214 thầy cô được vinh danh trong 4 mùa Chia sẻ cùng thầy cô
Sau hành trình đến thăm và chia sẻ cùng các thầy cô giáo tại khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long, Ban tổ chức tiếp tục lên đường đến với các giáo viên tiêu biểu dạy học sinh dân tộc thiểu số ở Thái Nguyên, Bắc Kạn, Lạng Sơn.
Trong chuyến thăm lần này, chúng tôi đã được tìm hiểu và lắng nghe nhiều câu chuyện cảm động về tình thầy trò, tấm lòng yêu thương học trò vô bờ bến. Đặc biệt, chúng tôi cảm nhận được ý chí và nghị lực phi thường của các giáo viên ngày đêm bám bản, bám trường, bám lớp.
Để học sinh của mình biết viết thầy cô không quản ngại vất vả, cầm tay uốn từng nét một.
Mỗi ngày lên lớp, các thầy cô ấy vẫn luôn miệt mài với sự nghiệp trồng người, trở thành những “người hùng thầm lặng” nơi non cao, dẫu rằng hoàn cảnh gia đình của các thầy cô vẫn còn rất nhiều khó khăn, chật vật.
Mặc dù cho điều kiện thiếu thốn vẫn còn “bám chặt” lấy từng tấc đất tấc rừng, trình độ dân trí khu vực vẫn còn ít nhiều hạn chế, đâu đó vẫn còn tồn tại rào cản ngôn ngữ giữa thầy cô và học trò, suốt bao năm qua, các thầy cô vẫn sớm hôm miệt mài bên trang giáo án để tìm ra phương pháp giảng dạy, học tập mới sao cho thật gần gũi và hiệu quả đối với các em.
Ngoài giờ lên lớp, thầy cô còn không quản khó khăn, nhọc nhằn để trèo đèo, vào sâu, động viên các em dân tộc vượt qua hoàn cảnh của gia đình, vận động các em cùng các bạn đến trường mỗi ngày.
Video đang HOT
Những giờ học sinh thực của cô và trò.
Ở nơi non cao núi rừng bao vây, thiếu thốn đủ bề hơn bất cứ điều gì với tình yêu nghề, yêu trẻ chính là thứ tài sản quý giá nhất của các thầy cô có nó đã làm sáng bừng lên cả một vùng trời Đông Bắc, chạm sâu vào trái tim của các em học sinh ngây thơ, bé nhỏ, dẫn dắt các em đến với cánh cổng của tri thức, dạy các em hiểu được: “Học là cách duy nhất để thoát nghèo”.
Năm thứ 5 này, Ban tổ chức thực hiện tuyên dương 63 giáo viên tiêu biểu dạy học sinh dân tộc thiểu số trên khắp mọi miền đất nước.
Năm thứ 5 này, Ban tổ chức chương trình Chia sẻ cùng thầy cô thực hiện tuyên dương 63 giáo viên tiêu biểu dạy học sinh dân tộc thiểu số trên khắp mọi miền đất nước, mỗi điểm đến bất kể ai cũng cảm nhận được những tình cảm, sự chân thành của các thầy cô dành cho trẻ. Nếu không có tình yêu nghề, không có tình yêu với học sinh thì hiếm ai có thể vượt qua được những khó khăn tại nơi mái trường mình công tác.
Được biết, trong suốt 4 năm qua đã có 214 giáo viên được vinh danh đặc biệt hơn là nhiều chuyến đi thực tế như: năm 2015 thăm các thầy cô giáo cắm bản, năm 2016 thầy cô giáo công tác ở biển đảo, năm 2017 giáo viên mang quân hàm xanh vào năm 2017, và năm 2018 thăm giáo viên giáo dục đặc biệt.
Theo congly
Trường THCS Dân tộc nội trú Quan Sơn đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục
Được sự quan tâm của các cấp ủy đảng, chính quyền, hội phụ huynh cùng lòng yêu nghề, tâm huyết với sự nghiệp "trồng người" của đội ngũ cán bộ, giáo viên và tinh thần hiếu học của học sinh (HS), nhiều năm qua, Trường THCS Dân tộc nội trú Quan Sơn không ngừng vươn lên về mọi mặt, từng bước nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.
Một giờ học Tin học của học sinh Trường THCS Dân tộc nội trú Quan Sơn.
Là trường chuyên biệt, không chỉ dạy văn hóa mà còn là nơi nuôi dưỡng, chăm sóc HS con em đồng bào các dân tộc thiểu số. Do vậy, để nâng cao chất lượng dạy và học cũng như xây dựng nhà trường trở thành trung tâm giáo dục chất lượng cao của huyện, từ khi thành lập và đi vào hoạt động công tác tuyển chọn đầu vào luôn được nhà trường đặc biệt coi trọng với quan điểm "đúng đối tượng và ưu tiên chất lượng", xem đó là nền móng quyết định chất lượng giáo dục.
Năm học 2019-2020, toàn trường có 240 HS dân tộc thiểu số như Thái, Mường, Mông đến từ các xã trên địa bàn huyện. Các em đều học tập và sinh hoạt tập trung tại trường. Mặc dù phải xa gia đình, trong quảng thời gian học tập, rèn luyện, nhưng, với tinh thần thương yêu, giúp đỡ lẫn nhau, cùng với sự quan tâm chăm sóc, động viên của các thầy, cô giáo nên các em luôn thể hiện sự quyết tâm, nỗ lực cố gắng giành nhiều kết quả trong học tập và rèn luyện.
