2020 và 2016 là hai năm nóng nhất lịch sử
Năm 2020 cùng với năm 2016 được xác định là hai năm có thời tiết nóng nhất trong lịch sử, khép lại một thập kỷ với nhiệt độ cao kỷ lục do tác động của biến đổi khí hậu và hiện tượng Trái Đất ấm lên.
Người dân di chuyển dưới tiết trời nắng nóng ở Shizuoka, Nhật Bản ngày 16/8/2020. Ảnh: Kyodo/TTXVN
Nếu như năm 2016 được ghi nhận là năm nóng nhất trong lịch sử do chịu ảnh hưởng của hiện tượng El Nino, thì năm 2020 lại đi vào lịch sử là năm nóng kỷ lục mà không có tác động của hiện tượng El Nino và La Nina.
Theo báo cáo được Cơ quan Theo dõi biến đổi khí hậu của Liên minh châu Âu (EU – C3S) công bố ngày 8/1, xu hướng nền nhiệt toàn cầu không ngừng tăng lên khi thế giới ghi nhận 6 năm qua là những năm nóng nhất trong lịch sử.
Riêng trong năm 2020, nhiệt độ trung bình toàn cầu cao hơn 1,25 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp. Trong khi đó, Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu năm 2015 đề ra mục tiêu khống chế mức tăng nhiệt độ dưới 2 độ C và có thể đạt mức tăng 1,5 độ C nhằm tránh những tác động nặng nề nhất của biến đổi khí hậu.
Video đang HOT
Báo cáo dựa trên các dữ liệu vệ tinh của C3S cũng cho thấy trong năm qua, một số khu vực đã trải qua nền nhiệt cao vượt qua các mức nhiệt trung bình toàn cầu. Tháng 8 vừa qua, mức nhiệt ghi nhận tại Thung lũng Chết ở sa mạc Mojave, bang California (Mỹ), đã có thời điểm lên đến 54,4 độ C. Sau khi trải qua một mùa Thu và Đông ấm bất thường, châu Âu đã xác nhận 2020 là năm nóng nhất trong lịch sử khu vực, với nhiệt độ trung bình cả năm cao hơn 2,2 độ C so với mức tiền công nghiệp và hơn gần 0,5 độ C so với năm 2019 vốn từng được xem là năm nóng nhất tại “Lục địa Già”.
Băng trôi trên biển ngoài khơi Ny-Alesund, Na Uy. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Bắc Cực và Bắc Siberia có mức tăng nhiệt cao nhất, với nhiệt độ tại một số khu vực trung bình cao hơn 6 độ C so với nhiệt độ trung bình trong 30 năm qua. Khu vực này cũng trải qua một mùa cháy rừng bất thường, khi các vụ cháy rừng ở khu vực nằm ở Vòng Bắc cực trong năm 2020 đã giải phóng 244 triệu tấn CO2, tăng hơn 33% so với năm 2019. Biển băng tại Bắc Cực tiếp tục tan chảy, trong khi lượng băng hồi phục tại khu vực này liên tục ghi nhận mức thấp nhất trong tháng 7 và tháng 10/2020.
Các nhà khoa học cho biết báo cáo trên càng làm nổi bật sự cấp thiết phải nhanh chóng cắt giảm khí thải nhà kính trên khắp thế giới nhằm đạt mục tiêu đề ra trong Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu năm 2015. Giám đốc C3S Carlo Buontempo nhận định: “Năm 2020 nổi bật với sự nóng lên đặc biệt ở Bắc Cực và số lượng cơn bão nhiệt đới kỷ lục ở Bắc Đại Tây Dương… Đây cũng là lời nhắc nhở khác về sự cấp thiết của việc cắt giảm khí thải để ngăn chặn các tác động xấu đến khí hậu trong tương lai”.
Trong khi đó, ông Matthias Petschke, Giám đốc phụ trách chương trình không gian của Ủy ban châu Âu (EC), cho biết các hiện tượng thời tiết cực đoan trong năm 2020 và dữ liệu từ C3S cho thấy con người cần gấp rút hành động nhằm ngăn chặn tình trạng Trái Đất ấm lên.
