2014: “gadgets” và smartphone và sự lệ thuộc
Tôi vốn là kinh tế gia từ thế hệ cũ, thường bị gọi trêu là nhóm lô tếch (low tech) – chậm về dùng công nghệ thông tin), nói nôm na là hay ngồi cầm bút trong những năm 1980 để viết xoá trên giấy rồi đưa cô thư ký đánh máy, sau lại hì hục chữa bản thảo nhất là khi làm những bảng số phải thay đổi nhiều lần.
Ngồi vào Desktop chắc sẽ thiếu tiện lợi so với các thiết bị thông minh ngày càng đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.
Sang đến những năm 1990, khi văn phòng trang bị cho cái máy vi tính đầu tiên, mới bị “ép” theo các bạn trẻ ngồi gõ nhưng dùng nó như một máy đánh chữ, nghĩa là vẫn viết tay bản thảo rồi tự đánh vào máy bằng lối mổ cò dùng hai ngón, thay vì đưa cho cô thư ký đánh nhanh và ít lỗi hơn. Chỉ có hấp dẫn hơn là được dùng Lotus 1-2-3 (tiền thân của Excel trong phần mềm Microsoft Office bây giờ) để tính toán nhanh và làm các bảng số in ngay ra thật gọn đẹp.
Video đang HOT
Ai cũng có smartphone trong vài năm tới?
Từ đó mà lân la thành “nghiện máy tính” và ngồi xuống để viết thẳng bằng máy, quen dần từ hồi nào không biết sau vài năm dùng, giống bọn con em nhỏ bây giờ là ngồi xuống không còn biết viết bằng tay lên giấy trắng, ngoài chuyện đơn giản là ký tên vào các mẫu đơn. Thói quen “tai hại” này bây giờ lại chuyển sang nghiện dùng máy tính bảng iPad kiểu to rồi kiểu mini, nằm đọc tin hay trả lời email thay vì dùng máy tính xách tay laptop như lúc trước. Trừ phi vào văn phòng cần đánh các báo cáo hay tính các bảng số.
Chưa hết thay đổi các thói quen cá nhân có tính “ì” trong thời buổi công nghệ biến đổi nhanh chóng. Ở Mỹ tôi là những kẻ sau cùng bỏ tiền ra mua một điện thoại di động kiểu rẻ nhất, vì vẫn quen dùng máy để bàn ở sở hay lúc về nhà, tuyệt đối ghét đem theo máy bỏ túi vì hay quên hay lơ đãng làm mất (đã mất ba cái điện thoại trong mười năm qua). Nhưng lúc đi công tác hay về thăm nhà ở Việt nam, mới thấy cái tiện dụng và tính cách “vật bất ly thân” của điện thoại di động. Từ các kiểu rẻ nhất trong nhiều năm, sau cùng cũng lây tính mê các “ gadgets” (đồ dùng điện tử) mới ra của nhóm trẻ như điện thoại, máy tính bàn, máy nghe nhạc iPod,… Và chiếc điện thoại thông minh (“smartphone”) đầu tiên của tôi vào dòng iPhone đắt tiền ngay do quà tặng, chứ chưa phải do mình tự mua lấy!
Đọc dự phóng tương lai về vai trò của điện thoại thông minh trong công nghệ và đời sống, tôi thấy bị thuyết phục ngay nhưng e rằng nhiều ứng dụng còn đến sớm hơn cho tuổi trẻ thanh niên ở Việt Nam ngay năm tới, nhất là với dân số 90 triệu người bây giờ tuổi trung bình là 24. Nhất là với dự báo của ngành điện thoại là các chiếc máy thông minh sẽ có giá quanh quẩn 1 triệu đồng trong 1 – 2 năm tới.
Dòng điện thoại ở giá thấp này sẽ bùng nổ ở xứ ta, nhất là với sự tràn ngập của các mạng xã hội ứng dụng đặc biệt ngoài Facebook hay Twitter trên máy tính, có thể tải miễn phí trên các điện thoại thông minh đơn giản, và máy tính bảng sử dụng phần mềm iOS (của Apple) và Android (của Google).
Kết nối nhiều sẽ biến đổi đời sống?
Thêm một tin chấn động giới sử dụng mạng xã hội mới đây là hãng SnapChat chuyên về chia sẻ hình ảnh chụp ngay tức thì hay video, mới được hai hãng Facebook và Google lần lượt trả giá mua tới 3 – 4 tỉ USD, nhưng vẫn còn từ chối và đợi giá cao hơn!
Như quảng cáo đang lan truyền của một hãng khác, VisiKard, mới ra bên Mỹ và sẽ có áp dụng vào Việt Nam từ đầu năm tới, chúng ta có thể tạo nhiều danh thiếp di động miễn phí trên mạng (hay Cards – hay theo cách viết riêng của hãng này là Kards) khác nhau, thích hợp với nhu cầu sử dụng mạng xã hội của mỗi cá nhân để kết nối kinh doanh hay cá nhân trong cộng đồng.
Người sử dụng có thể tìm nhà hàng, quán càphê, khách sạn hay những địa điểm giải trí theo bán kính từ gần đến xa ngay chung quanh nơi họ ở hay đang có mặt. Hay chia sẻ thông tin cùng bạn bè và những người xung quanh. Tuy nhiên cái mới là mỗi hoạt động trên VisiKard như kết bạn, gửi ảnh hay video (như của hãng Snapchat nêu trên) sẽ giúp người sử dụng tích điểm để đổi lấy phiếu quà tặng trong lâu dài.
Hơn nữa, người sử dụng có thể mua những phiếu quà tặng trực tuyến hay gửi tặng đến những người quen của mình, hay ngay cả dùng để chuyển tiền trong tương lai lúc được phép sử dụng.
Ngoài việc cung ứng các dịch vụ cá nhân, công nghệ mới này qua điện thoại hay máy tính bảng còn cung cấp hệ thống quản lý khách hàng trực tuyến cho các doanh nghiệp, một kênh tiếp thị trực tiếp hiệu quả giúp doanh nghiệp hiểu sâu hơn về khách hàng cũng như những hoạch định về chiến lược bán hàng trong tương lai. [1]
Tóm lại, cũng như các “gadgets” khác, điện thoại thông minh sẽ còn cung cấp tiện lợi và biến đổi đời sống hàng ngày của ta rất nhiều trong vài năm tới.
Theo SGTT.VN