2013: Sẽ sáp nhập, chia tách các trường ĐH
Thông tin được Bộ GD-ĐT cho hay, bộ sẽ dừng mở trường và ngành mới về Tài chính-ngân hàng, Kế toán, Quản trị kinh doanh và xem xét việc thành lập, sáp nhập hoặc chia tách các ĐH.
Xem xét sáp nhập, chia tách các ĐH
Báo cáo của Bộ GD-ĐT về công tác quy hoạch mạng lưới đào tạo năm 2013 nhấn mạnh sẽ không thay đổi số lượng các trường trực thuộc Bộ và ổn định chỉ tiêu của các trường. Bộ sẽ sớm bạn hành quyết định về việc xem xét thành lập, sáp nhập, chia tách các trường ĐH, trong đó có việc xem xét nghiên cứu đối với việc thành lập phân hiệu của các trường.
Hiện, Bộ đã trình Thủ tướng Chính phủ báo cáo rà soát, điều chỉnh quy hoạch mạng lưới các trường ĐH, CĐ để ban hành quyết định mới.
Theo Bộ GD-ĐT, từ nay đến năm 2015 chỉ giải quyết những hồ sơ, đề án thành lập trường đã có đồng ý chủ trương của Thủ tướng, không giải quyết việc thành lập mới các cơ sở đào tạo và giữ ổn định quy mô đến năm 2020.
Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận quả quyết không mở mới các trường, ngành về khối Quản trị kinh doanh, Tài chính-ngân hàng, Kinh tế và trường cũ xin mở nữa cũng không xem xét.
Tăng chỉ tiêu đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ
Video đang HOT
Bộ GD-ĐT cho biết, năm 2013 chỉ tiêu đào tạo tiến sĩ sẽ tăng từ 10 – 12% và chỉ tiêu thạc sĩ tăng 5%.
Cụ thể, năm 2013 chỉ tiêu đào tạo tiến sĩ là 1.350 (năm 2012 là 1.218 chỉ tiêu, đào tạo thạc sĩ là 27.000 (năm 2012 là 25.500 chỉ tiêu).
Thí sinh trong kỳ thi tuyển sinh ĐH-CĐ 2012.
Ông Nguyễn Ngọc Vũ, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch tài chính, Bộ GD-ĐT lý giải: Việc tăng quy mô đào tạo sau ĐH trong những năm gần đây phù hợp với xu hướng tập trung đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao và cũng phục vụ Đề án đào tạo 20.000 tiến sĩ vào năm 2020.
Trong năm 2013 tổng chỉ tiêu tuyển sinh của Bộ GD-ĐT với hệ ĐH chính quy là 133.000 chỉ tiêu; của bậc CĐ là 17.000 chỉ tiêu; của trung cấp chuyên nghiệp là 7.200 chỉ tiêu và tổng số ngân sách chi cho giáo dục đào tạo năm 2013 là trên 6.700 tỷ đồng.
Giảm chỉ tiêu ngành sư phạm
Về chỉ tiêu đào tạo giáo viên sư phạm, theo ông Vũ: Do tình trạng thừa giáo viên hiện nay nên chỉ tiêu sư phạm sẽ giảm dần so với chỉ tiêu sư phạm xác định trong năm 2012 và tiếp tục điều chỉnh giảm trong những năm tới trên cơ sở đánh giá lại thực trạng đội ngũ giáo viên hiện nay so với nhu cầu.
Chỉ tiêu đào tạo liên thong ĐH,CĐ tối đa bằng 20% chỉ tiêu đào tạo ĐH,CĐ chính quy. Chỉ tiêu đào tạo TCCN trong các ĐH tiếp tục giảm theo lộ trình giảm 20%/năm. Các trường thuộc dự kiến giảm chỉ tiêu trung cấp chuyên nghiệp với lộ trình nhanh hơn và chấm dứt đào tạo trung cấp trước 2017.
Theo VNN
Vẫn đào tạo mất cân đối
Các trường nên xác định và cân đối chỉ tiêu đào tạo gắn kết với nhu cầu thực tế của xã hội theo ngành nghề và trình độ đào tạo
Nhiều trường ĐH tại TPHCM vừa công bố chỉ tiêu tuyển sinh dự kiến cho kỳ tuyển sinh ĐH-CĐ năm 2013 với mức đăng ký chỉ tiêu bằng hoặc tăng so với năm 2012.
Khối kinh tế biến động
Trường ĐH Công nghệ Thực phẩm TPHCM tiếp tục đăng ký 4.800 chỉ tiêu. Dù khối kinh tế đã cắt giảm 90 chỉ tiêu so với năm ngoái nhưng 3 ngành quản trị kinh doanh, tài chính ngân hàng và kế toán vẫn chiếm 750 chỉ tiêu. Trường ĐH Nông Lâm TPHCM tăng 400 chỉ tiêu, kinh tế vẫn là khối ngành chiếm chỉ tiêu cao nhất khi có đến 900 chỉ tiêu (ngành kinh tế: 360, quản trị kinh doanh: 180, kinh doanh nông nghiệp: 100, kế toán: 200).