Xác định người thầy có vai trò then chốt trong việc nâng cao chất lượng giáo dục, nhiều năm qua, nhà trường luôn chú trọng xây dựng đội ngũ cán bộ, giáo viên vững về tư tưởng chính trị, giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ, tận tâm với nghề. Theo đó, hằng năm, nhà trường tạo điều kiện để cán bộ, giáo viên, nhất là giáo viên trẻ tham gia các lớp bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ. Đến nay, 100% cán bộ, giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn.
Đội ngũ nhân viên cấp dưỡng có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc, luôn bảo đảm đúng tiêu chuẩn, chế độ cho HS, hoàn thành tốt nhiệm vụ chăm sóc và nuôi dưỡng HS... Cùng với xây dựng đội ngũ, ban giám hiệu nhà trường tập trung chỉ đạo đổi mới, nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ/nhóm chuyên môn. Nội dung sinh hoạt tập trung vào việc nghiên cứu bài học; đổi mới phương pháp dạy học; việc kiểm tra, đánh giá chất lượng HS; xây dựng các chủ đề dạy học, dạy tích hợp liên môn; tăng cường thao giảng dự giờ, rút kinh nghiệm. Đặc biệt, ngoài các giờ học trên lớp, nhà trường chỉ đạo đoàn thanh niên, công đoàn... thường xuyên tổ chức các hoạt động ngoại khóa, văn hóa - văn nghệ, thể dục - thể thao, sinh hoạt nội trú và các hoạt động khác giúp HS có được tinh thần thoải mái sau mỗi giờ lên lớp.
Từ công tác chỉ đạo, xác định nhiệm vụ trọng tâm cũng như thực hiện tốt các phong trào thi đua, nhất là phong trào thi đua "dạy tốt, học tốt", nên chất lượng giáo dục đại trà, giáo dục mũi nhọn của nhà trường trong những năm qua không ngừng được nâng lên. Hàng năm, tỷ lệ HS khá, giỏi luôn đạt từ 45 đến trên 50%; tỷ lệ HS lên lớp đạt 100%... Kết thúc năm học 2018-2019, nhà trường có 50% HS có học lực khá, giỏi; 98,5% HS có hạnh kiểm khá, tốt. Tại các kỳ thi HS giỏi các môn văn hóa cấp huyện, nhà trường có 42 HS đạt giải, cấp tỉnh có 2 em đạt giải; tham dự kỳ thi khoa học - kỹ thuật, nhà trường cũng có 2 đề tài, dự án đạt giải cấp huyện và 1 đề tài, dự án đạt giải cấp tỉnh...
Trong cuộc thi "Em yêu lịch sử xứ Thanh", thi tìm hiểu 990 Danh xưng Thanh Hóa, HS nhà trường cũng đạt kết quả cao, tạo dấu ấn đối với cấp ủy, chính quyền và phụ huynh HS. Đây là kết quả của sự nỗ lực, cố gắng vươn lên của mỗi HS, của sự thương yêu, kèm cặp, chăm sóc tận tình của đội ngũ cán bộ, giáo viên nhà trường đối với các em HS. Thầy giáo Nguyễn Thanh Bình, hiệu trưởng nhà trường cho hay: Đó là kết quả của sự đoàn kết, thống nhất của tập thể sư phạm nhà trường trong thực hiện phương châm lấy sự tiến bộ của HS làm mục tiêu phấn đấu và là niềm vinh dự của mỗi giáo viên và nhà trường.
Đó cũng là kết quả của sự nỗ lực vươn lên của các em HS trong rèn luyện và học tập. Bên cạnh đó, những năm học qua, nhà trường luôn kiên quyết chấn chỉnh kỷ cương, nền nếp các hoạt động giáo dục; tập trung nguồn lực ưu tiên cho hoạt động chuyên môn, đồng thời, đổi mới công tác kiểm tra, khảo sát chất lượng. Yêu cầu mỗi giáo viên phải tìm phương pháp giảng dạy phù hợp với đặc điểm, nhận thức, tư duy của HS và làm sao để các em luôn nêu cao ý thức giữ gìn giá trị văn hóa dân tộc...
Từ kết quả đạt được, nhà trường tiếp tục tập trung đổi mới phương pháp dạy học, tạo chuyển biến về chất lượng giáo dục; chú trọng xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục. Cùng với đó, thực hiện có hiệu quả các cuộc vận động, phong trào thi đua của ngành gắn với việc rèn luyện phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống của mỗi cán bộ, giáo viên, nhân viên và các em HS. Đẩy mạnh công tác chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục đạo đức, kỹ năng sống cho HS, tích cực tổ chức các hoạt động tập thể, văn hóa, văn nghệ, thể dục - thể thao, qua đó, nâng cao hiệu quả giáo dục toàn diện cho HS.
Theo baothanhhoa
Phát triển giáo dục phù hợp với học sinh dân tộc Theo ông Nguyễn Văn Thêm - Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Bắc Giang: Ngành GD Bắc Giang đã có nhiều giải pháp để giữ vững phổ cập giáo dục chất lượng tốt ở vùng dân tộc thiểu số (DTTS). Dự giờ tiết học thư viện của cán bộ, GV các huyện Việt Yên, Lục Ngạn, Sơn Động ở Bắc Giang. Ảnh: Sở GD&ĐT...