Các nhà khoa học cho biết ngày càng có nhiều bằng chứng rõ ràng hơn cho thấy biến đổi khí hậu sẽ khiến các cơn bão, lũ quét, cháy rừng và các thảm họa thiên nhiên khác có sức tàn phá khốc liệt hơn. Tại Mỹ, chuyên gia khí tượng của Cơ quan Quản lý đại dương và khí quyển quốc gia Mỹ (NOAA) Adam Smith cho biết thiệt hại về người và vật chất đang tăng nhanh tại nước này do các hiện tượng thời tiết cực đoan. Theo ông, các thảm họa gây thiệt hại tổng cộng 16 tỷ USD trong 9 tháng đầu năm 2020 tại Mỹ, tương đương với các mức thiệt hại cao nhất được ghi nhận vào các năm 2011 và 2017.
Một báo cáo sơ bộ cho thấy 13 thảm họa thiên nhiên xảy ra trong năm qua đã khiến ít nhất 188 người thiệt mạng, gây thiệt hại kinh tế lên tới 46,6 tỷ USD. Dự kiến NOAA sẽ công bố báo cáo khảo sát thiệt hại trong năm 2020 do biến đổi khí hậu trong cùng ngày.
Người Trung Quốc hỏi mua bục phát biểu của Pelosi
Một số người Trung Quốc hỏi mua trên chợ đồ cũ Xianyu bục phát biểu của Chủ tịch Hạ viện Mỹ, vốn bị người biểu tình cuỗm đi trong bạo loạn.
Hình ảnh một người biểu tình Mỹ vẫy tay, tươi cười khi vác bục phát biểu của Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi sau khi xông vào tòa nhà quốc hội Mỹ hôm 6/1 đã được chia sẻ khắp thế giới.
"Tôi thực sự muốn mua bục phát biểu của Chủ tịch Hạ viện Mỹ, vì 'nó mang ý nghĩa lịch sử đặc biệt'. Làm ơn liên lạc với tôi nếu bạn muốn bán, tôi cam kết không mặc cả", một người dùng trên mạng Xianyu, trang thương mại điện tử tương tự eBay, viết khi đặt giá 99.999 tệ (15.450 USD) cho chiếc bục.
Một số người khác cũng hỏi mua, nhưng sau đó đều bị xóa link liên kết. Chiếc bục cũng được rao bán trên eBay với giá từ 440 đến 9,9 triệu USD.
Lời hỏi mua chiếc bục trong Hạ viện Mỹ trên trang bán đồ Xianyu của Trung Quốc. Ảnh: Global Times
Người dân sống tại Parrish, bang Florida, đã xác định người đàn ông trong ảnh là Adam Christian Johnson, 36 tuổi. Tuy nhiên, Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) chưa xác nhận anh này là nghi phạm ăn cắp chiếc bục.
Vụ bạo loạn do những người ủng hộ Tổng thống Donald Trump gây ra tại Đồi Capitol hôm 6/1 khiến 5 người chết, bao gồm một cảnh sát. Hơn 50 cảnh sát bị thương trong lúc làm nhiệm vụ, ít nhất 70 người bị bắt tối cùng ngày. Gần 1.500 vệ binh quốc gia đã được triển khai để hỗ trợ cảnh sát dẹp loạn.
Bất chấp nỗ lực gây rối, phiên họp kiểm phiếu đại cử tri cuối cùng vẫn hoàn thành vào 4h sáng 7/1, khi Phó tổng thống Mike Pence, với tư cách Chủ tịch Thượng viện, xác nhận Biden đắc cử tổng thống với 306 phiếu đại cử tri, bỏ xa 232 phiếu của Trump.
Iran nối lại hoạt động làm giàu urani 20% tại cơ sở hạt nhân chính Ngày 4/1, giới chức Iran tuyên bố nước này đã nối lại hoạt động làm giàu urani tại cơ sở hạt nhân Fordow. Ảnh chụp từ trên cao cơ sở hạt nhân Fordow của Iran. Ảnh: AP Theo Kế hoạch Hành động chung toàn diện, tên chính thức của thỏa thuận hạt nhân lịch sử mà Iran ký với nhóm P5 1 hồi...