% lên 4,6%; trình độ trung cấp tăng từ 3,66% lên 4,49% và trình độ sơ cấp tăng từ 2,05% lên 2,71%.

Trao đổi với PV về nguyên nhân vì sao tình trạng sinh viên ra trường thất nghiệp ngày càng nhiều, GS Đào Trọng Thi - Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội cho rằng, có 3 lý do.

Thứ nhất, quy hoạch đào tạo nguồn nhân lực chưa đáp ứng nhu cầu của thị trường.

Thứ hai, chất lượng nguồn nhân lực đào tạo ra chưa đáp ứng được nhu cầu, thực tế nhiều doanh nghiệp cần tuyển người nhưng không tuyển được.

Thứ ba, quy hoạch nhân lực đào tạo không phải chỉ là số lượng mà còn phải đảm bảo hợp lý về cơ cấu vùng miền, ngành nghề, trình độ, chất lượng.

Có thể thấy, lao động tốt nghiệp đại học thất nghiệp nhiều nhưng tập trung chủ yếu ở các thành phố lớn, trong khi nhiều vùng sâu vùng xa thiếu người có trình độ lại không tuyển được.

Còn bà Nguyễn Thị Lan Hương, Viện trưởng Viện Khoa học Lao động và Xã hội cho rằng, tỷ lệ lao động trình độ đại học thất nghiệp tăng do quy mô tuyển sinh đại học quá cao so với nhu cầu lao động. Đây cũng là nguyên nhân chính khiến số lao động có chuyên môn kỹ thuật, đặc biệt là trình độ đại học gia tăng.

Tại hội nghị tổng kết năm học 2014-2015 khối ĐH, CĐ vừa được Bộ GD&ĐT tổ chức cuối tháng 10 vừa qua, Thứ trưởng GD&ĐT Bùi Văn Ga cho biết, cả nước có 219 trường đại học, 217 trường cao đẳng (không tính các trường thuộc khối an ninh, quốc phòng, quốc tế), trong đó có 60 trường đại học và 28 trường cao đẳng ngoài công lập; Quy mô sinh viên đại học 1.824.328, cao đẳng là 539.614; quy mô đào tạo trình độ thạc sĩ là 92.349 học viên cao học.

Theo Hoa Ban/Tiền Phong

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Vũ Thu Phương ly hôn chồng doanh nhân sau 13 năm gắn bóVũ Thu Phương ly hôn chồng doanh nhân sau 13 năm gắn bó
21:07:57 10/01/2025
Hoa hậu Jennifer Phạm và chồng hôn nhau đắm đuối, MC Mai Ngọc du lịch Thái LanHoa hậu Jennifer Phạm và chồng hôn nhau đắm đuối, MC Mai Ngọc du lịch Thái Lan
22:14:34 10/01/2025
Loạt sao Hollywood sụp đổ khi biệt thự bị thiêu rụi trong biển lửa ở CaliforniaLoạt sao Hollywood sụp đổ khi biệt thự bị thiêu rụi trong biển lửa ở California
22:05:18 10/01/2025
Ngoại hình "không góc chết" của bạn trai Hoa hậu Hương GiangNgoại hình "không góc chết" của bạn trai Hoa hậu Hương Giang
23:48:46 10/01/2025
Sao Hollywood nghẹn ngào khi vợ sắp sinh mà nhà bị cháy rụiSao Hollywood nghẹn ngào khi vợ sắp sinh mà nhà bị cháy rụi
22:30:51 10/01/2025
9X Việt được chàng trai Đan Mạch rủ về nhà sống sau 3 tuần quen qua app hẹn hò, cái kết bất ngờ9X Việt được chàng trai Đan Mạch rủ về nhà sống sau 3 tuần quen qua app hẹn hò, cái kết bất ngờ
20:45:48 10/01/2025
Quyền Linh ngỡ ngàng khi người đàn ông U.60 từ chối bà chủ salon xinh đẹpQuyền Linh ngỡ ngàng khi người đàn ông U.60 từ chối bà chủ salon xinh đẹp
22:07:46 10/01/2025
Nữ NSƯT U100 vẫn được khen đẹp, minh mẫn, móng tay cắt tỉa, tạo kiểu điệu đàNữ NSƯT U100 vẫn được khen đẹp, minh mẫn, móng tay cắt tỉa, tạo kiểu điệu đà
22:36:24 10/01/2025

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Thủ lĩnh yakuza Nhật Bản nhận tội buôn lậu vật liệu hạt nhân

Thủ lĩnh yakuza Nhật Bản nhận tội buôn lậu vật liệu hạt nhân

Thế giới

06:36:55 11/01/2025
Thủ lĩnh tổ chức tội phạm Nhật Bản ngày 8.1 đã nhận tội tại Mỹ về cáo buộc buôn bán vật liệu hạt nhân trái phép.
Sao Việt 11/1: Kỳ Duyên khoe đường cong, Lương Thuỳ Linh rạng rỡ bên mẹ

