2013: Ngưng mở ngành tài chính ngân hàng
Từ năm 2013, sẽ tạm dừng mở các ngành đào tạo đang thừa “đầu ra” như tài chính ngân hàng, quản trị kinh doanh, kế toán.
Thông tin trên được Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Vũ Luận cho biết tại cuộc họp về công tác thực hiện quy hoạch nguồn nhân lực và đào tạo theo nhu cầu xã hội diễn ra chiều 18/12 dưới sự chủ trì của Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân.
Cho tới nay, các Bộ, ngành đã tiến hành rà soát, sắp xếp lại nguồn nhân lực phù hợp hơn với ngành mình. Bộ trưởng Phạm Vũ Luận cho biết Bộ sẽ có khuyến cáo về những ngành nghề mà xã hội đang có nhu cầu lớn. Đồng thời, từ năm 2013, sẽ tạm dừng mở các ngành đào tạo đang thừa “đầu ra” như tài chính ngân hàng, quản trị kinh doanh, kế toán, đồng thời kiến nghị Thủ tướng Chính phủ không cho phép mở các trường đại học đào tạo các ngành này.
Theo kế hoạch trong năm 2013, để đào tạo nhân lực theo nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của các địa phương, Bộ Giáo dục và Đào tạo giao 1.400 chỉ tiêu cho một số cơ sở giáo dục để đào tạo cán bộ nguồn cho cán bộ tỉnh/thành phố của khu vực Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ. Trên cơ sở kết quả triển khai năm 2012, Bộ sẽ sơ kết đánh giá việc thực hiện tại các khuc vực này để rút kinh nghiệm và triển khai cho các năm tiếp theo.
Theo báo cáo của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, qua rà soát nhu cầu nhân lực cả nước, Bộ đã xác định được trong giai đoạn 2011-2015, mỗi năm cần phải bổ sung khoảng 1,86 triệu lao động đã qua đào tạo nghề; giai đoạn 2016-2020 bổ sung khoảng 2,18 triệu lao động.
Bộ sẽ ban hành khung trình độ đào tạo nghề quốc gia nhằm cải thiện chất lượng và và nâng cao hiệu quả đào tạo nghề; đảm bảo việc so sánh và công nhận quốc tế về văn bằng, chứng chỉ nghề, công nhận kỹ năng nghề của người lao động Việt Nam trên thị trường lao động quốc tế.
Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân yêu cầu trong năm 2013, từng Bộ, ngành cần tổ chức hội nghị chuyên đề để thảo luận về công tác quy hoạch và phát triển nhân lực, nhân lực trình độ cao. – Ảnh: VGP/Từ Lương
Thảo luận về các giải pháp để công tác quy hoạch nhân lực được vận hành có hiệu quả vào năm 2013, các Bộ ngành đề xuất trong thời gian tới, Chính phủ chỉ đạo và hướng dẫn các địa phương thành lập các hội đồng phát triển nhân lực có sự tham gia của các sở ngành, doanh nghiệp, cơ sở đào tạo trên địa bàn.
Video đang HOT
Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội lập kế hoạch kiểm tra một số địa phương, Bộ ngành và một số tập đoàn kinh tế lớn về công tác thực hiện quy hoạch phát triển nhân lực, đào tạo theo nhu cầu xã hội để rút kinh nghiệm trong chỉ đạo.
Cùng với đó, tổ chức hội nghị bàn về công tác thông tin thị trường lao động, dự báo nhu cầu nhân lực, nhu cầu đào tạo để có sự phân công phối hợp hiệu quả của một số trung tâm dự báo thuộc các bộ ngành có liên quan và chỉ đạo thu thập, xử lý thông tin từ trung ương đến địa phương và ngay trong một ngành kinh tế…
Sớm xây dựng khung trình độ đào tạo quốc gia
Phát biểu tại buổi làm việc, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đánh giá các Bộ, ngành, địa phương đã cơ bản phê duyệt được quy hoạch nhân lực. Phó Thủ tướng đề nghị trước ngày 25/12/2012, Bộ Tài chính hoàn thành hướng dẫn về cơ chế tài chính làm cơ sở để các bộ ngành triển khai việc quy hoạch nhân lực.