So với năm ngoái, khối ngành kinh tế được ĐH Nông Lâm đăng ký tăng thêm 250 chỉ tiêu. Trong khi đó, Trường ĐH Kinh tế TPHCM vẫn tiếp tục tuyển 4.000 chỉ tiêu, một số chuyên ngành của trường được tách riêng thành các ngành mới như marketing, kinh doanh quốc tế, kiểm toán...
Thí sinh dự thi vào ĐH Ngân hàng năm 2012. Ảnh: TẤN THẠNH
Như vậy, chỉ tiêu khối ngành kinh tế tại các trường vẫn áp đảo so với các ngành nghề khác. Tuy nhiên, ông Trần Anh Tuấn, Phó Giám đốc Thường trực Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động TPHCM, cho biết năm 2012, chỉ số người có nhu cầu tìm việc làm liên tục tăng, đặc biệt là các ngành liên quan đến kinh tế như kế toán (24,72%), nhân viên kinh doanh - marketing (10,57%), quản lý điều hành (6,28%), tài chính ngân hàng (2,66%).
Trong đó ngành tài chính - ngân hàng và kế toán - kiểm toán là những ngành nghề có nhiều biến động, số lượng người tìm việc làm luôn vượt so với nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp. "Tình trạng phân bố nhân lực không đồng đều giữa các khu vực kinh tế, ngành kinh tế tạo sự mất cân đối nhu cầu nhân lực và nhu cầu việc làm" - ông Tuấn nhận định.
Nhu cầu cao, tuyển ít
Hậu quả của việc mất cân đối ngành nghề hôm nay, một phần xuất phát từ việc phân bổ chỉ tiêu đào tạo bất hợp lý tại các trường ĐH nhiều năm qua. Theo thống kê của Bộ GD-ĐT, năm 2012, chỉ tiêu ngành nghề cụ thể bao gồm: kinh tế - tài chính - ngân hàng: 184.300 chỉ tiêu; nhóm ngành kỹ thuật công nghệ: 172.800; sư phạm: 54.600; khoa học tự nhiên - xã hội nhân văn: 51.800; nông lâm ngư: 43.200. Khối ngành kinh tế luôn được các trường ưu tiên dành nhiều chỉ tiêu, trong khi các ngành khác nhu cầu thực tế đang rất cần thì các trường vẫn chưa chú trọng việc mở rộng đào tạo.
Theo đăng ký mới nhất của các trường, khối ngành kỹ thuật, công nghệ tại hầu hết các trường chỉ tuyển 50-80 sinh viên/ngành. Nhiều chuyên gia nhận định các trường ngại mở rộng khối ngành kỹ thuật - công nghệ do đào tạo ngành này rất tốn kém khi phải đầu tư trang thiết bị, máy móc..., trong khi nhu cầu người học lại không cao. Thực tế, năm 2012, tại nhiều trường khối ngành kỹ thuật công nghệ chỉ tuyển được khoảng 50% so với chỉ tiêu. Các trường có truyền thống đào tạo ngành nông lâm ngư hoặc các ngành xã hội do việc tuyển sinh ngày càng khó khăn nên cũng chuyển hướng gia tăng chỉ tiêu các ngành kinh tế.
Theo quy hoạch phát triển nguồn nhân lực TPHCM giai đoạn 2011-2020, TP ưu tiên phát triển nhân lực cho những ngành có hàm lượng công nghệ cao, bảo đảm nhu cầu lao động chất lượng cao cho 9 ngành dịch vụ và 4 ngành công nghiệp chủ lực, gồm: cơ khí chế tạo chính xác và tự động hóa; điện tử và công nghệ thông tin; chế biến thực phẩm theo hướng tinh chế; hóa chất - hóa dược và mỹ phẩm. "Các trường cần xác định và cân đối chỉ tiêu đào tạo gắn kết với nhu cầu thực tế của xã hội theo ngành và trình độ đào tạo. Hạn chế việc đào tạo tự phát không bảo đảm chất lượng, gây tình trạng thừa thiếu lao động và gia tăng thất nghiệp" - ông Trần Anh Tuấn kiến nghị.
Theo người lao động
Hệ thống đào tạo CNTT quốc tế Thăng Long - Aptech và Thăng Long - Npower tuyển thẳng 750 SV năm 2012 Hệ thống đào tạo CNTT quốc tế Thăng Long - Aptech và Thăng Long - Npower thông báo tuyển thẳng 750 SV năm 2012. Thăng Long - Aptech & Thăng Long - Npower là cơ sở đào tạo CNTT Quốc tế trực thuộc Tập đoàn đào tạo CNTT APTECH Ấn Độ. APTECH là Tập đoàn đào tạo CNTT hàng đầu thế giới được...