Sao Việt 11/1: Kỳ Duyên khoe đường cong, Lương Thuỳ Linh rạng rỡ bên mẹ

Sao việt

06:31:12 11/01/2025
Hoa hậu Kỳ Duyên khoe đường cong nóng bỏng trong khung cảnh hoàng hôn lãng mạn, Hoa hậu Lương Thuỳ Linh cùng mẹ đi chụp ảnh áo dài đón Tết.
Lộ diện mỹ nam Han So Hee công khai thể hiện sự quan tâm hậu chia tay Ryu Jun Yeol

Lộ diện mỹ nam Han So Hee công khai thể hiện sự quan tâm hậu chia tay Ryu Jun Yeol

Sao châu á

06:28:01 11/01/2025
Mới đây mỹ nhân họ Han đã gửi xe cafe và đồ ăn nhẹ đến phim trường The Manipulated của D.O.. Chiếc xe này không chỉ phục vụ cafe, mà còn dán rất nhiều meme vui nhộn của thành viên EXO.
Kim Se Jeong 'hoán đổi cơ thể' với Kang Tae Oh

Kim Se Jeong 'hoán đổi cơ thể' với Kang Tae Oh

Hậu trường phim

06:14:41 11/01/2025
Mới đây, Kang Tae Oh và Kim Sejeong xác nhận sẽ đóng vai chính trong dự án phim sắp tới The moon flows in this river của đài MBC.
Phim Hàn 19+ lập kỷ lục 5 năm mới có 1 lần, nữ chính xinh như mộng còn có cảnh nóng gây sốc

Phim Hàn 19+ lập kỷ lục 5 năm mới có 1 lần, nữ chính xinh như mộng còn có cảnh nóng gây sốc

Phim châu á

06:12:23 11/01/2025
Hidden Face là bộ phim Hàn Quốc gắn mác 19+ làm mưa làm gió tại quê nhà thời điểm cuối 2024, đầu 2025. Phim ghi nhận hơn 1 triệu vé khi phát hành ở Hàn và hơn 4 triệu vé khi ra mắt trên thị trường quốc tế.
Xuân Son nói lời xúc động tại Cúp Chiến thắng

Xuân Son nói lời xúc động tại Cúp Chiến thắng

Sao thể thao

06:09:49 11/01/2025
Nguyễn Xuân Son chia xẻ xúc động khi làm nhân vật chính cho Hình ảnh, khoảnh khắc thể thao ấn tượng của năm tại gala Cúp Chiến thắng 2024.
Cách làm lẩu đuôi bò mềm ngon

Cách làm lẩu đuôi bò mềm ngon

Ẩm thực

06:00:54 11/01/2025
Lẩu đuôi bò là một món ăn ngon, bổ dưỡng và rất thích hợp để thưởng thức cùng gia đình, bạn bè mỗi dịp sum vầy tiệc tùng.
Khởi tố gần 20 đối tượng về tội gây rối trật tự công cộng

Khởi tố gần 20 đối tượng về tội gây rối trật tự công cộng

Pháp luật

05:57:30 11/01/2025
Trong nhóm, còn một đối tượng khác, tại thời điểm thực hiện hành vi, đối tượng này chưa đủ 16 tuổi, Cơ quan CSĐT đã áp dụng biện pháp ngăn chặn khác
'Khai rạp' đầu năm Ất Tỵ với 'Đèn âm hồn': Bộ phim tâm linh đậm chất văn hóa dân gian

'Khai rạp' đầu năm Ất Tỵ với 'Đèn âm hồn': Bộ phim tâm linh đậm chất văn hóa dân gian

Phim việt

22:40:28 10/01/2025
Phim điện ảnh Đèn âm hồn với những hình ảnh ma mị, kỳ bí đan xen với yếu tố văn hóa dân gian độc đáo chắc hẳn sẽ là lựa chọn thú vị để các khán giả yêu thích dòng phim tâm linh khai rạp đầu năm.
Jungkook: BTS sẽ đoàn tụ sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự

Jungkook: BTS sẽ đoàn tụ sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự

Nhạc quốc tế

22:25:47 10/01/2025
Năm 2025 là năm vô cùng đặc biệt với BTS và những người hâm mộ khi đánh dấu sự trở lại của đầy đủ 7 thành viên sau khi hoàn thành nghĩa vụ của mình.
Dương Edward bắt tay Nguyễn Minh Cường ra mắt EP Song Song

Dương Edward bắt tay Nguyễn Minh Cường ra mắt EP Song Song

Nhạc việt

22:22:59 10/01/2025
Dương Edward (phải) và nhạc sĩ Nguyễn Minh Cường cho biết, các ca khúc trong Song song sẽ lần lượt được ra mắt trong thời gian sắp tới