Các Bộ, ngành nên thành lập Vụ chuyên ngành để phát triển quy hoạch nhân lực và phát triển khoa học công nghệ. Phó Thủ tướng lưu ý, phải hiểu cơ quan chuyên lo nhân lực cho các Bộ là cơ quan phát triển nhân lực cho ngành đó trên cả nước. Các Bộ, ngành cần tính toán để có đủ khả năng để thực hiện tốt nhiệm vụ này.
Trong năm 2013, từng Bộ, ngành cần tổ chức hội nghị chuyên đề để thảo luận về công tác quy hoạch và phát triển nhân lực, nhân lực trình độ cao để cụ thể hóa nhiệm vụ mà mỗi Bộ, ngành đã phê duyệt.
Các Bộ chủ quản quản lý các trường đào tạo cần có kế hoạch triển khai đánh giá về chất lượng đào tạo. Đồng thời trong quý 1/2013, các Bộ cần phải khẩn trương phê duỵệt quy hoạch nhân lực các trường đào tạo.
Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, xây dựng đề án xây dựng khung trình độ quốc gia, trình Thủ tướng ban hành trong quý 3/2012.
Tháng 6/2013, Bộ Giáo dục và Đào tạo trình đề án giải quyết việc làm cho sinh viên đã tốt nghiệp đại học chưa có việc làm. Đồng thời, đề xuất cơ chế để các trường chủ động tuyển sinh phù hợp.
Đối với học sinh được đào tạo ở nước ngoài, Bộ Giáo dục và Đào tạo lập website giúp các sinh viên tốt nghiệp đại học, thạc sỹ tham gia đăng ký thông tin tìm việc làm trong nước để các cơ quan đơn vị doanh nghiệp lựa chọn.
Phó Thủ tướng cũng yêu cầu sớm sơ kết việc thực hiện thí điểm đào tạo nhân lực cho khu kinh tế Vũng Áng.
Bộ Giáo dục và Đào tạo có báo cáo chung về tình hình triển khai về đào tạo nhân lực năm 2012 và kế hoạch năm 2013 để có báo cáo cụ thể với Chính phủ trong tháng 1/2013.
Theo Từ Lương (Chinhphu.vn)
Đại học Tây Đô kiên trì đào tạo theo nhu cầu xã hội
Đại học (H) Tây ô được thành lập theo Quyết định số 54/2006/Q-TTg ngày 9/3/2006 của Thủ tướng Chính phủ, là đại học tư thục đầu tiên của vùng đồng bằng sông Cửu Long.
Trường xác định mục tiêu đào tạo theo nhu cầu xã hội, đặt chất lượng đào tạo lên hàng đầu, phấn đấu trở thành một đơn vị đào tạo, nghiên cứu khoa học và cung cấp sản phẩm đào tạo chất lượng cao. H Tây ô được Bộ Giáo dục và ào tạo giao đào tạo những ngành trọng điểm của vùng theo yêu cầu chuyển dịch kinh tế và những ngành xã hội có nhu cầu, thuộc các lĩnh vực ưu tiên, như dược, điều dưỡng, công nghệ thực phẩm, du lịch, xây dựng công trình, tin học, kỹ thuật điện - điện tử, nuôi trồng thủy sản, ngoại ngữ, Việt Nam học, tài chính - ngân hàng, kế toán, quản trị kinh doanh - marketing...
ổi mới để khẳng định mình trong thời gian ngắn nhất
Trong sáu năm qua, H Tây ô đã có nhiều nỗ lực, xác định chất lượng đào tạo là nhiệm vụ trọng tâm, vận dụng các nguồn lực cho công tác đầu tư xây dựng, tuyển dụng nhân sự phục vụ công tác đào tạo, quản lý hoạt động của trường. Kết quả đạt được đã bước đầu đáp ứng nhu cầu học tập hiện tại của sinh viên và vượt lộ trình cam kết khi thành lập trường. Bằng nhiều nỗ lực cố gắng vượt bậc của mình, trường đã tổ chức lễ khánh thành khối nhà học chính ngoài các hạng mục khối nhà chữ U, phòng học, khu hiệu bộ, thư viện, phòng thí nghiệm đã được đưa vào sử dụng vào năm 2007. Cuối năm 2009, toàn bộ các lớp học, phòng làm việc, thực hành, thí nghiệm... đã tập trung về một địa điểm: khu vực Thạnh Mỹ, phường Lê Bình, quận Cái Răng. Kể từ đó, các hoạt động của trường đã được chủ động và dần đi vào ổn định. Hiện tại, trường đã có đầy đủ các phòng học, phòng thực hành, phòng thí nghiệm phục vụ việc đào tạo hơn 15.000 sinh viên học tập, nghiên cứu.
Thực hiện chương trình hành động đổi mới quản lý giáo dục đại học, H Tây ô cụ thể hóa kịp thời các văn bản quy phạm pháp luật về giáo dục đại học mới ban hành phù hợp tình hình thực tế của trường. Qua triển khai chương trình hành động về đổi mới quản lý giáo dục đại học giai đoạn 2010-2012, trường luôn nhận được sự hướng dẫn cụ thể và quan tâm chỉ đạo của Bộ Giáo dục và ào tạo. Cùng với phát triển quy mô giáo dục đại học phải đi đôi với bảo đảm và nâng cao chất lượng đào tạo, trường xác định việc đổi mới quản lý giáo dục là khâu đột phá, làm tiền đề triển khai hệ thống các giải pháp đồng bộ để nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục đại học.
Cũng thông qua triển khai chương trình hành động đổi mới quản lý giáo dục, H Tây ô đã tổ chức kiểm tra việc đánh giá năng lực giảng dạy của giảng viên theo kế hoạch hai lần/năm, phê duyệt kế hoạch bồi dưỡng hằng năm và tổ chức thực hiện kế hoạch cho sinh viên nhận xét giảng viên, giảng viên đánh giá lãnh đạo và cán bộ quản lý các cấp trong trường. Trường quy định cán bộ giảng dạy phải soạn bài giảng trước khi lên lớp và thực hiện giáo trình điện tử lưu tại thư viện để thuận lợi cho việc tiếp cận và tham khảo của cán bộ, giảng viên và sinh viên. Hiện nay, tất cả các giảng viên cơ hữu của trường đều có tập bài giảng môn học để giảng dạy và cung cấp tài liệu cho sinh viên, học sinh.
Tự đánh giá và để xã hội đánh giá
Xác định mục tiêu đào tạo theo nhu cầu xã hội, đặt chất lượng đào tạo lên hàng đầu, ngay từ khi thành lập và đi vào hoạt động tuyển sinh, H Tây ô luôn nhất quán trong việc thực hiện chuẩn đầu ra các ngành đào tạo, nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên, đổi mới quy chế đánh giá và cho phép mở ngành tuyển sinh. Quan trọng nhất là việc thực hiện kiểm định chất lượng giáo dục để xác nhận mức độ đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng giáo dục, làm cơ sở cho người học chọn trường, nhà tuyển dụng tuyển chọn nhân lực.
iều quan trọng là nhà trường có chương trình hành động cụ thể để thực hiện các nội dung trên một cách thiết thực, đạt hiệu quả cao. Hoàn chỉnh chương trình đào tạo, đẩy mạnh đào tạo theo nhu cầu xã hội, thúc đẩy H Tây ô phải thực hiện hàng loạt các giải pháp cụ thể, đồng bộ và mang tính khả thi.
Trước nhất, sau mỗi học kỳ và vào lần họp định kỳ hằng năm, Phòng ào tạo, Hội đồng khoa học các khoa, Hội đồng khoa học và đào tạo trường tiến hành rà soát, sửa đổi chương trình đào tạo để có một chương trình tiên tiến, linh hoạt trên cơ sở chương trình khung của Bộ Giáo dục và ào tạo, chú trọng việc đào tạo các kỹ năng ngoại ngữ, tin học, trang bị các kỹ năng mềm (giao tiếp, soạn thảo văn bản,...) cho học sinh, sinh viên, lấy sinh viên, học sinh làm trọng tâm trong công tác dạy và học. Chương trình đào tạo phải được thẩm định từ hai phía: nơi đào tạo sinh viên và nơi sử dụng sinh viên tốt nghiệp. Chuẩn hóa và nâng cao chất lượng chương trình đào tạo, tham khảo các chương trình tương tự của các trường tiên tiến trong và ngoài nước; xây dựng giáo trình nội bộ. Phòng Công tác chính trị và Quản lý học sinh, sinh viên, Trung tâm Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục thống kê tình hình sinh viên tốt nghiệp và có việc làm sau tốt nghiệp. Tổ quan hệ doanh nghiệp chủ trì, phối hợp các phòng, ban, khoa, trung tâm lập kế hoạch đẩy mạnh hoạt động kết nối với doanh nghiệp: ký các bản ghi nhớ hợp tác, mời lãnh đạo các đơn vị tham gia giảng dạy, góp ý chương trình đào tạo, đào tạo theo đặt hàng của doanh nghiệp; làm việc với các doanh nghiệp có sử dụng lao động là sinh viên tốt nghiệp của trường để lấy ý kiến phản hồi về chất lượng đào tạo; tổ chức các hội thảo với các doanh nghiệp; đề nghị tài trợ học bổng, tạo điều kiện tham quan thực tế, thực tập cho sinh viên và cung cấp nguồn nhân lực cho doanh nghiệp, phát triển tổ quan hệ doanh nghiệp thành Trung tâm quan hệ doanh nghiệp, bên cạnh phối hợp cùng Trung tâm giới thiệu việc làm Cần Thơ tổ chức hội chợ việc làm nhằm tạo cơ hội việc làm cho sinh viên sau khi ra trường. Bên cạnh đó, nhà trường tăng cường phối hợp với đơn vị sử dụng lao động, lắng nghe thông tin phản hồi của đơn vị sử dụng lao động, nhu cầu nguồn nhân lực đối với ngành nghề đào tạo, nhờ vậy công tác đào tạo tiếp cận với thực tiễn và đáp ứng nhu cầu xã hội.
H Tây ô khá linh hoạt trong việc tranh thủ sự giúp đỡ của các cơ quan, ban, ngành thành phố Cần Thơ đối với việc phát triển cơ sở vật chất - kỹ thuật, giữ gìn an ninh trật tự, xây dựng môi trường văn hóa; sự quản lý sâu sát về chuyên môn của lãnh đạo Bộ Giáo dục và ào tạo. ảng ủy và Ban giám hiệu đã phối hợp chặt chẽ, chỉ đạo tích cực các cuộc vận động như "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh"; "Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo"; "Hai không".
Nhà trường đã có văn bản, kế hoạch triển khai rộng khắp trong đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý và sinh viên, học sinh. Kết quả, thực tế dạy và học trong nhà trường có sự chuyển biến rõ rệt về nhận thức, xây dựng tập thể, đơn vị đoàn kết vững mạnh. Bên cạnh đó, các cuộc vận động trên có vai trò tích cực trong việc chống tiêu cực, khắc phục bệnh thành tích; mỗi thầy giáo, cô giáo phấn đấu là một tấm gương cho sinh viên; sinh viên phấn đấu học thực chất, học để làm việc. Tất cả những việc làm trên nhằm khẳng định quyết tâm xây dựng H Tây ô thành một cơ sở đào tạo có uy tín khu vực đồng bằng sông Cửu Long trong thời gian sớm nhất.
Tư liệu: Đại học Tây Đô
Theo Infonet
Ngành Tài chính Ngân hàng vẫn là lựa chọn số 1 của học sinh TPHCM Theo khảo sát nhu cầu học nghề của học sinh tại các trường THPT trên địa bàn TPHCM năm 2012, ngành nghề Tài chính Ngân hàng đứng đầu trong các lựa chọn của học sinh cuối cấp, chiếm tỉ lệ 33,52%. Theo Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động TPHCM (Falmi), các ngành nghề có...